Dạy học phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần kim loại hóa học 12 cơ bản (Trang 25 - 27)

Theo các tài liệu: [6], [12], [15], [21], [22], [27], chúng tôi nhận thấy:

1.3.1. Khái niệm năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

Để hiểu được NLPH&GQVĐ, cần hiểu khái niệm “vấn đề” trong DHHH. Vấn đề học tập chỉ ra nhiệm vụ nhận thức mà HS cần đạt được, có thể là vấn đề lý thuyết hoặc thực tiễn trong đó chứa đựng các mâu thuẫn nhận thức. Đó là mâu giữa trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của người học với yêu cầu kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo mới. Đây chính là động lực của quá trình tư duy, thúc đẩy quá trình nhận thức. Giải quyết được mâu thuẫn này tức là HS tiếp thu được tri thức mới.

Tình huống có vấn đề trong dạy học là trạng thái tâm lí đặc biệt của HS khi họ gặp mâu thuẫn khách quan của bài toán nhận thức giữa cái đã biết và cái phải tìm, tự học chấn nhận và có nhu cầu, có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó bằng tìm tịi, tích cực sáng tạo, kết quả là họ nắm được cả kiến thức và phương pháp giành kiến thức.

Trong học tập cũng như trong cuộc sống, HS sẽ gặp các tình huống có vấn đề cần giải quyết. Việc nhận ra tình huống có vấn đề và giải quyết các tình huống đó một cách thành cơng chính là NLPH&GQVĐ.

NLPH&GQVĐ là khả năng của HS nhận ra các mâu thuẫn nhận thức trong các vấn đề học tập hoặc các vấn đề trong cuộc sống, và tìm ra được phương pháp để giải quyết mâu thuẫn, vượt qua các khó khăn và trở ngại, từ đố HS tiếp thu được kiến thức, kĩ năng mới hoặc giải quyết được các vấn đề trong thực tiễn.

1.3.2. Cấu trúc của năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

NLPH&GQVĐ là một dạng của năng lực hành động, là năng lực của người học khi giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn. Khi đó, HS phải vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ, đồng thời phải huy động tổng hợp nhiều năng lực của mình. Chúng ta có thể chỉ ra một số năng lực thành phần chủ yếu mà NLPH&GQVĐ được thể hiện qua các mặt sau:

- Tư duy tồn diện: Xem xét vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trong học

tập, HS có khả năng tổng hợp kiến thức của các bài học, chương học và các kiến thức có được từ các nguồn khác, các kinh nghiệm cá nhân để có cái nhìn nhiều chiều về một vấn đề.

Thường xuyên so sánh các sự vật, hiện tượng xảy ra. Dễ dàng phát hiện được sự khác biệt. Trong quá trình học tập, HS gặp các tình huống học tập khác nhau, những em có kĩ năng phát hiện vấn đề thường dễ dàng phát hiện được điểm mấu chốt trong câu hỏi, bài tập cũng như những mâu thuẫn nhận thức khi học các kiến thức mới.

- Tư duy sáng tạo: Là năng lực nhìn vấn đề theo nhiều cách khác nhau. Điều

này có thể là việc nhìn vấn đề ở các cách khác mọi người hay làm, đưa ra các sáng kiến hoặc sử dụng đồ vật theo một cách khác độc đáo hơn. Nền tảng của một người sáng tạo là sự sẵn sàng thử nghiệm. Người có tư duy sáng tạo có thể nhìn nhận sự vật hay tình huống theo cách khác.

- Suy nghĩ nhanh: Để giải quyết các tình huống một cách có hiệu quả thì cần

phải có cách suy nghĩ nhanh. Việc này thể hiện ở khả năng trả lời nhanh và đúng các câu hỏi có nhiều đáp án. Đưa ra được nhiều ý kiến khác nhau cho một câu hỏi. Ví dụ: Trong giờ học, GV thường dùng kĩ thuật công não để hỏi HS. Với một câu hỏi, HS có thể đưa ra nhiều câu trả lời trong một thời gian ngắn. Những HS có khả năng trả lời nhanh có khả năng tư duy lưu lốt, linh hoạt, mềm dẻo.

- Phát biểu suy nghĩ: Nêu lên những suy nghĩ của mình một cách rõ ràng và

mạnh dạn. HS đưa ra được những ý kiến của bản thân một cách rõ ràng.

1.3.3. Những biểu hiện của năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

Từ cấu trúc có thể thấy những biểu hiện của NLPH&GQVĐ là: + Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống.

+ Biết phát hiện và nêu được các tình huống trong học tập, trong cuộc sống. + Thu thập được các thơng tin có liên quan đến vấn đề.

+ Phân tích và đề xuất được một số biện pháp giải quyết vấn đề.

+ Lựa chọn và quyết định được biện pháp giải quyết vấn đề một cách phù hợp nhất. + Tổ chức thực hiện thành công giải pháp giải quyết vấn đề đã lựa chọn.

+ Phân tích, đánh giá được việc thực hiện giải quyết vấn đề.

+ Đúc kết được kinh nghiệm giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận dụng vào tình huống có vấn đề mới.

1.3.4. Các biện pháp rèn luyện năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

Để rèn luyện NLPH&GQVĐ cho HS, chúng ta cần chú ý tới hai yếu tố của năng lực này là: phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.

Phát hiện vấn đề là nhìn thấy mâu thuẫn trong vấn đề. Để có thể nhìn thấy mâu thuẫn này, HS cần nắm vững những kiến thức đã học vì có nẵm vững kiến thức cũ HS mới nhận thấy điểm khác biệt giữa kiến thức cũ và mới. HS cần tư duy so sánh, phê phán để có thể nêu được chính xác vấn đề.

Giải quyết vấn đề yêu cầu HS cần có sự phân tích vấn đề, tìm điểm mẫu thuẫn chính, xây dựng các hướng giải quyết vấn đề, thử giải quyết vấn đề theo các hướng khác nhau, so sánh các hướng giải quyết và tìm ra hướng giải quyết hiệu quả nhất. Như vậy, để rèn luyện NLPH&GQVĐ cho HS, cần chú ý các biện pháp sau:

- Làm cho HS hiểu về NLPH&GQVĐ.

- Hướng dẫn HS phương pháp chung để PH&GQVĐ.

- Rèn luyện cho HS thái độ học tập nghiêm túc, nắm vững những nội dung đã học, liên tục luyện tập các kĩ năng đã học được. Chuyển các kiến thức khoa học thành kiến thức của HS.

- Tạo hứng thú cho HS thơng qua các tình huống có vấn đề.

- Tổ chức các hoạt động học tập để HS rèn luyện NLPH&GQVĐ thông qua các câu hỏi, bài tập, thí nghiệm.

- Luyện tập cho HS suy luận, phỏng đoán và xây dựng giả thuyết: + Liên tưởng tới những khái niệm đã có

+ Liên tưởng tới những hiện tượng (vấn đề) tương tự + Liên tưởng tới các mối quan hệ

+ Mở rộng phạm vi sang các lĩnh vực khác

+ Dự đoán các mối quan hệ định lượng, định tính... - Giao cho HS làm các đề tài nghiên cứu nhỏ.

- Kết hợp kiểm tra đánh giá, động viên và điều chỉnh HS kịp thời.

Việc đánh giá NLPH&GQVĐ cũng như các năng lực khác, GV cần sử dụng đồng bộ các công cụ đánh giá trên cùng với bài kiểm tra kiến thức, kĩ năng. Khi xong các công cụ đánh giá (phiếu kiểm quan sát, hồ sơ học tập,…) cần xác định rõ mục tiêu biểu hiện của năng lực cần đánh giá đề từ đó xây dựng các tiêu chí một cách cụ thể rõ ràng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần kim loại hóa học 12 cơ bản (Trang 25 - 27)