∗ Đánh giá kế hoạch doanh thu từ năm trong những năm đầu thực hiện dự
án không khả thi do dự kiến tiến độ thi cơng dự án chưa chính xác, làm ảnh hưởng đến việc tính tốn dịng tiền của dự án, từ đó làm sai lệch các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án.
∗ Khi thẩm định tài chính dự án, cán bộ tín dụng thường chấp nhận dự toán của chủ đầu tư đưa ra trong dự án mà chưa đánh giá một cách toàn diện, do vậy ở một số dự án khi đi vào thực hiện đã bộc lộ nhiều khó khăn do thiếu vốn.
∗ Phân tích độ nhạy, yếu tố rủi ro, đặc biệt là khi xác định thời gian thu
hồi vốn đều ít tính đến hệ số chiết khấu hoặc tính chưa đúng tỷ lệ chiết khấu.
Thứ hai: Cán bộ thẩm định cịn bất cập về trình độ nghiệp vụ, kiến thức, chưa
được huấn luyện tốt về kỹ năng thẩm định.
Do yêu cầu của công tác tổ chức, trong năm qua, một số cán bộ làm cơng tác tín dụng lâu năm, có kinh nghiệm thun chuyển, nhận cơng tác mới và một số cán bộ mới được tăng cường về các phòng ban khác. Tuy đã được học ở các trường đại học, cao đẳng, được theo học các lớp tập huấn và tự trau dồi kiến thức để theo kịp sự phát triển về nghiệp vụ ngân hàng cũng như những đòi hỏi ngày càng phức tạp trong công tác thẩm định nhưng quá trình thẩm định chưa được thực hiện theo đúng bài bản, chưa tuân thủ đúng nội dung quy trình thẩm định. Điều đáng lưu ý là thiếu sự quan tâm tới các giả định của số liệu nêu trong dự án mà chỉ lắp số liệu đó vào cơng thức để tính tốn. Có thể nói rằng cán bộ thẩm định của ngân hàng lấy thông tin chủ yếu từ khách hàng và nguồn dự kiến của ngân hàng mà chưa tham khảo được thông tin từ các dự án tương tự hoặc từ nguồn thông tin các nhà cung cấp và đối tác của khách hàng.
Thứ ba: Thơng tin, số liệu làm căn cứ tính tốn, thẩm định, nhất là thẩm định tài
chính chưa đầy đủ, thiếu chính xác dẫn đến khó đánh giá hay đánh giá sai về khách hàng, về hiệu quả kinh tế - xã hội và tính khả thi của dự án.
Pháp lệnh kế toán, thống kê chưa được thực hiện nghiêm túc. Việc hạch tốn của doanh nghiệp nhiều khi khơng đúng thực chất và chưa có chế độ kiểm tốn bắt buộc nên rất khó đánh giá thực trạng khả năng tài chính, tình hình thanh tốn, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, việc hạch tốn khơng được cập nhật, doanh nghiệp chỉ có bảng cân đối tài khoản hay lập quyết tốn theo tháng, q thậm chí 6 tháng một lần nên số tài liệu cung cấp cho ngân hàng không kịp thời, thường là lạc hậu so với hiện tại.
Đối với khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, một số doanh nghiệp tư nhân thường lên đồng thời hai bảng cân đối lỗ - lãi riêng. Để đối phó với cơ quan thuế, doanh nghiệp thường sử dụng bảng cân đối lỗ để chịu thuế thấp. Nhưng ngược lại, để có cơ sở vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp tư nhân thường sử dụng bảng cân đối lãi để tạo ra tình hình tài chính lành mạnh, do đó tạo ra sự khơng chính xác trong thơng tin làm ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định.
Bên cạnh số liệu lịch sử về doanh nghiệp thiếu chính xác, số liêụ nêu trong các bảng báo cáo khả thi hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật cũng ở tình trạng như vậy. Trong đó, các con số dự kiến về cân đối thu chi, về khả năng tiêu thụ thường là ước tính, chưa mang tính khoa học cao nhất là áp dụng phương pháp tốn học để tính tốn, từ đó, kết quả tính tốn các chỉ tiêu điểm hoà vốn, NPV, IRR và mốc để so sánh các chỉ tiêu đi cùng chưa chính xác.
Thứ tư: Cơ sở vật chất tại ngân hàng phục vụ cho cơng tác thẩm định cịn thiếu
việc hệ thống hố thơng tin và tính tốn các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án. Điều kiện vật chất cung cấp cho các cán bộ thẩm định trong q trình làm việc cịn chưa đạt u cầu. Hầu như chưa có cán bộ nào được trang bị máy tính xách tay trong q trình đi cơng tác do đó hạn chế trong việc xử lý thơng tin và phân tích dự án.
Thứ năm: Các hệ thống quy trình nghiệp vụ mặc dù đã được triển khai nhưng
việc áp dụng cịn có những thiếu sót, bất cập dẫn đến hiệu quả hạn chế.