III. NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY VIỆT NAM
3. Đặc điểm và ý nghĩa của ngành công nghiệp phụ trợ dệt mayViệt
Ngành cơng nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam có một số đặc điểm và ý nghĩa nổi bật như sau:
a. Công nghiệp phụ trợ dệt may nhằm hỗ trợ việc sản xuất ra sản phẩm dệt may. Mục đích chính của cơng nghiệp phụ trợ dệt may là sản xuất các
máy móc trang thiết bị, nguyên phụ liệu cho ngành dệt may. Nói cách khác công nghiệp phụ trợ dệt may là đầu vào của cơng nghiệp dệt may. Như vậy có thể ví ngành cơng nghiệp phụ trợ dệt may như bộ phận cánh quạt của một chiếc máy bay để cho ngành công nghiệp dệt may cất cánh. Hiện nay ngành dệt may của chúng ta đang phải hấp thu đầu vào từ các nước khác, mà phần nhập khẩu nguyên phụ liệu này quá lớn, chiếm đến 80-90% giá trị thành phẩm, nên đang bị lu mờ, chưa thể cất cánh nổi. Một khi ngành công nghiệp phụ trợ dệt may có thể bù đắp được phần lớn giá trị nhập khẩu kia, thương hiệu Việt Nam về dệt may mới được khẳng định trên trường thế giới
b. Cơng nghiệp phụ trợ dệt may địi hỏi đầu tư công nghệ cao, vốn lớn, phải có ngành cơng nghiệp cơ khí phát triển. Như đã nêu trên một nhiệm vụ
quan trọng của công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam là sản xuất ra các linh kiện, máy móc trang thiết bị sử dụng trong ngành công nghiệp dệt may. Việc sản xuất này địi hỏi phải có một sự đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng cũng như kỹ thuật công nghệ tiên tiến hiện đại. Hơn nữa, nếu ngành dệt may cần tập trung nhiều lao động, thì ngành cơng nghiệp phụ trợ dệt may lại sử dụng nhiều máy móc thay thế sức lao động của con người và đòi hỏi đội ngũ kỹ sư phải có trình độ cao, có khả năng nắm bắt, tiếp thu các kỹ thuật công nghệ tiên tiến.
c. Công nghiệp phụ trợ dệt may là ngành có quan hệ mật thiết với các ngành công nghiệp cơ bản (công nghiệp khai thác dầu- khí; công nghiệp điện; công nghiệp luyện kim; công nghiệp cơ khí; cơng nghiệp hố chất). Năm ngành công nghiệp quan trọng này là bộ khung tạo nên ngành công
25
nghiệp phụ trợ dệt may. Nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may chủ yếu là sản phẩm của ngành công nghiệp luyện kim (để sản xuất các loại máy móc trang thiết bị, linh kiện sử dụng trong công nghiệp dệt may), trong khi đó để có thể vận hành được ngành công nghiệp phụ trợ dệt may hiện tại cũng như trong tương lai sẽ phải tiêu thụ một lượng điện năng cũng như lượng dầu rất lớn. Ngồi ra ngành cơng nghiệp cơ khí đóng vai trị hạt nhân then chốt đối với ngành công nghiệp phụ trợ dệt may.
d. Công nghiệp phụ trợ dệt may thường được tiến hành tại các cơng ty vừa và nhỏ (SMEs). Bởi vì các cơng ty này có khả năng chun mơn hố rất
cao, chi tiết đến từng bộ phận linh kiện, do đó có thể nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra một sự liên kết chặt chẽ trong toàn ngành. Trên thế giới các ngành công nghiệp phụ trợ thường được tiến hành tại các công ty vừa và nhỏ nên đôi khi người ta đồng nhất, một cách vô thức, công nghiệp phụ trợ với SMEs như ở một số nước Âu, Mỹ. Tuy nhiên từ trước đến nay, công nghiệp phụ trợ dệt may ở Việt Nam thường được tiến hành theo mơ hình liên kết dọc với phương thức sản xuất khép kín tại các tổng cơng ty lớn, rất ít các doanh nghiệp SMEs Việt Nam tham gia vào hoạt động này. Điều này đi ngược lại so với xu thế chung trên tồn thế giới.
e. Cơng nghiệp phụ trợ dệt may có một mối quan hệ mật thiết với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). CNPT nói chung và FDI có quan hệ
tương hỗ lần nhau, thể hiện trên nhiều khía cạnh. Một mặt FDI là tiền đề thúc đẩy công nghiệp phụ trợ trong nước hình thành và phát triển. Chính nguồn vốn FDI đầu tư vào các ngành công nghiệp chế tác- chủ yếu là hoạt động gia công, lắp ráp - đã tạo ra ngành công nghiệp phụ trợ ở các nước đang phát triển. Các nghiên cứu đã nói nhiều đến “tác động lan toả” của các doanh nghiệp FDI đối với nền cơng nghiệp nói chung và ngành cơng nghiệp phụ trợ nói riêng của nước sở tại. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp phụ trợ trong nước sẽ làm tăng sức hấp dẫn thu hút FDI. Các nhà đầu
26
tư nước ngoài trong công nghiệp chế tác đều tiến hành các hoạt động thâm dụng lao động, để nâng cao sức cạnh tranh của mình, nhưng họ vẫn rất cần ngành công nghiệp phụ trợ phát triển ở nước sở tại bởi vì chi phí linh kiện phụ tùng chiếm một tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với chi phí nhân cơng trong giá thành sản phẩm. Như thế, Việt Nam cần thu hút FDI để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may, đồng thời phát huy nội lực, nâng cao tính cạnh tranh của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may nhằm thu hút FDI không chỉ vào ngành công nghiệp phụ trợ dệt may mà cịn vào ngành cơng nghiệp chính là dệt may.
f. Công nghiệp phụ trợ dệt may có thị trường đầu ra vơ cùng rộng lớn.
Đó là cơng nghiệp dệt may Việt Nam đang trên đà phát triển với một tiềm năng to lớn. Việt Nam hiện nay đang là một trong những nhà xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới với 3 thị trường rộng lớn là Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Theo số liệu thống kê, đến năm 2007 Việt Nam có 2000 doanh nghiệp dệt may. Đây sẽ là một thị trường tiêu thụ rộng lớn cho ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam.
g. Công nghiệp phụ trợ dệt may có được nhiều lợi ích từ tự do hoá thương mại. Việt Nam tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới WTO và
việc bãi bỏ các hạn ngạch dệt may. Hai sự kiện quan trọng này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành công nghiệp dệt may cũng như ngành công nghiệp phụ trợ dệt may. Tuy nhiên cơ hội cũng đi kèm với thách thức, một khi hàng rào bảo hộ của nhà nước bị dỡ bỏ, ngành công nghiệp phụ trợ dệt may sẽ phải đứng trước sức ép cạnh tranh gay gắt từ những nhà cung cấp phụ tùng, thiết bị, nguyên phụ liệu nước ngoài.
IV.KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
Ưu tiên phát triển dệt may là sự lựa chọn của nhiều quốc gia trên thế giới trong thời kỳ đầu của q trình cơng nghiệp hố, bởi ngành dệt may đáp
27
ứng được nhu cầu thiết yếu cuả nhân dân, vừa là nguồn tích luỹ quan trọng vừa là thị trường tiêu thụ máy móc, thiết bị do đó thúc đẩy ngành chế tạo máy và công nghiệp nặng phát triển. Cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 đánh dấu con đường nước Anh trở thành đại công xưởng của thế giới đồng thời cũng là quê hương của ngành dệt. Nhật Bản, Hàn Quốc- những nước công nghiệp tiên tiến hiện nay cũng đã từng ưu tiên phát triển ngành dệt may là ngành công nghiệp chủ lực bởi nó địi hỏi tỷ suất đầu tư thấp nhưng mang lại lợi nhuận cao và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội. Đây cũng là con đường mà các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh đang lựa chọn và gặt hái được nhiều thành công.