1.4.1. Vị trí, vai trị, nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trường THCS
Luật Giáo dục 2005 quy định: Hiệu trưởng nhà trường là “người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, cơng nhận” [33].
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng được quy định trong Mục 1, Điều 19, Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) như sau:
a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;
b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này;
c) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
d) Thành lập các tổ chun mơn, tổ văn phịng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;
đ) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;
e) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hồn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thơng có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;
g) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;
h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện cơng tác xã hội hố giáo dục của nhà trường;
i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;
k) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật [6].
Bên cạnh đó, tiêu chuẩn cần có của người Hiệu trưởng cũng đã được lượng hoá và quy định trong Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học
phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số
29/2009/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Gồm có 3 tiêu chuẩn với 23 tiêu chí, cụ thể như sau:
định về: Phẩm chất chính trị; Đạo đức nghề nghiệp; Lối sống; Tác phong làm việc; Giao tiếp, ứng xử)
Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm (trong đó quy định
về: Hiểu biết chương trình giáo dục phở th ơng; Trình độ chun mơn; Nghiệp vụ sư phạm; Tự học và sáng tạo; Năng lực ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thơng tin)
Tiêu chuẩn 3: Năng lực quản lí nhà trường (trong đó quy định về: Phân tích
và dự báo; Tầm nhìn chiến lược; Thiết kế và định hướng triển khai; Quyết đốn, có bản lĩnh đổi mới; Lập kế hoạch hoạt động; Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ; Quản lý hoạt động dạy học; Quản lý tài chính và tài sản nhà trường; Phát triển mơi trường giáo dục; Quản lý hành chính; Quản lý công tác thi đua, khen thưởng; Xây dựng hệ thống thông tin; Kiểm tra đánh giá) [8].
Người hiệu trưởng ngoài phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề thì cần phải là người có tầm nhìn, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm. Người hiệu trưởng phải có khả năng xử lý thơng tin; xây dựng được mạng lưới giao tiếp tốt, phản hồi nhanh; hiệu trưởng phải biết thuyết phục hơn là ra lệnh; hiệu trưởng phải biết quyết đoán trên cơ sở thu hút, tập hợp nhiều người; hiệu trưởng phải là người trung thực liêm khiết…
Trong nhà trường, Hiệu trưởng và TTCM có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Hiệu trưởng là người lựa chọn, bổ nhiệm TTCM; giao nhiệm vụ, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá TTCM; bồi dưỡng các năng lực cho TTCM. Ngược lại, TTCM nhận các nhiệm vụ từ Hiệu trưởng, triển khai đến từng thành viên của tổ; tham mưu cho Hiệu trưởng và có trách nhiệm báo cáo kịp thời mọi tình hình của tổ.
1.4.2. Những yêu cầu đặt ra cho việc Hiệu trưởng trường THCS quản lý tổ trưởng chuyên môn trong giai đoạn đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay trưởng chuyên môn trong giai đoạn đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay
Mục tiêu chiến lược giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 là sẽ phấn đấu xây dựng một nền giáo dục hiện đại, khoa học, dân tộc, làm nền tảng cho sự nghiệp CNH - HĐH, phát triển bền vững đất nước, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới một xã hội học tập, có khả năng hội nhập quốc tế. Vì vậy nền giáo dục phải đào tạo được những con người Việt Nam có năng lực tư duy độc lập và sáng tạo, có khả năng thích ứng, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có thể lực tốt, có bản lĩnh, trung thực, ý thức làm chủ và tinh thần trách
nhiệm cơng dân, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nâng cao vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng thế giới
Mục tiêu cụ thể được xác định: Quy mô giáo dục được phát triển hợp lý chuẩn bị nguồn nhân lực cho đất nước thời kỳ CNH - HĐH và tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người dân. Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo được nâng cao, tiếp cận được với chất lượng giáo dục của khu vực và quốc tế. Các nguồn lực cho giáo dục được huy động đủ, phân bổ và sử dụng có hiệu quả để đảm bảo điều kiện phát triển giáo dục.
Đứng trước thực trạng đó, người cán bộ quản lý trường học nói chung và TTCM trong các trường THCS nói riêng cần phải là nhà giáo vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo, vừa phải là nhà lãnh đạo có tầm nhìn, đồng thời cũng phải là nhà quản lý giỏi. Cụ thể:
- Lãnh đạo để ln có được sự thay đổi và phát triển bền vững.
- Quản lý để các hoạt động có sự ổn định nhằm đạt được mục tiêu: Quản lý bằng pháp luật và khoa học; Quản lý theo cơ chế phân cấp, dân chủ, tự chủ-tự chịu trách nhiệm; Quản lý theo phương thức tương tác, lấy tổ chuyên môn làm trung tâm.
Người tổ trưởng phải vận dụng một cách sáng tạo những tri thức và kĩ năng có được vào việc xây dựng, quản lý tổ chuyên môn một cách hiệu quả nhất. Đó là, những tri thức về chun mơn, về khoa học giáo dục, về khoa học QLGD và các khoa học liên quan; những kĩ năng sư phạm, kĩ năng quản lý, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nhận thức, kĩ năng định hướng, kĩ năng tổ chức, kĩ năng nắm bắt và xử lý thông tin, kĩ năng hợp tác…
Để có thể đảm nhận có hiệu quả trọng trách lãnh đạo và quản lý tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, TTCM địi hỏi phải có những năng lực nhất định. Năng lực của người tổ trưởng là việc giải quyết có hiệu quả những vấn đề mới, những tình huống mới, những thách thức mới mà họ phải đối mặt và giải quyết chúng.