TRONG THỐNG KÊ TÀI KHOẢN QUỐC GIA
4.1.8. Tích sản và tiêu sản
- Tích sản là một thực thể có chức năng lưu giữ giá trị, qua đó các đơn vị thể chế trong nền kinh tế xác lập quyền sở hữu đối với nó và thu được lợi ích kinh tế qua việc sở hữu, sử dụng theo thời gian.
- Tiêu sản phản ánh bổn phận hay trách nhiệm của một đơn vị thể chế phải thanh toán cho một đơn vị thể chế khác trong những trường hợp được quy định cụ thể theo hợp đồng giữa hai đơn vị có liên quan.
Trong kinh tế, tích sản được chia thành hai loại: Tích sản tài chính và tích sản phi tài chính. Tích sản tài chính bao gồm trái quyền tài chính, vàng, tiền, quyền rút vốn đặc biệt (SDR), cổ phiếu công ty và các công cụ tài chính kinh doanh ngồi bảng. Tích sản phi tài chính là tích sản khơng có yếu tố tiêu sản tương ứng, bao gồm các tài sản vật chất hữu hình, vơ hình và tài sản khơng do sản xuất tạo ra như đất đai.
Các nhà kinh tế thiết lập các cơng cụ tài chính kinh doanh ngồi bảng với mục đích tránh cho các bên có liên quan trong giao dịch khỏi chịu thiệt trong tương lai khi giá cả biến động lớn. Những công cụ kinh doanh ngoài bảng gồm: hợp đồng mua bán trước; giao dịch có kỳ hạn; giao dịch hốn đổi. Hợp đồng mua bán trước cho phép một bên được mua hoặc bán hàng hóa hay chứng khốn trong một thời hạn nhất định với mức giá thỏa thuận trước. Đây là biểu hiện của hình thức đầu cơ vì nếu giá cả thay đổi một cách đáng kể thì người mua vẫn được mua với mức giá thoả thuận trước mà chắc chắn thấp hơn nhiều so với mức giá hiện thời. Giao dịch có kỳ hạn thường liên quan tới thị trường ngoại hối, ở đó các đồng tiền được mua và bán theo những tỷ giá hối đoái được cố định tại thời điểm
mua và giao vào một thời gian nhất định trong tương lai. Giao dịch hoán đổi là phương pháp hoán đổi các đồng tiền. Ngân hàng trung ương của hai nước ghi Có cho nhau với một khoản tiền của họ có giá trị tương đương để mỗi chính phủ đều có thể sử dụng dự trữ ngoại hối này nếu cần thiết.