Nghĩa, tầm quan trọng của xã hội hóa giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tiểu học ở huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 29 - 31)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu về quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục Tiểu học

1.3. Hoạt động xã hội hóa giáo dục ở nhà trường Tiểu học

1.3.2. nghĩa, tầm quan trọng của xã hội hóa giáo dục

Nâng cao tính nhân dân, bản sắc dân tộc của nền giáo dục nước ta, tiếp tục khẳng định chân lý: Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, đề cao một

nền giáo dục của nhân dân, do dân và vì dân. XHHGD cũng là cơ hội giáo dục quần chúng qua thực tiễn nhằm nâng cao trình độ và năng lực giáo dục và tự giáo dục của mỗi người, của mỗi tổ chức và lực lượng tham gia vào sự nghiệp này.

XHHGD sẽ là tạo ra một “xã hội học tập” vừa phát huy truyền thống của dân tộc ta - một dân tộc hiếu học - thực hiện “ai cũng được học hành” và phù hợp với xu hướng của thời đại “học tập thường xuyên”, “học suốt đời”, giáo dục cho mọi người. Nó sẽ góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

XHHGD góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát huy hiệu quả xã hội của giáo dục. Sự tham gia của xã hội góp phần thể chế hố mục tiêu giáo dục thích hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa phương, góp phần mở rộng nội dung giáo dục cho sát với cuộc sống, xây dựng nên những môi trường thuận lợi cho giáo dục và đào tạo con người, tăng cường lực lượng của người dạy và người học, phát triển yếu tố nội sinh là chính con người trong giáo dục, tạo nhanh điều kiện vật chất và tinh thần để nâng cao chất lượng giáo dục.

XHHGD góp phần làm cho giáo dục phục vụ những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Giáo dục và kinh tế - xã hội vốn có những mối quan hệ mang tính quy luật. Sự tham gia của xã hội ở tầm vĩ mô cũng như vi mô vào sự nghiệp giáo dục sẽ làm cho giáo dục gắn bó với mọi mặt của đất nước và từng địa phương, nhà trường sẽ gắn với xã hội, giáo dục gắn với cộng đồng, phát triển bằng sức mạnh của cộng đồng và vì những mục tiêu của cộng đồng. Nếu như XHHGD thực sự thấm nhuần quan điểm về vùng, địa phương thì sẽ là một công cụ đắc lực của địa phương và bản thân giáo dục sẽ thu hút được sức mạnh, tiềm năng của địa phương.

XHHGD là một con đường để thực hiện dân chủ hoá giáo dục. Hai phạm trù này có mối quan hệ với nhau rất biện chứng. Nhờ dân chủ hoá mà mở rộng lực lượng xã hội tham gia giáo dục và ngược lại, xã hội hố chính là con

đường, là hình thức để thực hiện dân chủ hố giáo dục - một mục tiêu phấn đấu của giáo dục hiện đại và giáo dục cách mạng nước ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tiểu học ở huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 29 - 31)