Tích hợp kiến thức địa lí để tạo hứng thú học tập phần làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp liên môn trong dạy học làm văn thuyết minh ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 70)

luyện cho học sinh những kỹ năng sưu tầm, nghiên cứu tư liệu lịch sử. Đặc biệt, từ việc sưu tầm, xử lý tư liệu, học sinh được rèn luyện các thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp. Đó chính là cơ sở để rèn luyện khả năng bồi dưỡng niềm say mê, đối với làm văn thuyết minh của học sinh. Được trực tiếp tham gia hoạt động sưu tầm, nghiên cứu lịch sử địa phương để phục vụ cho làm văn thuyết minh giúp học sinh có những nhận thức đúng đắn về giá trị lịch sử văn hố của địa phương mình. Càng tự hào về truyền thống của quê hương các em càng thêm yêu quý những giá trị truyền thống văn hoá của q hương mình.

2.3.2. Tích hợp kiến thức địa lí để tạo hứng thú học tập phần làm văn thuyết minh thuyết minh

2.3.2.1. Tích hợp kiến thức địa lí nhằm cụ thể hóa khơng gian văn học

Những hiểu biết về điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình của một khu vực đóng vai trị vơ cùng quan trọng để học sinh hiểu thêm không gian nghệ thuật trong tác phẩm.

Chẳng hạn, khi tìm hiểu và thuyết minh về tác phẩm “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của nhà thơ Cao Bá Qt thì khơng gian bãi cát dài ở những vùng cồn cát trắng trên dải đất miền Trung trên hành trình vào Huế thi Hội của ông chúng ta không thể không nhắc đến. Nhất là đặc điểm về khí hậu nóng, gió Lào, cát trắng vùng Quảng Bình khiến cho người lữ khách khi đi trên bãi cát có cảm giác “đi một bước như lùi một bước” dưới cái nóng oi bức có thể thiêu đốt người khách bộ hành. Hiểu thêm đặc điểm địa hình, khí hậu của vùng đất này sẽ giúp học sinh có những tri thức cần để thuyết minh bài thơ đầy đủ và khách quan, trung thực hơn.

Thuyết minh về bài thơ “Phú sông Bạch Đằng” của tác giả Trương Hán Siêu, cũng cần nằm được vị trí địa lí con sơng Bạch Đằng bởi vì nó liên quan đến q trình tìm hiểu bài thơ. Sơng Bạch Đằng có vị trí quan trọng khơng chỉ trong giao thơng mà cịn mang dấu ấn sâu đậm trong suốt chiều dài lịch sử,văn hóa.

Sơng Bạch Đằng có nguồn chính chảy từ sơng Lục Đầu, có các chi mạch từ Đơng Triều về gặp sông Giá và sông Đá Bạc, chảy xuống dưới rồi đổ ra biển bằng hai cửa: Dịng chính dài khoảng 20km, đổ ra cửa Nam Triệu, xưa gọi là cửa Bạch Đằng. Hai chi lưu là sông Chanh dài khoảng 18km, đổ ra ở cửa Lạch Huyện và chi lưu sơng Rút (cịn gọi là sơng Nam) dài khoảng 16km. Trong Dư địa chí, Nguyễn Trãi từng mơ tả: “Sơng Vân Cừ (tức sông Bạch Đằng) rộng 2 dặm linh 69 trượng, sâu 5 thước, núi non cao vót, nước suối giao lưu, sóng tung lên tận trời, cây cối lấp bờ, thật là nơi hiểm yếu”. Tên Vân Cừ được giải thích là bởi khi nước triều lên có gió bắc thổi, hoặc nước triều xuống có gió nam thổi, dịng sơng cuộn lên những con sóng lớn bạc đầu như mây trắng (Vân Cừ).

Ngồi ra, sơng Bạch Đằng cịn có tên gọi khác là sơng Rừng, ngày nay vẫn còn tên bến Rừng, phà Rừng trên đường sang Hải Phòng. Người Quảng Yên trước đây từng lưu truyền câu “Con ơi, nhớ lấy lời cha - Gió nồm, nước rặc chớ qua sơng Rừng” để nói lên sự hiểm yếu của sơng là vậy.Với ba lần là chiến trường, chứng kiến những thắng lợi to lớn của quân dân Đại Việt chống giặc phương Bắc vào các năm 938 - Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, năm 981 - Lê Hoàn đánh thắng quân Tống và đặc biệt là năm 1288 - Trần Hưng Đạo lại áp dụng chiêu thức “đóng cọc nhọn” đánh thắng oanh liệt quân Nguyên Mông, sông Bạch Đằng có lẽ là con sơng oai hùng được sử sách ghi chép, thi phú ngợi ca nhiều nhất Việt Nam. Nhiều tác phẩm thi ca, tiêu biểu là phú Bạch Đằng Giang của Trương Hán Siêu thời Trần được ví như một áng thiên cổ hùng văn trong lịch sử văn học yêu nước Việt Nam, một áng văn chứa chan niềm tự hào dân tộc, có ý nghĩa tổng kết lại chiến thắng Bạch Đằng thời bấy giờ.

Hay khi thuyết minh về trích đoạn “Chiến thắng Mtao Mxây” (trích Sử thi “Đăm Săn”) giáo viên kể cho học sinh để các em hình dung được khơng gian diễn xướng của sử thi. Mỗi tác phẩm sử thi Êđê là một câu chuyện dài, nếu ghi lại trung thành với lời kể, có thể dài ba, bốn nghìn câu, cũng có tác phẩm dài đến hàng vạn câu. Nghệ nhân có tài diễn xướng liên tục thì phải mất nhiều đêm mới kể hết. Diễn xướng sử thi địi hỏi một thời điểm, một khơng gian đặc biệt phù hợp với loại hình này. Đó là khơng gian văn hóa, hay cịn gọi là “khơng gian thiêng”. Bởi hình thái sinh hoạt văn hóa này từ bao đời nay vẫn được người Êđê tơn trọng, gìn giữ, coi đó là di sản văn hóa, là giá trị tinh thần vô cùng quý giá của cộng đồng. Trong dân ca của người Êđê có câu: “Thiếu tiếng khan, tiếng khưt, tiếng chiêng/ Như cuộc sống thiếu cơm, thiếu muối”. Nghĩa là sinh hoạt văn hóa kể khan (sử thi) khơng thể thiếu được trong đời sống tinh thần của người Êđê. Nó vơ cùng cần thiết như bát cơm, hạt muối hằng ngày vậy.

Không gian diễn xướng sử thi Êđê là không gian lễ hội. Lễ hội bảo đảm khơng khí “thiêng”, khơng khí cộng đồng rất phù hợp cho việc diễn xướng sử thi. Bởi chủ đề chính của sử thi là những con người kỳ vĩ, những anh hùng lý tưởng của dân tộc được nhân dân sùng kính như: Đăm Săn, Đăm Ji, Sing Nhã… Họ là niềm tự hào của cộng đồng, đã ăn sâu vào tâm thức của mọi người dân.

Lễ hội là thời điểm mạnh trong đời sống văn hóa tinh thần của mỗi dân tộc. Nó thu hút đầy đủ mọi điều kiện về khơng gian, thời gian, vật chất, tinh thần của người tham dự. Nó cũng là những yếu tố vô cùng cần thiết cho diễn xướng sử thi.

Mùa lễ hội của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc Êđê nói riêng đều được tổ chức vào mùa nông nhàn, là khoảng cách giữa hai vòng quay của một chu kỳ sản xuất nơng nghiệp. Ở Tây Ngun đó là khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 3 dương lịch, đây là khoảng thời gian thuộc mùa

khô. Trong khoảng thời gian này, những cư dân nông nghiệp được giải phóng khỏi cơng việc nương rẫy, có thời gian nhàn rỗi để tham gia lễ hội. Vào thời điểm này, họ đã chuẩn bị được một khối lượng lương thực, thực phẩm để tổ chức các lễ hội, cúng tế thần linh, tổ tiên, ông bà, mà người Êđê gọi là “mùa ăn năm uống tháng”.

Trong những ngày diễn ra lễ hội như: lễ mừng gia chủ thu được 100 gùi lúa trong mùa rẫy; lễ cưới; lễ mừng thọ; lễ rước K’pan; lễ dọn vào nhà mới; lễ trưởng thành; lễ kết nghĩa anh em… Trong các lễ hội này, gia chủ mời bà con gần xa đến dự. Lễ hội được tổ chức tại gian gah (gian khách) của ngôi nhà dài. Đây là không gian để tổ chức các nghi lễ - lễ hội của người Êđê. Trong những ngày diễn ra lễ hội, buổi tối, khi mọi công việc của nghi lễ tạm gác lại, gia chủ mời nghệ nhân kể khan cho mọi người nghe. Mọi người ngồi quây quần bên bếp lửa, bên ché rượu cần. Nghệ nhân kể sử thi (pô khan) ngồi cạnh ché rượu, trên chiếc chiếu hoa, cầm cần rượu xin phép tổ tiên, ông bà được kể khan cho con cháu nghe, rồi ơng hít một hơi rượu cần và bắt đầu kể. Người nghe kể khan đơng đến nỗi phải ngồi ra ngồi hiên nhà dài. Trong thời điểm này không gian trở nên yên tĩnh, mọi người ăn đã no, uống đã say, men rượu ở một chừng mực nhất định đã tạo cho nghệ nhân sự hưng phấn trong quá trình diễn xướng và cho người nghe trong quá trình thưởng thức.

Tại khơng gian lễ hội bỏ mả của người Êđê M’Dhur, về khuya, sau khi mọi nghi lễ tạm dừng lại, thì nghệ nhân kể khan bắt đầu kể những bài khan nổi tiếng của dân tộc mình cho mọi người nghe. Đây là hình thức sinh hoạt kể sử thi vô cùng độc đáo. Bên đống lửa bập bùng tại không gian nhà mồ rộng lớn, nghệ nhân hát kể sử thi cho hàng nghìn người nghe. Dân làng, già trẻ gái trai và khách gần xa ngồi im lặng say sưa lắng nghe kể sử thi suốt đêm thâu cho đến khi con gà trống gáy vang núi rừng, báo hiệu ông mặt trời đã thức giấc thì nghệ nhân hát kể sử thi mới dừng câu chuyện lại để chuẩn bị cho các nghi lễ tiếp theo của lễ hội bỏ mả. Ở đây, lễ hội bỏ mả được tổ chức bao nhiêu ngày đêm, thì những người đến dự lễ được nghe kể sử thi bấy nhiêu đêm.

Khơng gian diễn xướng sử thi cịn được tổ chức ở chòi rẫy (trong mùa làm rẫy). Tại đây các chủ rẫy đều làm chòi và cử người ở lại giữ rẫy (người giữ rẫy chủ yếu là đàn ông trung niên trở lên). Cứ tối đến, sau khi cơm nước xong, những người ở lại giữ rẫy thường kéo đến chịi rẫy của nghệ nhân có tài kể khan để nghe kể các sử thi nổi tiếng của ông bà để lại như: Đăm Săn, Đăm Di, Khinh Jú… Tại đây, người kể, người nghe sử thi cũng say sưa như ở không gian nhà dài tại buôn làng.

Khơng gian kể sử thi cịn được thể hiện trên đường đi bộ từ buôn lên rẫy, hoặc trong những buổi đi chăn trâu, chăn bò, trong những ngày đi rừng. Ở đây, nghệ nhân hát kể sử thi thường hát kể cho một nhóm người nghe (khoảng 5-7 người). Chính khơng gian này đã giúp người nghe dễ nhớ, dễ lưu truyền.

Cũng tại không gian nhà dài, vào những đêm trăng sáng sau mùa rẫy, theo yêu cầu của dân buôn, nghệ nhân kể khan lại tổ chức kể các sử thi của dân tộc mình cho mọi người nghe tại ngôi nhà dài của mình. Trong những đêm này, gian nhà của ngôi nhà dài nghệ nhân kể sử thi đầy chật già trẻ, gái, trai trong buôn. Đây là nhu cầu sinh hoạt văn hóa nghe kể sử thi không thể thiếu được trong đời sống cộng đồng của người Êđê.

2.3.2.2. Tích hợp kiến thức địa lí gắn với đặc điểm, tính chất của đối tượng thuyết minh

Trong bài văn thuyết minh cần làm nổi bật được những đặc điểm,bản chất đặc trưng của đối tượng thuyết minh.Khi thuyết minh về một đối tượng nào đó, việc tích hợp kiến thức địa lí về khi hậu, địa hình, tự nhiên…giúp cho bài làm văn thuyết minh sẽ đầy đủ và toàn diện hơn.

Trong bài “Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh”, có phần tìm hiểu văn bản thuyết minh về “Bưởi Phúc Trạch” theo trình tự kết cấu khơng gian. Việc thuyết minh về bưởi Phúc Trạch sẽ phong phú hơn khi giáo

Trạch có được là nhờ điều kiện tự nhiên đặc thù của khu vực địa lý. Khu vực

địa lý được phân bố trong địa hình lịng chảo, trên những dải đất có độ cao 10 – 40m, độ dốc dưới15o, được bao bọc bởi 2 dãy núi Trường Sơn và Trà Sơn. Điều kiện khí hậu của khu vực địa lý đặc biệt thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây bưởi Phúc Trạch. Nhiệt độ của khu vực địa lý trong các tháng phát triển và tích lũy quả cao. Lượng mưa của khu vực địa lý trong các tháng phát triển và tích lũy quả thấp, lượng mưa tương đương với lượng bốc hơi. Tốc độ gió Lào thấp, dưới 1,5m/s. Ngồi ra, khu vực địa lý cịn phân bố trên đất có nguồn gốc phát sinh từ phù sa bồi hàng năm, phù sa cổ, đất xám feralit hình thành trên đá phiến sét, đất xám feralit hình thành trên đá mác ma và trên phù sa cổ.

Trong bài “ Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh” giáo viên chú ý học sinh mục đích của văn bản thuyết minh là cung cấp những tri thức về sự vật nên văn bản thuyết minh tính chuẩn xác là yêu cầu quan

trọng nhất.

Để đạt được sự chuẩn xác cần: - Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết.

- Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, các tài liệu có giá trị của các chuyên gia, các nhà khoa học về vấn đề cần thuyết minh.

- Chú ý thời điểm xuất bản của các tài liệu để cập nhật thơng tin một cách kịp thời.

Để có thể thuyết minh được về một danh thắng nào đó, ngồi phải quan sát, tìm hiểu, sử dụng các phương pháp thuyết minh và một vài điểm quan trọng khác là các em phải biết được vị trí địa lí của thắng cảnh nằm ở đâu, thắng cảnh có những bộ phận nào, diện tích bao nhiêu, quang cảnh thiên nhiên xung quanh, nét đặc sắc của danh thắng là gì? Nếu có điều kiện giáo viên tổ chức cho học sinh trực tiếp đi tham quan, quan sát kĩ lưỡng để làm bài

cũng có thể sưu tầm trên báo chí, sách vở, mạng internet và đặc biệt là cho các em quan sát tranh ảnh.

Chẳng hạn thuyết minh về di tích lịch sử thành Cổ Loa sau khi học sinh học xong văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”, giáo viên cung cấp cho học sinh tri thức chuẩn xác về vị trí địa lí của thành Cổ Loa thời Âu Lạc nhằm giúp học sinh có tư liệu phong phú cho bài viết.

Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm sốt được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa. Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sơng Hồng. Con sông này qua nhiều thế kỷ bị phù sa bồi đắp và nay đã trở thành một con lạch nhỏ, nhưng xưa kia sơng Hồng là một con sông nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu, con sông lớn nhất trong hệ thốngsơng Thái Bình. Như vậy, về phương diện giao thơng đường thủy, Cổ Loa có một vị trí vơ cùng thuận lợi hơn bất kỳ ở đâu tại đồng bằng Bắc Bộ vào thời ấy. Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sơng Thái Bình. Hai mạng lưới đường thủy này chi phối toàn bộ hệ thống đường thủy tại Bắc bộ Việt Nam. Qua con sông Hồng, thuyền bè có thể tỏa đi khắp nơi, nếu ngược lên sơng Hồng là có thể thâm nhập vào vùng Bắc hay Tây Bắc của Bắc Bộ, nếu xi sơng Hồng, thuyền có thể ra đến biển cả, còn nếu muốn đến vùng phía Đơng Bắc bộ thì dùng sơng Cầu để thâm nhập vào hệ thống sơng Thái Bình đến tận sơng Thương và sông Lục Nam.

Địa điểm Cổ Loa chính là Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng, dân chúng đơng đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng. Việc

kinh tế trong giao tiếp, trao đổi con người dễ dàng đi lại bằng đường bộ hay bằng đường thủy; trong nơng nghiệp có bước tiến đáng kể về kỹ thuật trồng lúa nước, mức độ dân cư cũng đông đúc hơn.

2.3.3. Tích hợp kiến thức cơng dân trong làm văn thuyết minh nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Nếu đã từng thực sự biết khám phá, hiểu sâu và lĩnh hội hết những giá trị tư tưởng cũng như nghệ thuật của những tác phẩm văn học, chắc hăn ai cũng có thể nhận thấy những chức năng đặc thù của văn học trong việc bồi đắp tâm hồn, hình thành nhân cách học sinh.Văn học trang bị những cảm xúc nhân văn, giúp con người hướng tới Chân - Thiện - Mỹ. Nhờ có Văn học mà đời sống tinh thần của con người ngày càng giàu có, phong phú, tinh tế hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp liên môn trong dạy học làm văn thuyết minh ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)