1 .Kinh nghiệm của Trung Quốc
3. Kinh nghiệm của Bangladesh
Bangladesh, thành viên của WTO từ năm 1995, một đất nước được xếp vào diện kém phát triển ở Nam Á, kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu dệt may. Ngành này chiếm tỷ trọng hàng đầu về xuất khẩu cả nước, đóng góp 5% vào GDP hằng năm, chiếm 40% tỷ trọng công nghiệp, chiếm 75% ngoại tệ thu về mỗi năm và tạo việc làm cho hơn 4 triệu lao động.[37]
30
Sau khi xoá bỏ hạn ngạch, ngành dệt may Bangladesh chịu áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ hai người khổng lồ trong khu vực là Trung Quốc và Ấn Độ. “Tồn tại hay không tồn tại” ngành dệt may– là câu hỏi hóc búa đặt ra cho Chính phủ và doanh nghiệp dệt may Bangladesh. Và Bangladesh đã làm được một kỳ tích, kim ngạch xuất khẩu khơng những giảm sút mà tăng lên đáng kể. Các doanh nghiệp không những khơng phải đóng cửa mà cịn mở rộng qui mơ.
Để giải quyết tốt bài toán dệt may thời hậu hạn ngạch (post-quotas), Bangladesh đi trước một bước bằng cách nâng cao năng lực sản xuất, chuyển hướng sang các mặt hàng cao cấp và cải thiện mạnh mẽ cơ sở hạ tầng, ưu tiên xây dựng mạng lưới cung cấp nguyên phụ liệu dệt may. Quan chức Bangladesh cho rằng Trung Quốc không thể vươn tay che phủ hết toàn bộ thị trường dệt may thế giới, những nước xuất khẩu dệt may yếu thế hơn muốn tồn tại và phát triển phải biết lách qua “khe cửa hẹp”[37]. Do đó Bangladesh chuyển hướng qua các mặt hàng có tính thời trang bởi thời trang thì ln biến đổi và nhu cầu về hàng thời trang cao cấp đang ngày một gia tăng. Các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp phụ trợ dệt may nước này đã mạnh dạn đầu tư hàng triệu USD, nhập khẩu các loại máy móc từ Nhật Bản và Hàn Quốc để xây dựng dây chuyền sản xuất phụ kiện nhằm đáp ứng được yêu cầu chất lượng của hàng dệt may cao cấp.
Về phía chính phủ: chính phủ Bangladesh đã đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng (hệ thống giao thông, thông tin liên lạc) để thuận tiện trong việc trao đổi thông tin thị trường và giảm đáng kể thời gian giao hàng.
Bên cạnh đó, Chính phủ Bangladesh, phối hợp với các doanh nghiệp, các Tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các tổ chức cơng đồn lao động, có kế hoạch đào tạo lại cơng nhân trong ngành để nâng cao kỹ năng lao động; đồng thời đưa ra những yêu cầu mới (theo hướng tích cực) trên vấn đề tiền lương
31
và sức khoẻ lao động nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng về tiêu chuẩn lao động.
CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
I.THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM 1. Dệt may là ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam
Công nghiệp dệt may Việt nam được hình thành từ khá sớm với điểm mốc là năm 1897 khi thực dân Pháp bắt đầu công cuộc cai trị và khai thác thuộc địa ở Việt Nam và cho xây dựng nhà máy sợi đầu tiên với 170 công nhân. Tuy nhiên trước năm 1976, các cơ sở sản xuất dệt may của Việt Nam cịn rất ít ỏi, lẻ tẻ và tồn bộ nền sản xuất dệt may của Việt Nam chỉ để phục vụ nhu cầu trong nước. Sau năm 1976, Việt Nam có xuất khẩu hàng may mặc nhưng chủ yếu dưới dạng xuất khẩu hàng đổi hàng với các nước xã hội chủ nghĩa thuộc Đông Âu trước đây. Năm 1990-1991 liên bang Xô- Viết tan rã, chủ nghĩa xã hội bị sụp đổ ở Đông Âu, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dệt may Việt Nam nói riêng đứng trước một giai đoạn cực kỳ khó khăn. Nhưng bằng những nỗ lực khơng mệt mỏi của Chính phủ và các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường mới, mở rộng xuất khẩu sang các nước trong khu vực và trên thế giới, dệt may Việt Nam đã kịp thời hồi sinh và khởi sắc. Một sự kiện quan trọng đánh dấu bước chuyển mình của dệt may Việt Nam là Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU được ký ngày
32
15/12/1992 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1993. Sau sự kiện này, xuất khẩu dệt may Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng và dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu: Xét về kim ngạch xuất khẩu, dệt may luôn
thuộc nhóm kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2 của Việt Nam (sau dầu thô), kể từ năm 1995 trở lại nay. Đặc biệt, đến thời điểm tháng 9 năm 2007, Bộ Cơng Thương cho biết dệt may đã chính thức vươn lên dành vị trí quán quân trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong gần 10 năm đầu của thế kỷ XXI, hàng dệt may ln có tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt 20%. Trung bình mỗi năm kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (xem bảng 2.1). Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may là 2 tỉ USD, gấp 19,6 lần so với năm 1990 và chiếm tỷ trọng 13,25% trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu. Năm 2005, dệt may là mặt hàng được kỳ vọng nhiều nhất với mức tăng trưởng xuất khẩu 16% - 19% và và lần đầu tiên đạt ngưỡng xấp xỉ 5 tỷ USD. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 5.834 tỷ USD, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tăng trưởng 20.5% so với năm trước. 8 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 5,1 tỷ USD, tăng 29,6% so với cùng kỳ năm 2006. Kim ngạch xuất khẩu của ngành trong 9 tháng vừa qua đã đạt trên 5,805 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2006 [11]. Dự kiến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành sẽ đạt 10-12 tỷ USD và năm 2020 sẽ là 20- 22 tỷ USD, Việt Nam vững vàng đứng trong nhóm “Top ten” các nhà xuất khẩu dệt may lớn nhất trên thế giới. Đây là những con số rất đáng được khích lệ, tự hào, là những tín hiệu vui đối với ngành dệt may Việt Nam và đối với toàn bộ nền kinh tế.
Bảng 2.1 Giá trị xuất khẩu dệt may qua các năm từ 2001 – 2007.
33
năm 2007 Kim ngạch XK
(tỷ USD) 1,975 2,752 3,689 4,386 4,806 5,8 5,8
(Nguồn- Tổng cục thống kê, niên giám thống kê qua các năm và Báo cáo xuất
khẩu – Tổng Công ty Dệt may Việt Nam)
Thị trường: Việc mở rộng thị trường của ngành dệt may Việt Nam
cũng có nhiều tín hiệu đáng mừng, năm 2006, thị trường xuất khẩu Mỹ đạt 3,044 tỷ USD (chiếm 55%), thị trường EU 1,243 (chiếm 20%), thị trường Nhật Bản 628 triệu USD (chiếm 11%), các nước Đông Bắc Á khác (trừ Nhật) đạt 325 triệu USD (chiếm 5,6%), các nước ASEAN 107 triệu USD (2%), Canada 97 triệu USD, Nga 62 triệu USD. Đến 9 tháng đầu năm 2007, Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng nhất với việc chiếm gần 60% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành [33].
Lực lượng lao động: Ngành dệt may là một trong những ngành thu
hút nhiều lao động nhất. Năm 2001, ngành dệt may giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động. Hiện nay (2007), công nghiệp dệt may thu làm cho khoảng 1,6 triệu lao động. Hiện nay (2007), công nghiệp dệt may thu làm cho khoảng 1,6 triệu lao động. Hiện nay (2007), công nghiệp dệt may thu hút 2,1 triệu lao động trực tiếp, gồm 1 triệu lao động công nghiệp và trên 1 triệu lao động tiểu thủ công nghiệp đang làm việc trong ngành dệt may, chiếm 4,5% lực lượng lao động toàn xã hội. Dự kiến đến năm 2010, ngành dệt may Việt Nam sẽ thu hút khoảng 4-4,5 triệu lao động.
So với nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực, Việt Nam có một lợi thế rất lớn là nguồn cung lao động dồi dào và giá nhân công rẻ. Giá lao động tại Việt Nam chỉ vào khoảng 0,24 USD/ giờ so với 1,18 USD/giờ của Thái Lan; 1,13 USD/giờ của Malaysia và 3,16 USD/ giờ của Singapore…do đó phần nào tạo được lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm dệt may trong nước.
Cơ cấu: Đông Nam Bộ (Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai ) là nơi tập
trung lớn nhất năng lực cuả ngành may cả nước: chiếm 60% năng lực toàn ngành và 85% năng lực xuất khẩu của các cơ sở đầu tư nước ngoài. Vùng tập
34
trung công nghiệp lớn thứ hai của cả nước là đồng bằng sơng Hồng có Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Bắc Ninh và Hưng Yên, miền Trung có Đà Nẵng, đồng bằng sơng Cửu Long có Cần Thơ, Long An [11]. Tại Đại hội lần thứ 3, Hiệp hội Dệt may Việt Nam diễn ra ngày 26/5/2007, báo cáo của Hiệp hội cho thấy đến cuối năm 2006, số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may đã lên tới khoảng 2000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm 0,5%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chiếm 25%, cịn lại doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần chiếm 74,5%. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận có khoảng 1400 doanh nghiệp; Hà Nội và phụ cận có khoảng 300 doanh nghiệp; đồng bằng Bắc Bộ có trên 70 doanh nghiệp; duyên hải miền Trung có khoảng 70 doanh nghiệp; đồng bằng sơng Cửu Long có khoảng 30 doanh nghiệp.
Trong toàn ngành dệt may Việt Nam, Tổng Cơng ty Dệt may Việt Nam (Vinatex), đóng vai trị chủ đạo với năng lực kéo sợi chiếm 67% (đạt 111.000 tấn/170.000 tấn); kim ngạch xuất khẩu chiếm 24% (đạt trên 1 tỷ USD/4,3 tỷ USD); chế biến bông chiếm 85% (đạt 12.800 tấn/15.000 tấn) [42].
Có thể nói rằng, hiệu quả lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam là tạo ra hàng triệu việc làm, chủ yếu là việc làm cho lao động nữ, góp phần đảm bảo chính sách việc làm của Nhà nước, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao tỷ lệ lao động phi nơng nghiệp, góp phần thúc đẩy q trình xố đói giảm nghèo cho các vùng nơng thơn của nước ta.