Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục Tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tiểu học ở huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 37)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu về quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục Tiểu học

1.4. Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục Tiểu học

1.4.1. Xây dựng kế hoạch phù hợp với hoạt động giáo dục và điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị

Trên cơ sở những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, căn cứ vào điều kiện thực tế để cụ thể hoá trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục và XHHGD ở từng địa phương, đơn vị với các biện pháp khả thi và thường kiểm tra đánh giá bằng tiêu chí rõ ràng.

1.4.2. Tổ chức thực hiện hoạt động xã hội hoá giáo dục

XHHGD là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Chủ trương này trở thành một cuộc vận động lớn mang lại hiệu quả tích cực cho nền giáo dục Việt Nam. Vì vậy, khâu tổ chức thực hiện có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm đảm bảo những nguyên tắc và nội dung của hoạt động XHHGD.

Thành lập bộ máy điều hành XHHGD. Hiện nay, hầu hết ở các địa phương đã thành lập được hội đồng giáo dục. Tổ chức này do Đại hội giáo dục cấp tương đương bầu ra có chức năng là một tổ chức tư vấn cho UBND đồng cấp nhằm tổ chức thực hiện Nghị quyết đại hội giáo dục cấp mình theo kế hoạch đề ra; động viên và phối hợp với các lực lượng xã hội tham gia vào giáo dục có hiệu quả. Hội đồng giáo dục dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương cùng cấp và hiệp thương với các tổ chức đoàn thể để cùng phối hợp hoạt động giáo dục ở địa phương. Triển khai XHHGD địi hỏi một cơ chế hợp lý. Nói đến tổ chức là nói đến tổ chức và quan hệ. Đại hội giáo dục sẽ giải quyết được hai vấn đề đó và là diễn đàn tồn dân tham gia giáo dục, thể hiện sự liên kết, phối hợp các lực lượng xã hội tạo nên sức mạnh của toàn xã hội làm giáo dục.

Phân công, phân nhiệm các mục tiêu nhiệm vụ đề ra ứng với các tổ chức con người cụ thể có trong trường.Phát hiện được các nguồn lực cần huy động.

Tổ chức huy động được nguồn lực. Phân phối nguồn lực huy động được theo các đơn vị mà nhà trường hình thành.

1.4.3. Chỉ đạo, chỉ huy, điều phối

Chỉ dẫn mọi thành viên trong đơn vị thực hiện các công tác cơng việc đề ra về xã hội hố giáo dục.

Điều phối, điều chỉnh các nhiệm vụ để cơng việc tiến hành nhịp nhàng. Nếu nhiệm vụ có khối lượng quá lớn mà năng lực thực hiện bình thường thì phải hạ bớt khối lượng hay yêu cầu. Nếu nhiệm vụ có khối lượng cịn thấp so với khả năng cơng việc thì phải bổ sung nhiệm vụ.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động XHHGD

Kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng quản lý quan trọng. Vì vậy, hoạt động XHHGD sau khi triển khai thực hiện cần được tổng kết, đánh giá, kiểm tra chặt chẽ theo định kỳ. Nhân rộng những mơ hình tốt, cách làm hay trong từng nhà trường, từng địa phương. Có đánh giá, thơng báo, khen thưởng động viên kịp thời trong các hội nghị liên tịch giữa các Ban, Ngành, đoàn thể, các lực lượng xã hội thì cơng việc mới đựoc duy trì, phát triển và đem lại hiệu quả thiết thực.

Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ, đối chiếu kết quả đạt được so với yêu cầu đặt ra để xem công việc đề ra đã đạt kết quả ở mức độ nào.

Nên có một sự đánh giá kết quả (Định lượng kết quả, sự cải tiến về chất lượng và số lượng của đội ngũ; sự cải tiến về chất lượng và số lượng của cơ sở vật chất sư phạm nhà trường).

1.4.5. Thông tin

Thông tin là thể nền của quản lý. Khơng có thơng tin, khơng thể thực hiện các mục tiêu của quản lý nói chung và quản lý xã hội hố giáo dục nói riêng một cách có hiệu quả.

Những dịng thơng tin phục vụ cho cơng tác cải tiến xã hội hố giáo dục ở trường Tiểu học bao gồm:

+ Thông tin về độ tuổi học sinh Tiểu học từ 6- 11 tuổi.

+ Thơng tin về gia đình học sinh (Gia cảnh và các thông số khác của đời sống gia đình).

+ Thơng tin về nhà trường, thông tin về cơ sở vật chất sư phạm của nhà trường,thơng tin về chương trình và thực hiện chương trình.

+ Thơng tin về các đồn thể chính trị, xã hội, các cơ sở sản xuất, các nhà trường có liên quan đến trường.

+ Tổng hợp các dịng thơng tin trên giúp cho cấp quản lý nhà trường đề các yêu cầu xã hội hoá giáo dục phù hợp với mục tiêu phát triển nhà trường và năng lực thực tế của nhà trường.

Tóm lại, chương này cho thấy rõ cơ sở lý luận của XHHGD gồm: Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về giáo dục và xã hội hóa giáo dục; quan điểm lịch sử và quan điểm tiếp cận hệ thống trong khoa học quản lý giáo dục. Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy việc vận dụng các kinh nghiệm khoa học quản lý giáo dục vào hoạt động XHHGD phải tính đến các điều kiện cụ thể ở địa phương. XHHGD vừa là nghệ thuật, vừa là khoa học quản lý giáo dục, đòi hỏi phải xác định rõ mục tiêu, nội dung, điều kiện, biện pháp và ý nghĩa của XHHGD trong sự nghiệp xây dựng và phát triển xã hội. Các biện pháp XHHGD có cơ sở khoa học quản lý vững chắc cần được các cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp, các ngành vận dụng một cách nghệ thuật, khéo léo, linh hoạt để thu hút được sự ủng hộ về vật chất cũng như tinh thần của tồn xã hội. Có như vậy XHHGD mới đạt được mục tiêu đã định.

Tiểu kết chƣơng 1

XHHGD là một chiến lược quan trọng không chỉ ở Việt Nam mà còn thực hiện ở nhiều nước trên Thế giới. Bằng con đường XHH, nhiều quốc gia vận dụng và phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội.

Đề tài đã sử dụng khái niệm và khẳng định: Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, là hoạt động đặc trưng của xã hội để hoàn thành những mẫu người của từng giai đoạn lịch sử nhất định. Giáo dục vừa có vai trị là động lực thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội vừa chịu sự quy định của trình độ phát triển chung của nền kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

Giáo dục Tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Học sinh vào lớp một phải hồn thành chương trình mầm non, có tuổi là sáu tuổi. Theo luật giáo dục sửa đổi năm 2005 “Mục tiêu của giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học trung học cơ sở”.

Xã hội hố là q trình làm cho một cái gì đó mang tính xã hội trở thành cái chung của xã hội. Nó là một quy luật diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống. Xã hội càng phát triển thì càng cần xã hội hố và phương thức xã hội hoá cũng phát triển.

Xã hội hố giáo dục là q trình làm cho xã hội hiểu về giáo dục, cộng đồng trách nhiệm với giáo dục, làm cho giáo dục, vừa chia sẻ khó khăn, vừa tham gia vào hoạt động giáo dục, làm cho giáo dục phát triển theo mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã xác định.

Quản lý giáo dục là quá trình tác động của chủ thể quản lý vào toàn bộ hoạt động của giáo dục trung học cơ sở nhằm thúc đẩy giáo dục phát triển theo mục tiêu mà nhà quản lý (Đảng và Nhà nước) đã xác định. Quản lý giáo dục được biểu hiện thơng qua mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, quản lý đội ngũ giáo viên, quản lý người học và chất lượng giáo dục. Vì bản chất của giáo dục

mang tính xã hội cao nên quản lý giáo dục mang tính xã hội.

Quản lý hoạt động XHHGD ở trường Tiểu học cần được thực hiện với các nội dung cơ bản sau: Thứ nhất là xây dựng kế hoạch phù hợp với hoạt động giáo dục và điều kiện thực tế của địa phương. Thứ hai là tổ chức thực hiện đảm bảo những nguyên tắc và nội dung của hoạt động XHHGD. Thứ ba là chỉ đạo, chỉ huy, điều phối các thành viên và công việc môt cách nhịp nhàng, phù hợp. Thứ tư là có kế hoạch tổng kết, kiểm tra, đánh giá hoạt động XHHGD theo định kì. Thứ năm là tổng hợp các thông tin cần thiết để thực hiện các mục tiêu của quản lý nói chung và quản lý hoạt động xã hội hố giáo dục nói riêng một cách có hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Aunapu F.E (1994): Quản lý là gì? NXB Khoa học kỹ thuật, Hà

Nội.

2. Ban khoa giáo TW (2000): Báo cáo tại hội thảo về xã hội hoá các

lĩnh vực khoa giáo, Hà Nội.

3. Báo cáo chính trị: Đại hội đại biểu Đảng bộ Huyện Thanh Trì lần

thứ XXV(2015 - 2020).

4. Báo cáo tổng kết năm học (2015): Phịng GD&ĐT Thanh Trì. 5. Báo cáo tổng kết năm học (2016): Phịng GD&ĐT Thanh Trì. 6. Các Mác (1959): Tư bản - quyển 1 - Tập 2, NXB sự thật Hà Nội. 7. Chính phủ(1997): Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997 của Chính

phủ.

8. Chính phủ(1999): Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999

của Chính phủ.

9. Chính phủ (2005): Nghị quyết số 05/CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ.

10. Bộ giáo dục và đào tạo(2002): Phát triển giáo dục Tiểu học theo

tinh thần Nghị quyết TW 2(khóa VIII) và nghị quyết đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IX. Tài liệu dùng trong hội nghị của Thủ tướng Chính phủ về cơng tác giáo dục Tiểu học- Hà Nội.

11. Bộ giáo dục - đào tạo - Viện nghiên cứu phát triển giáo dục(2002): Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI, kinh nghiệm của

các Quốc gia. Nhà xuất bản Hà Nội

12. Đảng cộng sản Việt Nam (1991): Văn kiện hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành TW khố VII, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997): Văn kiện hội nghị lần thứ 2 ban chấp hành TW khố VIII, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng cộng sản Việt Nam (2001): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

15. Đặng Bá Lãm (chủ biên) (2005): Quản lý Nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội

16. Đặng Quốc Bảo (2002): Tổ chức và quản lý; Từ một cách tiếp cận, giáo trình.

17. Đặng Quốc Bảo (2004): “Bản chất của XHHGD và dân chủ hoá

giáo dục và dân chủ hoá giáo dục” - Báo Giáo dục và thời đại, số 71, Hà Nội. Nội.

18. Điều lệ trƣờng Tiểu học (2000) – Ban hành theo quyết định số

22/2000/QĐ-BGD&ĐT

19. Hà Thế Ngữ (2001): Giáo dục học một số vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Harld Koontz Cyril o’dnneill , Heinz, Weihrich (1999): Những

vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật.

21. Hồ Chí Minh (1990): Về vấn đề giáo dục - NXB Giáo dục, Hà Nội 22. Luật Giáo dục 2005: Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội

23. M.I. Konđacôp (1984): Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục, trường CBQL Giáo dục Hà Nội.

24. Nguyễn Minh Đạo (1997): Cơ sở khoa học quản lý – NXB Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.

25. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Đại cương về quản lý,

Giáo trình.

26. Phạm Minh Hạc (1986): Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa

của thế kỷ XX, NXB Giáo dục, Hà Nội.

27. Phạm Minh Hạc (1997): Xã hội hố cơng tác giáo dục, NXB giáo dục Hà Nội.

28. Phạm Minh Hạc (1999): Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa

của thế kỷ XXI, NXB chính trị Đại học Quốc gia Hà Nội

29. Trần Kiểm (2004): Khoa học quản lý giáo dục: Một số vấn đề lý

30. Trần Kiểm (2006): Khoa học quản lý giáo dục: Một số vấn đề lý luận thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

31. Võ Tấn Quang, Bùi Gia Thịnh, Nguyễn Thanh Bình (1998): Xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tiểu học ở huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 37)