Ngoại hình bị biến dạng – sản phẩm của sự tha hóa

Một phần của tài liệu NGOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 (Trang 38 - 43)

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ NAM CAO

2.1. Ngoại hình nhân vật mang ý nghĩa phản ánh hiện thực xã hội

2.1.3. Ngoại hình bị biến dạng – sản phẩm của sự tha hóa

Viết về số phận những người nông dân, Nam Cao bị ám ảnh bởi các cảnh tượng cuộc sống vơ lí, những con người bị tha hóa, bị biến chất, bị hóa thành cái ngược lại với nó. Ngịi bút Nam Cao đặc biệt sắc sảo là khi vẽ lại những con người từ hình thù đến trí khơn, hành động có một cái gì cỏ cây, cầm thú.

Nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên là một điển hình trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ. Chí từ một anh canh điền đẹp trai, khỏe mạnh dưới sự nhào nặn của nhà tù thực dân, Chí trở thành một người khác hẳn: “Hắn về lần này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng sắng cá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!” [11;12]. Sự thay đổi về hình dáng của Chí Phèo là lời tố cáo đanh thép

đối với xã hội thực dân phong kiến lúc bấy giờ.

Khi nói về nỗi thống khổ của người nông dân người đọc bị ám ảnh ngay đến hình tượng anh Pha trong Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan và chị Dậu trong Tắt đèn của Ngơ Tất Tố. Nhưng đó là những con người thuần nhất, một chiều. Cuộc đời của họ dẫu trải qua nhiều thăng trầm, nhưng càng khó khăn, phẩm chất của họ càng được sáng thêm như ngọc gọt rũa vậy. Cịn Chí Phèo trong suốt thiên truyện, anh ngất ngưởng đi trên biên giới mong manh, dễ đổ vỡ. Chỉ cần chệch chân một chút Chí đã hồn tồn thành kẻ khác. Chí ln chao đảo trên vực thẳm của thử thách: lúc tỉnh táo thuộc về thế giới người, khi mê muội sang thế giới vật,… cứ thế vật vã thăng trầm đi giữa hai bờ say- tỉnh; vô thức và ý thức,… đây là một nhân vật phức tạp và đó cũng là tài năng của Nam Cao, là sự độc đáo trong sự vận động tính cách Chí Phèo một cách xuất sắc.

Trong làng Vũ Đại, Chí Phèo là một “thằng cùng hơn cả dân cùng”,

khơng cha khơng mẹ, khơng thân thích họ hàng, khơng nhà khơng cửa, khơng tấc đất cắm dùi… cả đời Chí Phèo “chưa bao giờ được chăm sóc bởi một bàn

tay đàn bà” đến nỗi mơ ước được sống chung với một người phụ nữ xấu đến

nỗi “ma chê quỷ hờn” cũng khơng đạt được. Chí Phèo sống cuộc sống tối tăm của một con vật và chết cái chết thê thảm của một con người. Số phận khốn khổ ấy của Chí Phèo cũng chính là số phận của cả một lớp người cố cùng dưới đáy xã hội nông thôn Việt Nam cũ.

Lật lại trang đời của Chí Phèo, chúng ta phát hiện ra cuộc đời của anh là một chuỗi dài những phi lí nghiệt ngã đau thương. Thơng thường con người sinh ra ai cũng có một mái ấm gia đình trong bàn tay nâng niu, săn sóc của người thân. Trong khi đó, Chí Phèo xuất hiện trong tình trạng “trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bên cái lị gạch cũ bỏ khơng” [11;11]. Ngay từ buổi

sơ sinh, Chí Phèo đã rơi vào bất hạnh của một đứa bé không cội nguồn. Lớn lên, anh làm canh điền cho nhà lí Kiến. Và vì việc bảo vệ thuần phong mĩ tục, bảo vệ danh dự cho mình, cho người trong mối quan hệ với bà vợ thứ ba của Lí Kiến mà anh “được đi ở tù”, quả là một sự trớ trêu.

Nếu đặt Chí trong trang viết của Thạch Lam, có lẽ anh sẽ được đùm bọc, che chở bởi những người nông dân lương thiện. Nhưng chắc chắn đó chỉ là những suy nghĩ, trăn trở, dằn vặt, sự áp đặt của một nhà văn lãng mạn. vì trong hồn cảnh ấy, xã hội ấy, sống cùng với những con người như vậy thì Chí khơng thể khơng bị lưu manh hóa. Ấy chính là Nam Cao đã đứng ở giữa đời để “mở hồn ra” đón nhận những sắc thái, cung bậc tinh vi nhất ở đời.

Sau bảy, tám năm biệt tăm, Chí Phèo trở về khác hẳn. Hắn biến đổi từ cái dáng vẻ bên ngồi với tính cách tốt đẹp trước đây. Bằng cách làm nổi bật lên sự thay đổi dữ dội trong tính cách Chí Phèo trước và sau khi đi ở tù về, Nam Cao tố cáo sự hủy hoại ghê gớm phẩm chất, nhân cách một con người do chế độ nhà tù gây nên. Nhà tù vốn là một nơi giam giữ và cải hóa những con người từng phạm tội, là nơi mà con người bình thường khơng ai lại muốn có một lần được “nghỉ

ngơi” ở đó. Vậy mà khi vào tù, Chí Phèo từ một con người hiền lành, nhẫn nhục

Chí Phèo đã trở thành một tên côn đồ hung dữ, một tay anh chị ngang ngược lúc nào cũng gây gổ, chửi bới “giở tồn những giọng uống máu người khơng tanh”. Tất cả những hành động ngỗ ngược ấy biểu hiện phản ứng gay gắt của một con người đã đi đến chỗ cùng đường, liều lĩnh. Phản ứng này mang tính chất cực đoan, thiếu sự dẫn dắt của lí trí và mất phương hướng. Chí gây sự với Bá Kiến “tao thì liều chết với bố con nhà mày” [11;15] nhưng Chí cũng gây sự

với cả bà hàng quán “hắn rút bao diêm, đánh xòe một cái và châm lên mái lều của mụ” [11;24]. Trong cơn say triền miên Chí Phèo đã trở nên mất

phương hướng, trở thành tay sai của bọn thống trị trong làng và nỗi lo sợ của bao gia đình vơ tội khác.

Ngay cả khi Chí gây sự với Bá Kiến, hành động của Chí cũng chưa phải đã hoàn toàn xuất phát từ sức mạnh của lòng căm thù sâu sắc, triệt để đối với kẻ thù đã làm hại cả một đời mình. Cái hung hăng của Chí lúc ban đầu vốn là do sự kích thích của hơi rượu. Chả thế mà khi rượu đã nhạt thì Chí cũng cảm thấy

“không hăng hái” nữa và cảm thấy sợ, “cái sợ cố hữu, cái sợ xa xôi của ngày

xưa” [11;16]. Và Bà Kiến chỉ cần ngon ngọt vài ba câu, giết gà mua rượu cho

Chí uống, dúi cho Chí đồng bạc là Chí quên hêt, “hả hê” ra về! Nguy hiểm nhất là Chí Phèo bị kẻ thù lợi dụng mà khơng biết. Chí thiếu sự tỉnh táo, sáng suốt cần thiết. Do đó, khơng những đã nhanh chóng thỏa hiệp với kẻ thù, Chí cịn trở thành tay sai đắc lực cho chúng. Từ đó, Chí càng trượt dài xuống cái dốc đầy tội ác khơng cách gì cứu vãn được, mang trong bản thân mình cái mâu thuẫn kì lạ và đáng buồn: vừa là nạn nhân khốn khổ của bọn cường hào, địa chủ, vừa là

“con quỷ dữ” đối với nhân dân làng Vũ Đại. Và cũng vì thế mà Chí Phèo bị mọi

người ghê tởm, xa lánh: “Có lẽ hắn cũng khơng biết rằng hắn là con quỷ dữ của

làng Vũ Đại để tác quái cho bao nhiêu dân làng. Hắn biết đâu hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện. Hắn biết đâu vì hắn làm tất cả những việc ấy trong khi người hắn say. Hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm. Tất cả dân làng đều sợ hắn và tránh mặt hắn mỗi lần hắn qua” [11;28].

Càng đi sâu vào con đường bế tắc, Chí Phèo càng thù đời, càng uất giận, và trút tất cả sự căm tức của mình lên mọi thứ ở trên đời. Chí khiêu khích gây sự với tồn thể xã hội. Chả thế mà Chí phải đi khắp làng để chửi, chửi cả trời và chửi cả đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi “cha đứa nào khơng chửi nhau” với Chí, và thực là không ngờ, chửi cả “đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí Phèo” [11;29] nữa! Chí khổ lắm, Chí tức chết đi được và Chí chỉ muốn đi báo thù, “báo thù

vào bất cứ ai”! Tính chất cực đoan, vơ chính phủ trong những hành động phản

kháng của Chí thật đã rõ ràng. Nam Cao đã mở đầu cho truyện ngắn này của mình bằng cái hình ảnh Chí Phèo “vừa đi vừa chửi” rất là độc đáo đó, một hình ảnh hài hước, lôi cuốn người đọc. Nhưng cái sâu sắc của ngòi bút Nam Cao là ở chỗ cái bên ngồi có vẻ hài hước đó của Chí Phèo lại là biểu hiện của cả một tấn bi kịch bên trong, và cái cười bất giác lúc ban đầu lại lắng đọng trong lòng độc giả một dư vị đau buồn, chua chát.

Nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao có bề ngồi xấu xí thường đi liền với những cái tên cũng khó nghe khơng kém như Trạch Văn Đồnh trong tác phẩm Đơi móng giị. Cái tên của hắn “nghe như súng thần cơng. Nó chọc vào lỗ

tai”, và hắn sở hữu một ngoại hình “đã thế cái mặt hắn lại vênh vênh, ngậu xị

thế nào… Đôi lưỡng quyền nhô ra như gây sự với người ta. Hai má hóp vào để tiếp sức cho hai cái lưỡng quyền. Cái mũi bóp lại ở trên để cho dưới được bạnh ra. Nó phệ bụng ngồi trên một cái vành trăng khuyết màu đen giống như hai cái sừng trâu chắp liền lại với nhau: ấy là những cái ria ngoắt hẳn lên. Cái hàm răng vổ làm môi trật hẳn ra. Những cái răng dọa nạt ai: y như một con chó khi nó gừ gừ với một con chó khác. Nhưng tất cả những cái ấy còn cố thể tha thứ được. Lỗi ở tay bà mụ nặn. song những con mắt, những con mắt nó là tấm gương của linh hồn mới đáng ghét vô cùng. Chúng chỉ bé thôi nhưng chúng lăn tăn, chúng lấp lánh như nhạo, như cười, như khinh khỉnh với người ta. Chúng chẳng nhìn xuống bao giờ. Chúng nhìn thẳng, chúng nhìn nghiêng. Cái nhìn tự đắc như cái nhìn của một kẻ có thể nhắc người ta lên như nhắc một cái lông. Ghét lắm!”[11;222]. Trạch Văn Đoành là nhân vật điển hình cho nhân vật

không chịu được những bất công của xã hội mà tự mình biến chất, tha hóa. Định kiến xã hội chính là cách nhìn nhận cứng nhắc, bảo thủ về bản chất của những con người, loại người, tầng lớp người cụ thể trong đời sống một cộng đồng. Ấn tượng không tốt về một người, một loại người tại một thời điểm đã duy trì lâu dài trong ý thức của các thành viên cộng đồng. Định kiến cũng là sự phát huy thái quá của dư luận xã hội. Trong truyện ngắn Đôi móng giị và Nửa đêm vì những định kiến về nguồn gốc xuất thân đã vùi dập nhân cách con người

qua nhân vật Trạch Văn Đoành, khiến một người hiền lành như nhân vật Đức phải trở thành một người điên dại.

Từ lâu con người đã đề cao dòng giống. Những người xuất thân từ một gia đình q phái, từ một dịng họ nổi danh thường được coi trọng. Nhưng từ đó, nhiều người đi đến một thái độ cực đối ngược: coi thường, khinh miệt, thậm chí tẩy chay những người có nguồn gốc xuất thân tầm thường, không rõ ràng. Tư tưởng ấy đã ám ảnh họ trong cách đánh giá, nhìn nhận con người.

Trạch Văn Đoành trong Đơi móng giị có nhiều hành động phản ứng lại

những vị có chức sắc trong làng cũng chỉ vì hắn bị họ khinh thường. Cho dù hắn đã thành kẻ có tiền, được người làng gọi là ông, nhưng hắn vẫn khơng được những ơng kì mục trong làng tơn trọng. Định kiến về nguồn gốc xuất thân thấp hèn của Trạch Văn Đồnh khơng dễ dàng được qn đi. Những người cho rằng mình có nguồn gốc đàng hồng khơng thể chấp nhận được một “thằng bạch

đinh, con một ông lão đi câu chết mất xác dưới sông, bỏ làng đi chán đi chê, rồi đột nhiên trở về nhảy tót lên bao lan ngồi làm một ơng kì mục” [11;225]. Những

định kiến cứ xuất hiện và ngày càng đẩy nhân vật này đến con đường khơng lối thốt. Trạch Văn Đồnh trở thành một con người tha hóa và biến chất. Hơm giã đám làng, Trạch Văn Đoành lăng xăng chạy đến chỗ bàn làm cỗ, “bàn tán, rồi chia cỗ hộ” và cũng tranh thủ ăn trộm ln hai cái móng giị trong đám cỗ đấy.

Trong Nửa đêm, Nam Cao tập trung miêu tả q trình tha hóa, lưu manh

hóa của Đức, từ một đứa bé “hiền lành như những con nhà thiếu ăn”, “ham việc hơn ham sống”, Đức trở thành một thằng du côn, một tên giết người, một

kẻ điên loạn. Vừa mới sinh ra, Đức đã mang một nỗi nhục lớn bị cả làng khinh bỉ: con của Trương Rự, một con thú đội lốt người được mệnh danh là “Thiên

lôi” chỉ đâu đánh đấy. Mọi người “ghê tởm thằng bé khốn nạn mang trong

huyết quản cái máu ác ngược của quân giết người” [11;429]. Cả một bầu khơng

khí đầy những ghẻ lạnh, khinh bỉ, hắt hủi vây quanh thằng Đức. Người ta bị ám ảnh bởi ý nghĩ Đức mang trong mình dịng máu của một kẻ giết người đầy tội lỗi. Những người phụ nữ đầy căng sữa nhưng từ chối khơng cho, vài người vì nể hay vì thương hại mà cho sữa nhưng sau đó vội vàng lau, rửa vú thật kĩ càng, sạch sẽ. Nhưng đó là một định kiến hoàn toàn sai lầm và đáng phê phán. Bởi khác với Trương Rự, Đức hoàn toàn hiền lành, hiền lành đến ngờ nghệch. Vậy mà Đức phải chịu một số phận hết sức cay đắng. Đức bị người làng cô lập và trở thành một kẻ lầm lũi. Khi Đức mon men chơi với bọn trẻ con cùng xóm cũng bị

“bọn nó lảng dần”. Chúng vào hùa với nhau bêu riếu, nhục mạ Đức là “con

thằng Thiên lơi đâm lịi bụng vợ!”. Vậy là, sống trong môi trường thù địch ấy,

thằng Đức từ một thằng bé “múp míp, nhẵn nhụi, khau kháu lạ”, “hiền như đất,

hiền như những con nhà thiếu ăn” trở thành một kẻ “lặng lẽ, ngờ nghệch”,

“ngơ ngác”, ở trong “cái xác to lớn ấy chỉ có một tí linh hồn”. Trong quan

niệm của Nam Cao, con người cần thiết sự cảm thơng, tình yêu thương biết nhường nào! Cho nên, đến khi gặp sự cảm thông của Nhi – một người con gái xấu xí nhưng biết nhìn nhận Đức như một con người – cái linh hồn nhỏ nhoi tội nghiệp của Đức vụt biến đổi. Đức bỗng trở nên khác hẳn: nhanh nhẹn hẳn lên, hay tủm tỉm cười, hay trị chuyện, biết lo xa tính tốn… Nhưng tình u của hai kẻ khốn khổ tủi nhục ấy bị vùi dập phũ phàng bởi sự tàn nhẫn của ơng Cửu Hịa, bởi những thành kiến, định kiến độc ác của những kẻ “ngứa mồm”, những “quân dông dài”. Qua lời Nhi nói với Đức có thể thấy rõ cách nghĩ của mọi

người đối với Đức: “Anh Đức ạ! Tôi mà lấy anh cũng chỉ vì mến cái nết anh hiền, chứ người khác mà bố mẹ như bố mẹ anh thì các vàng tơi cũng chịu. Anh đừng giận: tơi dám chắc ế thì thơi chứ chẳng ai đâm đầu vào lấy con một thằng

ăn cướp, giết người, một đứa chồng vừa chết chưa ráo mồ, con còn đỏ hon hỏn

đã vội theo trai…” [11;443]. Không được coi như một con người khơng thể

sống hịa nhập với mọi người, lòng đầy uất ức, Đức dấn thân vào xứ Nam Kì bát nháo “qn hồi vơ phèng”, nơi tụ tập của những uất ức, liều lĩnh, tuyệt vọng từ bốn phương, nơi hội tụ của “trai tứ chiếng, gái giang hồ”, nơi mà “bọn cố cùng

đem máu của mình ra để mà tranh sống”. Chính cái mơi trường sống ấy đã

thay đổi Đức từ hình dáng bên ngồi “khơng cịn phải là cái mặt ngờ nghệch và

cái vai lù đù. Cái mặt đã gầy đen sạm lại; hai mắt sâu hoắm xuống, trông dữ dội nhưng tinh nhanh; má hõm vào làm lưỡng quyền nổi bật lên; như thế trông cứng cỏi và gân guốc; mấy chiếc răng vàng hắn nhe ra tỏ ra bây giờ hắn cũng là tay du. Cách ăn mặc cũng thay dổi hẳn. Cái áo trong của hắn màu đỏ khé, có

Một phần của tài liệu NGOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)