Vị trí, vai trị và nhiệm vụ của phần làm văn trong Bộ môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp liên môn trong dạy học làm văn thuyết minh ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 29 - 33)

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.2. Vị trí, vai trị và nhiệm vụ của phần làm văn trong Bộ môn

nhà trường phổ thơng

1.1.2.1. Vị trí

- Làm văn là một bộ phận thực hành quan trọng trong quá trình học tập Ngữ văn nhằm rèn luyện kỹ năng tư duy chính xác, nhạy bén, kỹ năng diễn đạt đúng và hay bằng ngơn ngữ (dạng thức ngơn ngữ nói và viết) những hiểu biết,

suy nghĩ, tình cảm của người học sinh trước một hiện tượng về văn học, về

cuộc sống.

- Làm văn là phần thực hành của Văn học và tiếng Việt, song song và tương ứng với phần văn học. Chính vì vậy, làm văn là một hoạt động có tính chất

thực hành tổng hợp về kiến thức và kỹ năng.

*Về kiến thức:

Đó khơng chỉ là sự tổng hợp các kiến thức tích lũy trong đọc- hiểu văn bản văn học sử, lý luận văn học mà còn là sự hiểu biết kiến thức từ các bộ môn, các lĩnh vực khác (lịch sử, địa lí, âm nhạc, hội họa…) đặc biệt là những kiến thức xã hội.

Ví dụ:

- Kiến thức lí thuyết làm văn (lập dàn ý, chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu, miêu tả và biểu cảm…) sẽ được huy động để giải quyết đề văn tự sự.

- Kiến thức về các thể loại văn học dân gian đã học được dùng để khái quát đặc trưng của nền văn học này.

- Kiến thức về các tác giả, tác phẩm nói lên nỗi khổ của người phụ nữ sẽ được tổng hợp lại để giải quyết một nhận định làm văn về thân phận người phụ nữ… * Về kỹ năng:

Tất cả các kỹ năng như kỹ năng tư duy, diễn đạt, kỹ năng nghe- nói- đọc- viết, kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý, dựng đoạn, lập dàn ý… đều được sử dụng trong quá trình làm văn. Vì thế, làm văn là hoạt động có khả năng rèn luyện kỹ năng diễn đạt có tính chất tổng hợp:

- Kỹ năng đọc hiểu văn bản, chú ý đến những chi tiết liên quan đến hành động và lời nói của nhân vật.

Ví dụ: Khi đọc tác phẩm “Hồn Trương Ba da hàng thịt” thì ta phải chú ý: + Hành động cử chỉ của hai nhân vật: Hồn Trương Ba với vẻ uất ức, tức giận, bất lực cịn xác hàng thịt thì tỏ vẻ thương hại.

+ Xưng hơ: Hồn Trương Ba xưng “mày- ta” khinh bỉ, xem thường; còn xác hàng thịt xưng “ông- tôi” ngang hàng, thách thức…

- Cách làm dàn ý cho văn bản nghị luận về tác phẩm truyện, nhân vật… để làm dàn ý.

- Kỹ năng tư duy chính xác, nhạy bén, trong sáng, rõ ràng (lập luận, trình bày vấn đề logic, khả năng phân tích, bình luận, đánh giá, đối chiếu…).

Ví dụ: Khi phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao , học sinh phải nắm được những đặc điểm tiêu biểu của Chí Phèo để lập dàn ý, sắp xếp những luận điểm, luận cứ luận chứng một cách phù hợp, logic với yêu cầu của đề bài. Khi phân tích, học sinh có thể so sánh, đối chiếu nhân vật Chí Phèo với một số nhân vật khác trong các tác phẩm khác như nhân vật AQ trong tác phẩm “AQ chính truyện” của Lỗ Tấn để làm rõ hơn tính cách nhân vật Chí Phèo. Từ đó cho thấy có sự đặc sắc trong các miêu tả của tác giả cũng như có sự sự gặp gỡ trong tính cách của hai nhân vật này. Cho thấy sự ảnh hưởng trong tư tưởng của các nhà văn.

- Kỹ năng nói đúng, nói lưu lốt, trơi chảy, nói hay, lơi cuốn.

Ví dụ: Khi bình luận về một hiện tượng đời sống như văn hóa giao tiếp của giới trẻ ngày nay thi học sinh phải tìm hiểu thực tế diễn ra như thế nào để nói cho đúng, đưa ra những nhận xét, đánh giá của riêng mình đối với vấn đề này và phải tạo được hứng thú cho người nghe.

- Kỹ năng viết nhanh, viết đúng, viết hay. Thời gian để làm một bài văn là có hạn. Vì vậy, học sinh phải có kỹ năng viết nhanh. Và muốn viết hay trước hết phải viết đúng.

Ví dụ: Khi phân tích bài “Trao duyên” của Nguyễn Du, học sinh phải biết được nội dung đoạn trích nói về nỗi đau của Thúy Kiều khi phải trao mối duyên của mình cho em là Thúy Vân đồng thời thấy được tài miêu tả tâm lý nhân vật bậc thầy của Nguyễn Du. Nếu như khơng biết được tác phẩm mình phân tích nói về điều gì, chủ đề ra sao thì học sinh khơng thể viết đúng được.

Khi đã viết đúng, vấn đề của học sinh là phải diễn đạt làm sao cho hay, cho hấp dẫn.

Qua làm văn, kiến thức chung và kiến thức văn học của học sinh được củng cố và phát triển lên một bước cơ bản về chất, kiến thức lẻ tẻ được hệ thống hóa, phạm trù hóa, kiến thức chết trở thành kiến thức sống, kiến thức tản mạn trở thành kiến thức định hướng: thao tác và kỹ năng văn học lẻ tẻ bộ phận được huy động tổng lực qua q trình làm văn.

1.1.2.2. Vai trị, nhiệm vụ

Vì là một hoạt động có tính thực hành nên làm văn có nhiệm vụ

- Củng cố, hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức về tác giả, tác phẩm, về xu hướng, giai đoạn văn học.

Ví dụ: Khi phân tích về bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu, học sinh sẽ có thêm những hiểu biết về tác giả Tố Hữu, về tập thơ “Việt Băc”, về những khó khăn gian khổ của đồng bào ta, về tinh thần lạc quan của những người lính cũng như tình cảm chân thành của đồng bào miền núi đối với cán bộ chiến sĩ cách mạng…

- Hình thành, củng cố những hiểu biết về xã hội (thông qua việc cho các em trình bày một vấn đề- thường là vấn đề được các em quan tâm như văn bản quảng cáo, hay cho học sinh bình luận, bác bỏ một vấn đề, nghị luận xã hội…).

- Trang bị những hiểu biết về lý thuyết làm văn với những đặc điểm, phương pháp làm bài văn nghị luận.

Ví dụ: Muốn làm một bài văn, bất kì là phân tích, chứng minh, giải thích hay bình luận thì học sinh vẫn phải biết cách phân tích đề bài, biết cách lập dàn ý. Lý thuyết làm văn của bài “Phân tích đề, lập dàn ý cho bài nghi luận văn học” sẽ giúp học sinh viết được một bài văn hay mà khơng bỏ sót ý.

- Rèn luyện kỹ năng dùng từ, viết câu, dựng đoạn, xây dựng dàn ý, bố cục bài làm văn. Khi chấm một bài văn của học sinh, giáo viên sẽ có những nhận xét,

đánh giá về cách dùng từ, viết câu, bố cục bài văn của học sinh. Học sinh sẽ dựa vào đó rút kinh nghiệm để những bài viết sau này không mắc phải những lỗi đó nữa.

- Giáo dục tư tưởng, tình cảm, bồi dưỡng tâm hồn nhân cách cho học sinh (giúp học sinh nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa văn và người, giáo dục tác phong bền bỉ, cẩn thận, tinh thần trách nhiệm, tích cực, trung thưc, có chính kiến, chịu tìm tịi, đào sâu suy nghĩ…).

Ví dụ: Khi giáo viên ra đề cho học sinh là “Em hãy bình luận câu danh ngơn “Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người”, học sinh sẽ nhận thức được rằng chỉ có học mới làm cho mình tự tin trong cuộc sống. Kiến thức được ví như một thứ đồ trang sức để làm đẹp cho mình và cho đời. Chính vì vậy, thơng qua làm văn, học sinh được giáo dục về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp liên môn trong dạy học làm văn thuyết minh ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)