Các yếu tố đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá điều kiện tự nhiên Vịnh Bái Tử Long - Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch (Trang 26 - 34)

1.2 .Phƣơng pháp đánh giá điều kiện tự nhiên

1.2.1 .Các phương pháp phổ biến trong đánh giá điều kiện tự nhiên

1.2.2. Xác định thang đánh giá

1.2.2.1. Các yếu tố đánh giá

* Độ hấp dẫn.

Độ hấp dẫn thể hiện ở số lượng và chất lượng của các loại tài nguyên. Độ hấp dẫn có tính chất tổng hợp và thường được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự thích hợp của khí hậu, tính đặc sắc và độc đáo của các yếu tố điều kiện tự nhiên.

Các điều kiện tự nhiên có ý nghĩa với phát triển du lịch ở các khu vực du lịch tại Vịnh Bái Tử Long là: Bãi biển, địa hình và cảnh quan.

-Bãi biển.

Một bãi biển đẹp và có giá trị khi có những đặc điểm sau: Các vật liệu cấu tạo nên bãi biển tạo nên sự dễ chịu, rộng và thoải, không bị ô nhiễm, ổn định lâu dài, vùng đất phía trên mực nước tạo thuận lợi cho xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật,

Bảng 1.1: Các chỉ tiêu đánh giá bãi tắm

Chiều rô ̣ng của

bãi nông (m). Nền đáy của bãi nơng.

Số ngày mùa hè có nhiệt độ nước trung bình

hằng ngày 18 – 200C.

Tốc đô ̣ dòng chảy (m/s).

Sớ % của diện tích thực vật nước ở trên bờ

trong pha ̣m vi 100m cách bờ. Đặc điểm Bâ ̣c đánh giá Đặc điểm Bâ ̣c đánh giá Đặc điểm Bâ ̣c đánh giá Đặc điểm Bâ ̣c đánh giá Đặc điểm Bâ ̣c đánh giá >100 4 Cát 4 80 4 0 4 0 4 40-100 3 Sỏi 3 60 – 80 3 0-1 3 0-10 3 20-40 3 Cuô ̣i 2 50-60 2 1-2 2 10-50 2 10-20 1 Sét 1 30-50 1 2-3 1 10-80 1 <10 0 Bùn 0 30 0 3 0 80 0

(Nguồn: Viện Đi ̣a lý, Viê ̣n hàn lâm khoa học Liên Xô)

Trong cuốn “Cơ sở tài nguyên và môi trường biển” Nguyễn Chu Hồi đã đưa ra những chỉ tiêu để đánh giá bãi tắm.

Bảng1.2: Những điều kiện tốt cho một bãi tắm

Chỉ tiêu Đặc trưng

Vị trí hoạt động Bãi cát với chiều rộng trên 50m, thoải, nông (không

quá 1m)

Nhiệt độ khơng khí Nhiệt độ trung bình trên 240C

Tốc độ gió Dưới 4m/s

Nắng Trên 5h/ngày

Độ cao sóng Nhỏ hơn 0,5m

Nhiệt độ nước 23-250C

Hình thái bãi biển (hình dáng, chiều dài, chiều rộng, độ dốc) thành phần vật liệu, chất lượng nước biển…quy định mức độ tiện nghi phù hợp cho hoạt động tắm biển. Một bãi tắm tốt thường có dạng thẳng hoặc hơi lõm, dài trên 2km, rộng trên 50m,

độ dốc dưới 50C vì các bãi biển dốc thường gây nguy hiểm cho du khách, thành

phần vật liệu bãi là cát hạt với kích cỡ mịn hoặc trung bình, độ sâu bãi tắm không quá 1,5m

Nhiều đánh giá xác định độ cao của sóng q lớn ảnh hưởng khơng tốt đến khách du lịch vì có thể gây nguy hiểm. Nhưng những bãi biển có sóng lớn lại thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch thể thao trên biển như lướt sóng. Nên yếu tố độ cao sóng thường được gắn với yếu tố loại hình du lịch khi đánh giá mức độ thuận lợi.

Cho mục đích kinh doanh tắm biển, bãi tắm được coi là có lợi thế khi nằm gần các đơ thị, trung tâm du lịch để có thể thu hút khách và tiện cho đi lại. Nhưng cho mục đích du lịch nghỉ dưỡng với yêu cầu cao thì lại đánh giá cao những đặc điểm về sự yên tĩnh và trong lành của môi trường và vẻ đẹp hoang sơ của tự nhiên nên cần những bãi tắm biệt lập, cách xa khu vực đơng đúc dân cư.

-Địa hình và cảnh quan

Theo các nghiên cứu về sở thích phong cảnh chỉ ra rằng phong cảnh có địa hình tương phản có sức hút lớn và gây ấn tượng mạnh nhất với với du khách. Địa hình tương phản là các dạng địa hình có sự khác biệt lớn về độ cao tương đối, giữa đỉnh cao nhất (ngọn núi, ngọn đồi, cao nguyên) với nơi thấp, trũng nhất của khu vực (thung lũng sông, mặt hồ, đồng bằng). Những nơi có độ tương phản cao như thung lũng sâu, vách đá hay mỏm đáv.v…tạo tầm nhìn xa và cảm giác mạnh. Như một địa điểm có bề mặt nước tạo phản chiếu lại hình ảnh những sườn dốc tạo ra sự tương phản rõ nét sẽ tạo thêm vẻ đẹp ấn tượng có sức gợi mở. Những nơi có độ tương phản thấp như cánh đồng bằng phẳng hay cao nguyên có xu hướng làm cho tầm nhìn hạn chế hơn, những vùng bằng phẳng với tầm nhìn bị gián đoạn bởi cây cối sẽ có thể tạo ra sự nhàm chán. Phong cảnh hoang sơ kết hợp với địa hình núi hay những vùng có rừng thường hấp dẫn khách du lịch.

Theo Nguyễn Minh Tuệ [27] có 5 loại địa hình có sức hấp dẫn đối với khai thác du lịch: Địa hình đồng bằng tuy đơn điệu nhưng lại là nơi thuận tiện cho sản xuất kinh tế và là nơi tập trung nhiều dân cư nên có ảnh hưởng gián tiếp đến du lịch. Địa

hình vùng đồi, có địa hình phân cắt nên tác động đến tâm lý, cảm hứng của khách du lịch. Địa hình miền núi có ý nghĩa lớn nhất đối với du lịch vì nó có sự kết hợp của nhiều yếu tố tự nhiên hấp dẫn địa hình, khí hậu, động thực vật, thích hợp với nhiều loại hình du lịch khác nhau. Địa hình Carsto có giá trị rất lớn cho tổ chức du lịch. Địa hình ven bờ các kho chứa nước lớn (đại dương, biển, sơng, hồ…). Trong đó ba loại địa hình cuối được đánh giá rất cao về mức độ hấp dẫn. Các địa hình này phù hợp với rât nhiều loại hình du lịch khác nhau. Và các khu vực ở những vùng địa hình này có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và có khả năng đáp ứng được điều kiện để tổ chức nhiều loại hình du lịch thì càng có sức cuốn hút du lịch.

Theo Đặng Duy Lợi các tổng thể tự nhiên bao gồm các thành phần rừng với hồn chứa nước, hoặc cánh đồng với hồ chứa nước, hay rừng với cánh đồng có độ hấp dẫn và sức hút lớn.

Bảng 1.3: Các chỉ tiêu đánh giá độ tương phản của tổng thể tự nhiên

Các tổng thể tự nhiên Cấp đánh giá

Rừng với hồ chứa nước 4

Cánh đồng với hồ chứa nước 3

Rừng với cánh đồng 3

Cây bụi với cánh đồng 2

Rừng với cây bụi 2

Cánh đồng với đồng cỏ 1

Cảnh quan tự nhiên được xác định là đẹp và hấp dẫn khi đặc thù cho một hệ sinh thái điển hình và ở mức độ hoang sơ. Các hệ sinh thái điển hình như rừng nhiệt đới, núi cao, rừng ngập mặn, rạn san hô – cỏ biển, vùng cát ven biển, biển đảov.v…ln có sức hút rất lớn và tạo nên các khu vực cảnh quan đẹp.

Các điều kiện tự nhiên có ý nghĩa với phát triển du lịch ở các khu vực du lịch tại Vịnh Bái Tử Long là: Bãi biển, địa hình và cảnh quan. Nên khi đánh giá mức độ hấp dẫn của các khu vực du lịch đã xác định sẽ đánh giá mức độ hấp dẫn của từng yếu tố nêu trên và so sánh chúng với nhau giữa các khu vực.

-Rất hấp dẫn (Chỉ mức độ rất thuận lợi): Có trên năm phong cảnh đẹp, đa dạng. Có 3 hiện tượng tự nhiên đặc sắc, độc đáo. Đáp ứng trên 5 loại hình du lịch.

-Khá hấp dẫn (Chỉ mức độ khá thuận lợi): Có 3-5 phong cảnh đẹp, đa dạng. Có 1 hiện tượng tự nhiên đặc sắc, độc đáo. Đáp ứng trên 3-5 loại hình du lịch.

-Trung bình (chỉ mức độ thuận lợi trung bình): Có 1-2 phong cảnh đẹp. Đáp ứng 1-2 loại hình du lịch.

-Kém hấp dẫn (Chỉ mức độ kém thuận lợi). Phong cảnh đơn điệu. Đáp ứng 1 loại hình du lịch.

*Độ bền vững của môi trường tự nhiên

Độ bền vững xác định khả năng tồn tại và duy trì hoạt động khai thác tài nguyên du lịch trước những thử thách của thời gian, hoạt động của con người và diễn biến biến đổi phức tạp của chính các điều kiện tự nhiên. Nói cách khác xác định độ bền vững cũng chính là xác định mức độ phá hủy của các thành phần tự nhiên tại điểm du lịch. Nói lên khả năng bền vững của các thành phần và bộ phận tự nhiên dưới áp lực của hoạt động du lịch, của khách du lịch của các đối tượng khác có liên quan hay của thiên tai.

Đánh giá độ bền vững rất có ý nghĩ trong hoạt động du lịch vì tài nguyên du lịch nếu khơng được bảo vệ tốt bị phá hủy thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư du lịch. Thậm chí nếu có những nơi nếu tài nguyên bị phá hủy thì hoạt động du lịch sẽ không thể tiếp tục. Đặc biệt trong điều kiện du lịch ngày nay luôn đặt mục tiêu phát triển bền vững lên hàng đầu thì việc xác định độ bền vững càng có ý nghĩa.

Theo các nghiên cứu về đánh giá tài nguyên du lịch thì độ bền vững của môi trường tự nhiên được đánh giá theo bốn bậc tương ứng với các mức độ thuận lợi với các chỉ tiêu cụ thể sau.[15, tr59-60]

-Rất bền vững (Chỉ mức độ rất thuận lợi): Khơng có thành phần hoặc bộ phận tự nhiên nào bị phá hoại, nếu có thì ở mức độ khơng đáng kể. Tồn tại vững chắc trên 100 năm. Hoạt động du lịch diễn ra liên tục.

-Khá bền vững (chỉ mức độ khá thuận lợi): Có 1- 2 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hoại ở mức độ nhẹ, có khả năng tự phục hồi. Tồn tại vững chắc từ 50 – 100 năm.Hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên.

-Trung bình (mức độ thuận lợi trung bình): Có từ 1 – 2 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hoại đáng kể, phải có sự hộ trợ của con người mới phục hồi nhanh được. Tồn tại vững chắc 10 – 15 năm. Hoạt động du lịch có thể bị hạn chế.

-Kém bền vững (chỉ mức độ kém thuận lợi): Có 1 – 2 thành phần hoặc bộ phận bị phá hoại nặng, phải có sự phục hồi của con người. Tồn tại vững chắc dưới 10 năm. Hoạt động du lịch bị gián đoạn.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Chinh thì khơng tính đến năm tồn tại. Như vậy bộ chỉ tiêu của tác giả Đặng Duy Lợi xác lập đầy đủ và chi tiết hơn. Có thể áp dụng vào đánh giá cho kết quả đầy đủ và toàn diện hơn.

*Vị trí và khả năng tiếp cận của điểm du lịch

Vị trí và khả năng tiếp cận của điểm du lịch có ý nghĩa trong việc thu hút khách du lịch và triển khai các hoạt động du lịch. Vị trí của điểm du lịch chính là xác định khoảng cách tương quan với các nguồn cung cấp khách chính, các trung tâm cung cấp khách chính.

Vị trí và khả năng tiếp cận của điểm du lịch được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về thời gian khoảng cách đi đường, chất lượng các loại đường đẫn đến điểm du lịch và các loại phương tiện có thể sử dụng.

Ngày nay với sự phát triển của các phương tiện giao thơng vận tải thì việc tiếp cận các điểm du lịch đã dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều. Tuy nhiên các điểm du lịch gần nhiều trung tâm cấp khách chính và dễ dàng tiếp cận bằng nhiều loại phương tiện khác nhau sẽ có lợi thế hơn rất nhiều trong thu hút khách du lịch và tạo điều kiện để hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ hơn.

Để đánh giá về khả năng tiếp cận của điểm du lịch thường thông qua các chỉ tiêu về khoảng cách, thời gian đi đường và điều kiện có thể đến bằng các phương tiện thông dụng đối với các điểm cấp khách chính trong khu vực, vùng. Tùy theo quy mơ của điểm du lịch nếu là quy mơ cấp tỉnh thì đó là khoảng cách với khu vực trung tâm của tỉnh. Nếu là điểm du lịch có quy mơ cấp vùng cấp quốc gia thì đó là khoảng cách với các trung tâm cấp khách của vùng của quốc gia.

-Rất thích hợp (chỉ mức độ rất thuận lợi): Khoảng cách từ 10 – 100 km. Thời gian đi đường khơng q 3h. Có thể đến bằng 2 – 3 loại phương tiện giao thông thông dụng.

-Khá thích hợp (chỉ mức độ khá thuận lợi): Khoảng cách từ 100 – 200 km. Thời gian đi đường trên 3h. Có thể đến bằng 2 – 3 loại phương tiện giao thông thơng dụng.

-Trung bình (Mức độ thuận lợi trung bình): Khoảng cách trên 200 – 300 km. Thời gian đi đường trên 5h. Có thể đến bằng 1 – 2 loại phương tiện giao thông thông dụng.

-Kém thích hợp (chỉ mức độ kém thuận lợi): Khoảng cách trên 300 km. Thời gian đi đường trên 10h. Có thể đến bằng 1 – 2 loại phương tiện giao thông thông dụng.

*Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch

Cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động du lịch ảnh hưởng đến việc khai thác tài nguyên và phục vụ khách du lịch.

Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch bao gồm hệ thống đường sá, điện, nước, phương tiện thông tin liên lạc, vận chuyển, các cơ sở phục vụ ăn, nghỉ, dịch vụ du lịch…

Nếu như tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố để tạo vùng du lịch thì cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tạo điều kiện biến những tiềm năng của tài nguyên trở thành hiện thực. Giữa 2 chỉ tiêu này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Khơng có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, tài nguyên du lịch mãi mãi chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng. Ngược lại, nếu thiếu tài nguyên sẽ chẳng bao giờ có cơ sở vật chất cho du lịch.

Có cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phát triển mới có thể triển khai tốt việc khai thác tài ngun phục vụ du lịch. Đó chính là đầu vào của hoạt động kinh doanh du lịch. Có hệ thống đường sá đi lại thuận tiện và có các phương tiện vận chuyển thì du khách mới có thể tiếp cận được các điểm du lịch. Có nhiều địa điểm du lịch có tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và nhân văn rất lớn nhưng do hệ thống đường sá không tốt và thiếu các phương tiện vận chuyển phù hợp rất khó để cho khách du lịch tiếp cận thì rất khó để phát triển du lịch. Cịn các tiện ích sinh hoạt tối thiểu như điện, nước nếu khơng được đáp ứng đầy đủ thì cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách du lịch.

Vậy khi nếu một điểm hay vùng du lịch dù có các điều kiện tự nhiên và nhân văn rất phong phú, đặc sắc thuận lợi cho phát triển du lịch nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật khơng có hoặc phát triển ở trình độ thấp thì cũng khơng thể tiến hành khai thác.Khi có các cơ sở hạ tầng phát triển thì các cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch mới được xây dựng. Tùy theo tính chất và đặc điểm của tài ngun và các loại hình du lịch mà sẽ có những cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch tương ứng phù hợp. Ở những nơi có cơ sở vật chất kĩ thuật càng đầy đủ và phong phú thì càng đáp ứng được nhu cầu du lịch ở nhiều cấp độ khác nhau.

Để đảm bảo cho vùng du lịch hoạt động bình thường, phải có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết: khách sạn, nhà hàng, camping, cửa hiệu, vui chơi giải trí... Khâu trung tâm của nó chủ yếu là phương tiện phục vụ cho việc ăn nghỉ của khách du lịch. Việc đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch dựa trên 3 chỉ tiêu chuẩn chủ yếu sau đây: Đảm bảo những điều tốt nhất cho việc nghỉ ngơi du lịch. Đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong quá trình xây dựng và khai thác, sử dụng các cơng trình kỹ thuật. Và cuối cùng là thuận tiện cho việc thu hút khách từ các nơi tới. Việc đánh giá cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật là tổng hợp của nhiều các thành phần khác nhau: đường xá, thông tin liên lạc, điện nước, phương tiện vận chuyển, cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí…Theo luật du lịch quy định điều kiện để được công nhận là điểm, vùng, khu, tuyến du lịch dựa theo mức độ thu hút và giá trị của tài nguyên, diện tích và khả năng phục vụ được bao nhiêu lượt khách trong một năm. Một trong những tiêu chí đánh giá đang được sử dụng rộng rãi đó là số lượng và chất lượng của cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá điều kiện tự nhiên Vịnh Bái Tử Long - Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)