Những khó khăn của GV khi vận dụng một số PPDH tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn thông qua dạy học tích hợp các chủ đề chương alkane – hóa học 11 – trung học phổ thông (Trang 36 - 91)

STT Khó khăn Mức độ khó khăn Tổng Nhiều khó khăn Khó khăn Ít khó khăn Khơng khó khăn 1 Các PPDH tích cực (DHTH, DH Webquest, DHDA) cần đầu tư nhiều thời gian và công sức để thiết kế kế hoạch dạy học.

10 6 3 1 20

2

HS chưa tự giác, lười tư duy, ít sáng tạo, trình độ hạn chế.

4 2 6 2 20

3

Tâm lí đã quen với cách dạy thông thường, ngại thay đổi.

3 5 5 7 20

4

Bản thân chưa được tập huấn thường xuyên nên cảm thấy lúng túng trong việc thiết kế giáo án và triển khai các hoạt động theo PPDH tích cực

10 5 4 1 20

5

Nội dung bài học, hình thức thi cử, thời gian dạy học giới hạn, cần dạy nhanh để kịp chương trình.

6 6 5 3 20

Trang thiết bị, phương tiện, điều kiện dạy học còn

6 thiếu thốn, chưa đáp ứng đủ cho các hoạt động DH.

6 5 6 3 20

7 Những khó khăn khác... 0 0 0 0 0

Việc triển khai vận dụng các PPDH (DHTH, DH Webquest, DHDA) trong thực tiễn dạy học Hóa học nhằm phát triển NL VDKTHH vào thực tiễn cho HS chưa được thực hiện thường xuyên là do những khó khăn đến từ cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Có nhiều nguyên nhân gây khó khăn trong việc áp dụng các PPDH tích cực, trong đó phải kể đến ba nguyên nhân sau: “Các PPDH tích cực trên tốn nhiều thời gian và công sức để đầu tư thiết kế”, “Bản thân cảm thấy lúng túng trong việc thiết kế giáo án và triển khai các hoạt động theo PPDH tích cực” và “Cơ sở vật chất thiếu thốn không đáp ứng cho PPDH này” là ba nguyên nhân chủ yếu hạn chế việc áp dụng các phương pháp đó vào thực tế giảng dạy. Qua đây có thể thấy rằng GV chưa thực sự hiểu hết được bản chất của các PPDH tích cực trên và cách thức áp dụng nhằm phát triển NL VDKTHH vào thực tiễn cho HS vào bài học cụ thể; vì thế GV thường dẫn đến tâm lí e ngại, chưa sẵn sàng áp dụng các PPDH mới này. Ngồi ra cịn nhiều ngun nhân khác cũng gây những trở ngại nhất định, điều này cho thấy GV chịu nhiều áp lực về thành tích thi cử, thời gian quy định cho một tiết học và việc tạo điều kiện cho đổi mới dạy học ở cơ sở còn chưa tốt. Vì thế, việc xây dựng quy trình thực hiện, thiết kế một số giáo án tiêu biểu là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực giúp GV có hình dung rõ hơn về các PPDH này.

1.6.3.2 Kết quả điều tra học sinh

* Mức độ u thích mơn Hóa học của HS THPT

Bảng 1.7. Mức độ u thích mơn Hóa học của HS THPT

Mức độ HS

Rất thích Thích Bình thường Khơng thích

Số lượng 30 45 55 70

Biểu đồ 1.4. Mức độ u thích mơn Hóa học của HS THPT 15 15 22.5 27.5 35 Rất thích Thích Bình thường Khơng thích

* Mức độ hứng thú của HS khi được học theo các PPDH tích cực

Bảng 1.8. Mức độ hứng thú của HS đối với các PPDH tích cực

Mức độ HS

Rất thích Thích Bình thường Khơng thích

Số lượng 35 65 65 35

Biểu đồ 1.5. Mức độ hứng thú của HS đối với các PPDH tích cực

* Nhận thức của HS về mức độ cần thiết của việc phát triển năng lực VDKTHH vào thực tiễn

Bảng 1.9. Mức độ cần thiết của việc phát triển năng lực VDKTHH vào thực tiễn

Mức độ HS

Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Khơng cần thiết

Số lượng 80 75 30 15

Biểu đồ 1.6. Mức độ cần thiết của việc phát triển năng lực VDKTHH vào thực tiễn

Kết quả điều tra cho thấy có tới 35% HS khơng thích học mơn Hóa học, trong khi số lượng HS u thích là 22.5% (biểu đồ 1.4), một phần do phương pháp học tập mà GV thường sử dụng trong các giờ học. Đa phần HS nhận thức được tầm quan trọng của các PPDH tích cực và hứng thú khi được học (17,5% rất thích, 32,5% thích, biểu đồ 1.5). Nhiều HS có ý thức học tập và thấy cần thiết để hình thành và phát triển NL VDKTHH vào thực tiễn, cụ thể các mức độ là rất cần thiết 40%, cần thiết 37.5% (biểu đồ 1.6), tuy nhiên vẫn còn hơn 20% HS chưa nhận thức được tầm quan trọng của NL này. Những kết quả trên đặt ra một vấn đề là làm thế nào để vận dụng các PPDH để tích cực hóa hoạt động của HS nhằm phát triển NL VDKTHH vào thực tiễn đồng thời giúp các em rèn luyện những kĩ năng, phát huy tiềm năng cá nhân một cách hiệu quả.

Tiểu kết chương 1

Trong chương này chúng tơi đã trình bày một số vấn đề cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài đó là:

- Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề.

- Trình bày một số xu hướng đổi mới PPDH hiện nay ở Việt Nam.

- Trình bày tổng quan cơ sở lí luận về NL, NL VDKTHH vào thực tiễn, DHTH, DH Webquest và DHDA trong DHHH ở trường THPT. Chúng tôi đã tiến hành điều tra, đánh giá thực trạng việc phát triển NL VDKTHH vào thực tiễn cho HS, việc sử dụng các một số PPDH tích cực: DHTH, DH Webquest và DHDA tại một số trường THPT ở Bắc Ninh nhằm đánh giá tính thiết thực, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.

Những nội dung trên là cơ sở lí luận và thực tiễn để chúng tôi triển khai việc áp dụng các phương pháp DHTH, DH Webquest và DHDA trong dạy học chương Alkane - Hoá học 11 nhằm phát triển NL VDKTHH vào thực tiễn cho HS, sẽ được trình bày cụ thể trong chương 2.

CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP CHƯƠNG ALKANE NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC

HÓA HỌC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH

2.1 Phân tích nội dung kiến thức và cấu trúc chương Alkane

2.1.1 Mục tiêu chương Alkane - Hóa học 11

Dựa vào yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể 12/2018, chúng tôi xác định mục tiêu daỵ học trong chương Alkane theo định hướng phát triển năng lực cho HS như sau:

2.1.1.1 Kiến thức

- Nêu khái niệm về alkane, nguồn alkane trong tự nhiên, công thức chung của alkane.

- Trình bày quy tắc gọi tên theo danh pháp thay thế; áp dụng gọi tên cho một số alkane (C1-C10) mạch không phân nhánh và một số alkane mạch nhánh chứa không quá 5 nguyên tử C.

- Trình bày và giải thích đặc điểm về tính chất vật lí( nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sơi, tỉ khối, tính tan) của một số alkane.

- Trình bày được đặc điểm về liên kết hóa học trong phân tử alkane, hình dạng phân tử của methane, ethane, phản ứng thế, cracking, reforming, phản ứng oxi hóa hồn tồn, phản ứng oxi hóa khơng hồn tồn.

- Thực hiện thí nghiệm: cho hexane vào dung dịch thuốc quỳ tím, cho hexane tương tác với nước brom ở nhiệt độ thường và khi đun nóng( hoặc chiếu sáng), đốt cháy hexane; quan sát, mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hóa học của alkane.

- Trình bày các ứng dụng của alkane trong thực tiễn và cách điều chế alkane trong công nghiệp.

- Trình bày một trong các nguyên nhân gây ơ nhiễm khơng khí là do các chất trong khí thải của các phương tiện giao thơng; hiểu và thực hiện được một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao thông gây ra.

2.1.1.2 Kĩ năng

- Viết được các phản ứng xảy và gọi tên các sản phẩm.

- Rèn luyện kĩ năng viết CTCT , lập CTPT và viết các phương trình hóa học có chú ý đến quy luật thế và alkane.

- Rèn luyện kĩ năng thực hành với các hợp chất hữu cơ.

- Rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm với một lượng nhỏ hóa chất , đảm bảo an tồn, chính xác và thành cơng.

- Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an tồn, thành cơng các thí nghiệm. - Viết tường trình thí nghiệm.

2.1.1.3 Thái độ

- HS có lịng tin về khoa học .

- HS hứng thú và u thích mơn học .

- Có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh và nguồn tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lí.

2.1.1.4 Các năng lực hướng tới

- Năng lực thực nghiệm.

- Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học.

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.

2.1.2 Nội dung chương Alkane

Bài 33: Alkane: khái niệm, danh pháp, đồng đẳng, đồng phân. Bài 34: Alkane: cấu trúc phân tử và tính chất vật lí.

Bài 35: Alkane: tính chất hóa học, nguồn gốc, ứng dụng.

Bài 38: Thực hành phân tích định tính: điều chế và tính chất của methane.

2.2 Nguyên tắc và quy trình xây dựng chủ đề dạy học tích hợp

2.2.1 Nguyên tắc lựa chọn nội dung tích hợp ở trường phổ thơng

Theo tài liệu tập huấn “Dạy học tích hợp ở trường Trung học cơ sở và Trung học

phổ thông” của Bộ GD – ĐT [6], việc lựa chọn nội dung tích hợp ở trường phổ thông cần theo các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Đảm bảo mục tiêu giáo dục hình thành và phát triển năng lực cần thiết cho người học

Nội dung DHTH được chọn phải đảm bảo yêu cầu đầu tiên là đáp ứng được mục tiêu của DHTH, hướng tới việc phát triển năng lực cho người học, đặc biệt là năng lực GQVĐ. Có hai con đường logic để lựa chọn nội dung trong DHTH:

- Con đường thứ nhất ứng với cách tiếp cận nội dung. Chương trình SGK hiện hành của chúng ta có nội dung đã được thiết kế sẵn không theo định hướng phát triển năng lực. Vì vậy, cần biến đổi nội dung đó để soạn thảo theo mục tiêu phát triển năng lực riêng lẻ cụ thể. Tiếp đó, soạn mục tiêu tích hợp tức là mục tiêu tổng hợp các năng lực riêng lẻ đã đạt được ở một thời đoạn nhất định như kết thúc một năm học, cả cấp học. Sơ đồ logic con đường này như sau: Nội dung → Các năng lực riêng lẻ ứng với mục tiêu cụ thể → Năng lực ứng với mục tiêu kết thúc một thời đoạn.

- Con đường thứ hai ứng với tiếp cận phát triển năng lực. Con đường này ngược chiều với con đường thứ nhất. Sơ đồ logic của con đường này như sau: Mục tiêu tích hợp → Các năng lực riêng lẻ ứng với mục tiêu cụ thể → Nội dung.

Con đường thứ nhất chỉ là giải pháp tình thế khi chúng ta chuyển từ chương trình tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực. Con đường thứ hai cho phép lựa chọn những kiến thức có ý nghĩa thiết thực với đời sống, tránh được sự quá tải chương trình hoặc sự xa rời thực tế.

Nguyên tắc 2: Đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, mang tính thiết thực và có ý nghĩa với người học

Để đáp ứng yêu cầu này, nội dung chủ đề tích hợp cần tình giản kiến thức hàn lâm, lựa chọn các tri thức đơn giản, gắn bó thiết thực với đời sống. Tuy nhiên, các nội dung tri thức này cũng cần cung cấp kiến thức nền tảng cho người học thích ứng với một xã hội đầy biến động và phải là cơ sở của giáo dục phổ thơng để người học có thể học tập suốt đời.

Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính khoa học và tiếp cận những thành tựu của khoa học kĩ thuật nhưng vừa sức với học sinh

Để đảm bảo yêu cầu này, nội dung các chủ đề tích hợp cần tiếp cận với các thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến nhưng ở mức độ vừa sức, tạo điều kiện cho học sinh

trải nghiệm và khám phá kiến thức. Nội dung tri thức phải được lựa chọn để học sinh dùng tri thức đó để giải thích sự kiện, hiện tượng tự nhiên.

Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính giáo dục và giáo dục vì sự phát triển bền vững

Chúng ta đang sống trong thời đại tồn cầu hóa và u cầu phát triển bền vững được đặt ra cấp thiết với các quốc gia. Phát triển bền vững tránh cho các quốc gia những rủi ro trong quá trình phát triển. Vì vậy, ngồi giúp cho HS nhận thức thế giới, nội dung các chủ đề tích hợp cần góp phần hình thành, bồi dưỡng cho HS thái độ sống hòa hợp với thế giới xung quanh; bồi dưỡng phẩm chất cơng dân như lịng yêu nước, yêu thiên nhiên, trách nhiệm với gia đình xã hội, tơn trọng các nền văn hóa khác nhau trên thế giới.

Nguyên tắc 5: Tăng tính thực hành, thực tiễn, ứng dụng và quan tâm tới các vấn đề xã hội mang tính địa phương

Mọi khoa học đều là kết quả nhận thức của con người trong quá trình hoạt động thực tiễn. Vì vậy, nội dung các bài học (chủ đề) tích hợp cần tăng tính thực hành, thực tiễn và tính ứng dụng nhằm rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng tri thức vào thực tế cuộc sống. Ngồi ra nội dung tích hợp cũng cần quan tâm tới các vấn đề mang tính xã hội của địa phương để giúp các em có thể hiểu biết nhất định về nới mình sinh sống. Từ đó các em sẵn sàng tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội địa phương ngay sau khi tốt nghiệp.

2.2.2 Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp

Qui trình xây dựng bài học (chủ đề) DHTH gồm các bước sau [6]:

+ Bước 1: Rà sốt chương trình, SGK để tìm ra các nội dung dạy học gần giống

nhau trong các môn học của SGK hiện hành, những vấn đề thời sự của địa phương, đất nước để tích hợp.

+ Bước 2: Xác định bài học tích hợp, bao gồm tên bài học và thuộc lĩnh vực Khoa học Tự nhiên hay Khoa học Xã hội và Nhân văn và đóng góp các mơn cho bài học. + Bước 3: Dự kiến thời gian cho bài học (chủ đề) tích hợp.

+ Bước 4: Xác định mục tiêu bài học (chủ đề) tích hợp theo các yêu cầu kiến thức,

kĩ năng, thái độ và định hướng năng lực.

+ Bước 6: Xây dựng kế hoạch cho bài học (chủ đề) tích hợp trong đó chú ý sử dụng các phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực.

2.3 Xây dựng chủ đề dạy học tích hợp chương Alkane

2.3.1 Chủ đề: Alkane và thế giới ngày nay

2.3.1.1 Lí do lựa chọn chủ đề

Thế giới ngày nay càng phát triển, càng hiện đại, càng văn minh thì càng tiêu thụ nhiều năng lượng. Ngày nay chúng ta sử dụng chủ yếu nguồn nhiên liệu nào để cung cấp nhiệt năng, điện năng và cơ năng cho đời sống và sản xuất? Đó chính là khí thiên nhiên mà thành phần chính là metane dùng để đun nấu, sản xuất hơi nước để sưởi ấm cho cư dân ở xứ lạnh, dùng cho máy phát điện, cung cấp nhiệt cho các nhà máy luyện kim, phân đạm, gốm sứ...

2.3.1.2 Cơ sở tích hợp

STT Mơn học Tên bài Chương – lớp

1 Hóa học

Bài 33: Alkane đồng đẳng, đồng phân và danh pháp

Chương 5: Hiđrocacbon no Lớp 11

(Nâng cao) Bài 34: Alkane: cấu trúc phân tử và tính

chất vật lí

Bài 35: Alkane: tính chất hóa học, nguồn gốc, ứng dụng.

Bài 38: Thực hành phân tích định tính: điều chế và tính chất của metan

2 Sinh học

Bài 22: Dinh dưỡng chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.

Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật Lớp 11 (Nâng cao)

Bài 26: Chuyển hóa vật chất ở động vật. Bài 27: Chuyển hóa vật chất ở thực vật.

3 Địa lí Bài 32: Địa lí các ngành cơng nghiệp Chương 8:

nghiệp

Lớp 10 (Cơ bản)

4 Vật lí

Bài 44: Thuyết động học phân tử chất

khí. Cấu tạo chất. Chương 4: Chất khí lớp 10 ( Nâng cao)

Bài 47: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng. Định luật Gay Luy - Sac

2.3.1.3 Đối tượng dạy học của chủ đề

Học sinh lớp 11, thời gian dự kiến: 4-5 tiết

2.3.1.4 Mục tiêu dạy học

1- Kiến thức

- HS trình bày nêu được cơng thức chung của dãy đồng đẳng của alkane, công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn thông qua dạy học tích hợp các chủ đề chương alkane – hóa học 11 – trung học phổ thông (Trang 36 - 91)