Giáo dục là hàng hóa cơng cộng

Một phần của tài liệu Top 200 Các Doanh Nghiệp Việt Nam (Trang 44 - 45)

Khơng có khả năng trả mức lương cạnh tranh đang là vấn đề rắc rối cho hầu hết các doanh nghiệp nhà nước và cả các công ty cổ phần mà nhà nước nắm đa số. Các doanh nghiệp nhà nước bắt buộc phải tuân theo thang lương và các quy định của nhà nước về việc trả thù lao cho cán bộ theo thâm niên công tác chứ không phải theo giá trị thị trường. Đôi khi những nhân viên vừa tốt nghiệp đại học giỏi nhất chỉ được 'trả bằng anh lái xe đã làm việc cho chúng tôi hai mươi năm'.

Ngay cả những doanh nghiệp mới cổ phần hóa bây giờ chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp cũng thấy ít có sự thay đổi về chuyện này:

Về nguyên tắc chúng tôi hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhưng vì nhà nước là chủ sở hữu duy nhất của công ty, nhà nước là người quyết định và đưa ra quy định để kiểm soát tiền vốn của nhà nước… Khó có thể thay đổi cơ cấu lương. Chúng tôi không thể trả lương cao như mong muốn nên rất khó giữ được nhân viên giỏi. Chúng tơi vẫn đang tuân theo những quy định như trước. Có thể quy định sẽ thay đổi nhưng còn phải chờ xem. Thay đổi là do

chính phủ và [cơ quan quản lý].

Tuy nhiên, các doanh nghiệp ln có thể tìm cách đi vịng:

Để giữ được kỹ thuật viên và cán bộ giỏi, chúng tôi không tuân thủ theo quy định về lương do chính phủ quy định. Chúng tôi xem xét thị trường lao động để quyết định lương cho những người này. Bây giờ ở Việt Nam, nếu cơng ty muốn có lãi, thì phải vi phạm quy định về lương. Tất cả các công ty đều trả thêm cho nhân viên bằng cách thưởng nhân dịp Tết hoặc Quốc khánh 2-9. Một doanh nghiệp nhà nước phải kín đáo khi xử lý lương. Không thể công khai các khoản. Công ty nào cũng làm như vậy.

Phần lớn các nhà quản lý khơng muốn cho biết về chính sách thù lao thực tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, họ đều nêu những khó khăn mà hệ thống gây ra và những doanh nghiệp năng động nhất khơng có cách nào khác ngồi những cách khơng chính thức để trả những mức lương cạnh tranh cho nhân viên giỏi.

mua nổi. Trung tâm đào tạo sẽ gửi học viên tới đây để quan sát nhưng [chúng tơi] khơng thể đưa họ vào làm ngay vì họ có thể làm hỏng thiết bị hoặc sản phẩm. Chi phí đào tạo của chúng tơi mỗi năm đều tăng do những thay đổi mới về yêu cầu chất lượng khiến chúng tôi luôn phải cập nhật đào tạo.

Nỗi niềm của vị quản lý này cũng là nỗi niềm chung. Một người khác kể rằng 'chúng tôi phải đào tạo lại tất cả các nhân viên mới tuyển từ trường dạy nghề.' Khơng có doanh nghiệp nào hài lòng với kết quả đào tạo của trường dạy nghề hay trường đại học và họ đưa ra những lý do giống nhau. Trường khơng có những thiết bị hay công nghệ mới nhất, không thành thạo về các kỹ thuật hoặc quy trình mới nhất, giáo viên ít có kinh

nghiệm thực tế và kinh nghiệm họ có thì đã lỗi thời. Khơng có gì lạ khi các doanh nghiệp tự thành lập trường của riêng họ luôn nhấn mạnh 'đào tạo thực hành, thực tế và chuyên môn. Không lý thuyết'.

Nâng cấp thường có nghĩa là các doanh nghiệp phải phát triển các kỹ năng hoàn toàn mới. Các cán bộ quản lý, kỹ thuật viên và kỹ sư phải học các công nghệ mới. Để làm được điều này doanh nghiệp gửi lao động ra nước ngoài để học tập, tham quan các doanh nghiệp khác và học hỏi kỹ thuật sản xuất. Một doanh nghiệp gửi kỹ thuật viên và cán bộ quản lý đi nghiên cứu quy trình sản xuất ở Ấn độ và tham gia các khóa học ngắn ở các trường đại học Nga. Một doanh nghiệp khác học tập kỹ thuật sản xuất may mặc của Ý.

Một phần của tài liệu Top 200 Các Doanh Nghiệp Việt Nam (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)