TRONG THỐNG KÊ TÀI KHOẢN QUỐC GIA
4.2.1. Giá trị sản xuất
Giá trị sản xuất phản ánh toàn bộ giá trị của sản phẩm vật chất (thành phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang) và dịch vụ sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. Giá trị sản xuất bao gồm:
- Giá trị hàng hoá và dịch vụ sử dụng hết trong quá trình sản xuất; - Giá trị mới tăng thêm trong quá trình sản xuất: Thu nhập của người lao động từ sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất.
Giá trị sản xuất được tính theo các ngành kinh tế và tổng hợp cho toàn bộ nền kinh tế. Giá trị sản xuất có sự tính trùng giữa các đơn vị trong từng ngành cũng như giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Mức độ tính trùng phụ thuộc vào trình độ chun mơn hóa trong sản xuất của nền kinh tế. Trình độ chun mơn hóa càng cao thì sự tính trùng càng nhiều.
Giá trị sản xuất được xác định theo giá cơ bản; khi khơng có điều kiện về nguồn thơng tin, chế độ hạch tốn và kế tốn khơng phù hợp thì có thể tính theo giá sản xuất.
Để tạo ra hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, các nhà sản xuất phải sử dụng lao động và máy móc thiết bị để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ thành hàng hóa và dịch vụ mới. Trong kinh tế vĩ mô cũng như thống kê tài khoản quốc gia, giá trị hàng hóa và dịch vụ chuyển hóa trong q trình sản xuất được gọi là chi phí trung gian. Nói cách khác, Chi phí trung gian phản ánh giá trị hàng hóa và dịch vụ được sử dụng hết trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm mới trong một thời kỳ nhất định, gồm cả chi phí sửa chữa nhỏ và duy tu tài sản cố định dùng trong sản xuất. Chi phí trung gian được tính theo ngành kinh tế và toàn bộ nền kinh tế, theo giá thực tế
và giá so sánh. Chi phí trung gian chia thành hai nhóm chủ yếu: - Nhóm chi phí vật chất gồm: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, điện, nước, khí đốt, chi phí cơng cụ sản xuất nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng và chi phí sản phẩm vật chất khác;
- Nhóm chi phí dịch vụ gồm: Vận tải; bưu điện; bảo hiểm; dịch vụ ngân hàng; dịch vụ pháp lý, dịch vụ quảng cáo và các dịch vụ khác. Khái niệm chi phí trung gian trong kinh tế vĩ mô cũng như thống kê tài khoản quốc gia khác với khái niệm chi phí sản xuất trong kinh tế vi mơ. Có những loại chi tiêu, kinh tế vi mơ tính vào chi phí sản xuất như: Chi trả lương cho người lao động; chi ăn trưa, ca ba bằng tiền cho người lao động; chi mua sắm quần áo cho người lao động, v.v... nhưng thống kê tài khoản quốc gia lại tính vào thu nhập của người lao động và thuộc giá trị tăng thêm, khơng thuộc chi phí trung gian. Chi phí sản xuất trong kinh tế vi mơ cịn gồm cả khấu hao tài sản cố định, nhưng tài khoản quốc gia lại đưa khấu hao tài sản cố định vào giá trị tăng thêm. Vì vậy, khơng thể đồng nhất khái niệm chi phí trung gian với khái niệm chi phí sản xuất.
Khơng giống như giá trị sản xuất có thể tính theo giá cơ bản hoặc giá sản xuất, chỉ tiêu chi phí trung gian chỉ tính theo giá sử dụng. Giá sử dụng dùng để xác định giá trị của chi phí trung gian phản ánh toàn bộ số tiền đơn vị sản xuất phải trả để đưa một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ tham gia vào quá trình sản xuất với mục đích tạo ra hàng hóa và dịch vụ mới. Giá sử dụng dùng để tính chi phí trung gian gồm hai phần chính: Giá trị hàng hóa đơn vị sản xuất mua từ đơn vị bán, phí vận tải phát sinh để chuyên chở hàng hóa từ nơi bán tới đơn vị sản xuất.
Như đã đề cập ở trên, chỉ tiêu giá trị sản xuất có sự tính trùng trong nền kinh tế, giá trị sản xuất bao gồm cả giá trị hàng hóa và dịch vụ được tạo ra của các thời kỳ sản xuất trước, chẳng hạn dùng nguyên vật liệu được tạo ra của năm trước để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ năm sau. Với đặc điểm đó, nếu dùng giá trị sản xuất để đánh giá tốc
độ tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tổng hợp liên quan tới bình quân đầu người, năng suất, hiệu quả thì sẽ khơng phản ánh đúng kết quả sản xuất của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Để khắc phục tồn tại này, các nhà kinh tế và thống kê đã tính tốn và đưa vào áp dụng chỉ tiêu giá trị tăng thêm và tổng sản phẩm trong nước.