Sự đối lập giữa ngoại hình và phẩm chất – cách nhìn sắc sảo và nhân ái của

Một phần của tài liệu NGOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 (Trang 43 - 54)

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ NAM CAO

2.2. Sự đối lập giữa ngoại hình và phẩm chất – cách nhìn sắc sảo và nhân ái của

nhân ái của Nam Cao

Rất nhiều nhà văn đã đề cập đến ngoại hình nhân vật trong các sáng tác của mình, tập trung miêu tả chi tiết hình dáng bên ngồi của những nhân vật dị dạng, những con người mà ngay cái bề ngồi cũng khơng đáng gọi là người là một đặc điểm của ngịi bút Nam Cao. Khơng có ai như Nam Cao, trong sáng tác của mình lại liên tiếp ném ra nhiều bộ mặt dị dạng, xấu xí đến mức ghê tởm, dở hơi, đần độn đến thảm hại, dữ dằn, tàn ác đến như vậy. Đặc tả những bộ mặt dị dạng, ghê tởm là một cách thức để Nam Cao làm rõ thêm tính cách bên trong của nhân vật.

Anh Đĩ Chuột là một con người tuy vẻ ngoài mang đến cho người đọc cảm giác sợ hãi nhưng anh là một người yêu thương vợ con. Trước nạn đói hồnh hành cả xóm làng, anh xót xa khi nghĩ đến cảnh con mình phải ăn cám nhường cơm cho mình. Anh nghẹn ngào khi thấy đứa con anh thèm cơm, nên dù có nhịn đói để con anh, vợ anh được hưởng ít hạnh phúc nhỏ nhoi là được ăn cơm trắng thì anh cũng cảm thấy vui lịng. Anh cũng vơ cùng đau xót khi thấy đứa con gái cịn ít tuổi của anh phải làm lụng vất vả trong cơn đói khát, trước cái chép miệng và câu nói của anh với cái Gái “rõ mày khổ từ trong bụng mẹ” đã cho

thấy một tấm lịng người cha u thương con vơ bờ bến. Anh cũng vô cùng đau khổ khi rơi vào tình cảnh bế tắc vì khơng giúp được gì cho gia đình mình. Bất lực trước tình cảnh đói khổ của vợ con, anh buộc phải chọn cái chết để đỡ đi một phần gánh nặng nào đó cho vợ con mình.

Trong thiên truyện Lão Hạc, Nam Cao đã khắc họa thật sinh động hình ảnh lão Hạc – một người nơng dân – bề ngồi có vẻ gàn dở, lẩm cẩm nhưng thực ra là một con người có tấm lịng nhân hậu, giàu tình nghĩa, rất lương thiện và đầy khí tiết. Lão Hạc hiện ra tự nhiên quá đỗi, cứ như thấy thế nào tả thế ấy, chẳng gia công sắp đặt, bài binh bố trận gì. Mà chắp nối từ tồn những chuyện không đâu vào đâu: nào đắn đo về bán hay khơng bán con chó Vàng và mảnh vườn, chuyện ốm đau tiêu lạm vào số tiền góp nhặt, chắt bóp, dành dụm được, nào chuyện thằng con đi xa có đến hàng năm chẳng giấy má gì… được kể nhân lúc hút thuốc lào vặt của hai ơng hàng xóm, thế thơi. Ấy thế nhưng lão hiện lên là nhờ một chùm tương quan được giấu kín trong cái mạch đầy vẩn vơ, tùy tiện ấy, tựa như một “hệ vi mạch” bí mật và hoàn hảo. Mối tương quan là một luồng

sáng, chúng hội tụ về từ khắp phía giúp nhà văn làm rạng ngời lên chân dung lão Hạc. Lão được miêu tả song song với ông giáo để đối sánh, làm nổi bật lên tâm lí nơng dân bên cạnh tâm lí trí thức. Tương quan với Binh Tư để tạo ra một sự đối chọi gay gắt: một người lương thiện đến mức thánh thiện, một kẻ bất lương đã đến thành lưu manh; người này muốn trọn đạo làm người thì phải chết, kẻ kia cố bám lấy cái sống thì phải thủ tiêu phẩm chất con người. Còn tương quan với nhân vật vợ ông giáo là để lão Hạc hiện rõ lên trong một phân lập khác: một người dù có khổ đến thế nào cũng không tiêu diệt được lịng nhân hậu, vị tha; kẻ kia vì quá khổ sinh ra vị kỉ. Nhưng dẫu sao, những luồng sáng kia sẽ trở nên mờ nhạt không đáng kể, nếu như khơng có hai tương quan cuối cùng đem lại cho nhân vật cả đường nét, vóc dáng và linh hồn: lão với đứa con trai và với con chó Vàng.

Lão Hạc quá nghèo. Vợ lão chết để lại cho lão một đứa con trai. Đứa con lão lớn lên đến tuổi lấy vợ, nhưng lão lấy đâu ra đủ hai trăm bạc cho con cưới

vợ. Thằng con lão phẫn chí bỏ nhà đi đồn điền cao su. Thế là lão cơi cút một mình cùng với con chó, “cậu Vàng” của lão. Lão quý con Vàng lắm. Lão

thường bắt rận và tắm cho Vàng. Lão cho “cậu Vàng” ăn cơm trong một cái

bát. Lão ăn gì cũng chia cho “cậu Vàng” cùng ăn. Thỉnh thoảng lão lại mắng

yêu nó, “nói với nó như nói với một đứa cháu bé”. Đúng là lão coi nó như một người bạn.

Lão Hạc sống bằng làm thuê. Hoa lợi của khu vườn lão chắt chiu dành dụm để con lão về có tiền mà cưới vợ. Cái khu vườn mà lão không cho con bán (mà bán cũng khơng đủ tiền cưới vợ) cũng là có ý giữ cho nó. Cũng cịn là lão thể hiện cái nghĩa với vợ, vì khu vườn ấy, hồi còn sống vợ lão thắt lưng buộc bụng dè sẻn mãi mới tậu được. Tai họa cứ ập đến với lão. Sau trận ốm, lão yếu đi ghê quá. Gặp năm trời làm bão, hoa màu bị mất sạch, gạo thì cứ kém mãi, lão khơng có việc làm. Lão cùng với con chó đói deo đói dắt. Cùng đường lão phải bán con Vàng cho người ta giết thịt. Việc này đã cắn dứt lương tâm lão. Lão khóc với ơng giáo vì mình đã trót lừa một con chó. Những giọt nước mắt đau khổ hối hận của lão đã làm chúng ta thấm thía một bài học về lịng nhân hậu, về tình thương của con người. Nhưng lão bán con Vàng đâu phải để lấy tiền đong gạo nuôi thân.

Rồi một hôm, lão nhờ ông giáo hai việc. Việc thứ nhất: lão nhờ ông giáo chăm nom khu vườn của lão để khi con lão về có miếng đất mà làm ăn. Việc thứ hai: lão gửi ông giáo hăm nhăm đồng bạc cộng với năm đồng bạc bán con Vàng là ba mươi đồng để lỡ ra khi lão chết, hàng xóm cịn có tiền để lo ma chay. Như vậy, đối với con, lão hết mực yêu thương; đối với ông giáo, lão thực sự tin tưởng; đối với hàng xóm, lão hết sức khn phép, chu đáo, khơng muốn vì mình mà phiền lụy tới mọi người.

Có bao nhiêu tiền, lão gửi hết ông giáo. Lão ăn khoai, ăn củ chuối, ăn sung luộc, ăn rau má hay ăn bữa trai bữa ốc để sống. Lão quên mình vì con, tất cả vì con. Lão tự làm khổ mình vì con lão cịn vất vả. Lão chưa cho phép mính “sung

sướng” khi con lão chưa “sung sướng”. Đây là lời ơng giáo nói về lão: “Chao ơi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta khơng cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta

thương…” [11;94]. Lão Hạc là một người đáng thương, hơn thế lão là người

đáng kính trọng.

Thế rồi lão Hạc chết. Cái chết thật đau đớn và dữ dội. Chỉ có ơng giáo và Binh Tư hiểu lão tự tử bằng bả chó. Một con người khổ cả lúc sống, khổ cả lúc

chết. Lão chết nhưng nhân cách cao đẹp của lão vẫn sống mãi trong lịng ơng giáo, trong lòng người đọc. Lão Hạc đúng là một khối vàng ròng nguyên chất mà ta phải gạt bỏ những lớp đất mùn thô mộc, quê kệch mới tìm thấy.

Bên cạnh lão Hạc dám chết để bảo toàn nhân cách và mong cho con có cuộc sống tốt đẹp hơn cịn có nhân vật Lang Rận (Lang Rận) thà chết chứ khơng để người ta làm nhục. Lão có một cuộc sống khơng mấy vui vẻ khi khơng được nhìn nhận như một con người thực thụ khi phải sống trong sự ghẻ lạnh và những cái lườm nguýt của chị em bà cựu. Rồi khi gặp được mụ Lợi – người đàn bà xấu xí và bất hạnh, Lang Rận được có người nói chuyện, được sẻ chia và hơn hết là với mụ Lợi thì Lang Rận được nhìn nhận là một con người, nhưng niềm hạnh phúc nhỏ nhoi ấy của ông Lang lại được đưa ra để chị em bà cựu bàn tán với cái giọng điệu mỉa mai và khinh bỉ. Chính sự vơ tư thái q có phần độc ác của chị em họ đã đẩy ơng Lang phải tìm đến cái chết, vì ơng nghĩ đến nỗi nhục sáng mai khi cánh cửa phòng mụ Lợi mở ra cũng là lúc câu chuyện tình của ơng bị đem ra bàn tán ở khắp đầu làng cuối xóm, cịn ơng với mụ Lợi sẽ bị đem ra điếm cùm cho mọi người trơng thấy. Ơng khơng thể suy nghĩ đơn giản nên cũng không nhắm mắt đi ngủ dễ dàng mặc kệ đến đâu thì đến như mụ Lợi được mà ông đã không ngừng suy nghĩ rồi quyết định chọn cái chết đau đớn.

Nhân vật Chí Phèo với khuôn mặt dị dạng đã gây ra đau khổ cho biết bao gia đình khi Chí bị biến thành cơng cụ tay sai đắc lực cho Bá Kiến. Và có lẽ cuộc đời anh sẽ cứ trơi đi theo những chuỗi ngày tăm tối, chìm đắm trong những cơn say triền miên.Nhưng cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã lóe sáng như một tia chớp trong chuỗi ngày tăm tối dằng dặc của Chí Phèo. Thị Nở không phải đã khơi dậy bản năng sinh vật ở gã đàn ơng Chí Phèo mà sự săn sóc giản dị, đầy ân tình cùng tình thương yêu mộc mạc chân thành của người đàn bà khốn khổ ấy đã khiến bản chất người lao động lương thiện trong Chí Phèo thức dậy. Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm, Chí Phèo mới lại nghe thấy tiếng chim hót vui vẻ, tiếng cười nói của mấy người đi chợ về, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá… Những âm thanh quen thuộc trong cuộc sống lao động xung quanh ấy hơm nào chả có, nhưng hơm nay bỗng vang động sâu xa trong lịng Chí Phèo như là tiếng gọi tha thiết của sự sống vẳng đến đơi tai lần đầu tiên tỉnh táo của anh. Chí Phèo ăn bát cháo hành từ tay Thị Nở và bỗng nhận ra rằng cháo hành ăn rất ngon. Hương vị cháo hành hay hương vị của tình yêu thương chân thành cảm động, của hạnh phúc giản dị mà thấm thía, lần đầu tiên, đầu tiên Chí Phèo được hưởng? Lần đầu tiên Chí Phèo “mắt ươn ướt nước” và cười cái cười “nghe thật

về với cuộc sống con người. Anh tha thiết được trở lại với xã hội lồi người, anh

“thèm lương thiện, muốn làm hịa với mọi người biết bao!”.

Lòng yêu thương, cái tình người cảm động đã thức dậy trong Chí Phèo, phần sâu kín nhất trong tâm hồn, cái bản chất đẹp đẽ của người nông dân lao động bị che lấp, vùi dập bao nhiêu lâu vẫn khơng tắt. Xưa kia, Chí Phèo đã từng mơ ước một cuộc sống hạnh phúc giản dị trong lao động. Tuy còn trẻ, anh cũng phân biệt được tình u chân chính và thói dâm dục xấu xa: bị gọi lên bóp chân cho bà Ba, “anh chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì”. Bản chất trong trắng, lương thiện của người nơng dân trong Chí Phèo đã bị bọn cường hào và nhà tù thực dân ra sức bóp chết. Chí Phèo khơng chịu trách nhiệm về tội lỗi của mình.

“Trần trụi giữa bầy sói”, anh khơng thể hiền lành, mà muốn sống anh phải

cướp giật, ăn vạ, đâm chém. Muốn thế phải liều lĩnh, gan góc; những thứ ấy Chí Phèo tìm ở rượu. Và Chí Phèo ln ln say, “hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì

người ta sai hắn làm”. Chí Phèo gây tội ác một cách vô ý thức, linh hồn của anh

đã bị cướp đi rồi.

Nhưng hơm nay Chí Phèo khơng say. Tình u đã thức tỉnh anh và hé mở cho anh con đường trở lại làm người. Anh hồi hộp, hi vọng. Nhưng con đường ấy bị chặn đứng: bà cô Thị Nở không cho phép cháu bà “đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy một thằng chỉ có một nghề là đi rạch mặt ăn vạ”

[11;44]. Mọi người đã quen coi Chí Phèo như một con vật và không công nhận anh là con người từ lâu rồi. Thế là Chí Phèo rơi vào bi kịch tâm hồn đau đớn, bi kịch của con người bị cự tuyệt khơng được làm người. Chí Phèo uống và “ơm mặt khóc rưng rức”. Anh lại xách dao đi, và như mọi lần, vừa đi vừa chửi.

Nhưng bước chân Chí Phèo hơm nay khơng hẳn là bước chân loạng choạng của kẻ say. Anh đến thẳng nhà Bá Kiến chứ không rẽ vào nhà Thị Nở. Có thể vì anh say nên qn dự tính lúc ra đi và đi theo thói quen. Nhưng đúng hơn là anh đã đi theo sự thơi thúc của lịng căm thù giai cấp vẫn âm ỉ chưa tắt trong đáy khối u tối dày đặc nay đã bùng lên. Quằn quại đau khổ vì tuyệt vọng. Chí Phèo càng thấm thía tội ác của kẻ đã cướp quyền làm người, cướp cả hình người, hồn người của mình. Trước Bá Kiến, Chí Phèo “chỉ tay vào mặt” lão, dõng dạc đòi quyền làm người và lưỡi dao căm thù của Chí Phèo đã vung lên.

Khơng phải là một vụ giết người mới của Chí Phèo lưu manh mà đây là một hành động lấy máu rửa thù của người nông dân cùng khổ đã uất ức vùng lên, vùng lên một cách cô độc, tuyệt vọng, manh động. Giết chết kẻ thù, Chí Phèo cũng “chỉ cịn một cách” kết liễu cuộc đời mình. Ý thức nhân phẩm đã trở về, Chí Phèo khơng bằng lịng trở lại cuộc sống thú vật nữa. Trước đây, để bám

lấy sự sống, Chí Phèo đã phải bán linh hồn cho quỷ; giờ đây, linh hồn ấy trở về, Chí Phèo lại phải thủ tiêu cuộc sống của mình!

Qua Chí Phèo, Nam Cao như đã mơ hồ cảm thấy cái khốc liệt của mối mâu thuẫn giai cấp ngàn đời giữa nơng dân và địa chủ khơng gì có thể xoa dịu, cái sức mạnh ghê gớm của mối căm thù giai cấp đang âm ỉ trong lòng trật tự phong kiến nơng thơn, càng nén xuống thì càng dễ nổ bùng khơng gì có thể dập tắt.

Hình ảnh người phụ nữ nông dân hiện lên trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám là những người phụ nữ có cuộc sống nghèo túng, quanh năm đói khát. Tuy mỗi nhân vật có một hồn cảnh khác nhau: có những người mẹ nghèo, nhưng ít nhất cũng có chồng con bên cạnh. Nhưng có những người phụ nữ lại là những bà góa khơng con (bà quản Thích trong Nửa đêm).

Lại có những phụ nữ bị chồng phụ bạc, đánh đập (dì Hảo trong truyện ngắn Dì

Hảo, Nhu trong Ở hiền). Bất hạnh hơn cả là những người phụ nữ ế chồng vì

diện mạo xấu xí, vì nghèo hơn tất cả những người nghèo (Thị Nở trong Chí Phèo). Trong số họ có những người phải đi làm con sen, con ở cho nhà giàu (mụ

Lợi trong Lang Rận, Nhi trong Nửa đêm). Tuy là những người phụ nữ có vẻ

ngồi vơ cùng xấu xí nhưng họ lại là những con người hơn cả những con người xứng đáng như Thị Nở, Nhi vì đã dám vượt qua định kiến để yêu thương những con người bị cô lập ngay giữa quê hương của họ như Chí Phèo, Đức. Họ cịn là những con người hiền lành như mụ Lợi, cả cuộc đời mụ Lợi đi ở cho nhà giàu, cả cuộc đời mụ hiền lành mụ chẳng phạm đến ai bao giờ.

Thị Nở trong Chí Phèo là một người vơ cùng xấu xí, xấu “ma chê quỷ hờn”: “Cái mặt của thị thực là một sự mỉa mai của hóa cơng: nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu hai má nó phinh phính thì mặt thị lại cịn được hao hao như mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng trên cổ người. Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to cho khơng thua với cái mũi; có lẽ vì cố q cho nên chúng nứt nở như rạn ra. Đã thế thị lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được

Một phần của tài liệu NGOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 (Trang 43 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)