5. Lý luận và phương pháp tiếp cận
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, phương pháp nghiên cứu điền dã dân tộc học trong không gian đô thị đã được vận dụng xuyên suốt và là phương pháp chính để thu thập thơng tin. Ngồi ra, thu thập và phân tích nguồn thơng tin sơ cấp và thứ cấp và phương pháp điều tra xã hội học cũng được vận dụng để thu thập thông tin định lượng và phân tích chính sách.
5.3.1. Phương pháp điều tra xã hội học
Trong quá trình nghiên cứu, tơi đã thiết lập và sử dụng bảng câu hỏi xã hội học gồm các câu hỏi đóng và mở để tìm hiểu về thực trạng cuộc sống của người di cư tại đơ thị, về việc thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội và tiếp cận các dịch vụ xã hội của họ. Những thơng tin có tính định lượng qua điều tra xã hội học giúp nắm được những vấn đề tổng quát về người di cư như tuổi tác, giới tính, quê quán, nghề nghiệp, thu nhập của họ. Chúng tôi cũng nhấn mạnh sự quan tâm tới các thơng tin về việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chương trình xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề, việc học hành của con cái,.v.v..của người di cư. Nội dung bảng hỏi (Phụ lục bảng hỏi đính kèm). Do đối tượng điều tra phần lớn có trình độ học vấn thấp và không tương đương nhau nên tôi đã không tổ chức phát phiếu mà tự tiến hành điều tra trực tiếp và tốn khá nhiều công sức khi sử dụng phương pháp thu thập thông tin định lượng.
Trong nghiên cứu này, số mẫu điều tra bảng hỏi được thực hiện với 40 người di cư tự do. Chúng tôi khảo sát trên diện rộng tồn phường, sau đó chọn ngẫu nhiên những người di cư sống trong một số khu nhà trọ để điều tra. Mục đích của nghiên cứu là để đạt được một cái nhìn khái quát về hiện trạng của người di cư tự do trên địa bàn một phường cụ thể và tìm hiểu nhu cầu an sinh xã hội của họ chứ không nhắm đến các số liệu thống kê mang tính đại diện cho tồn bộ người dân di cư trên địa bàn thành phố. Nhưng có thể thấy rằng, việc điều tra gắn liền với một nơi cư trú cụ thể giúp cho nghiên cứu tập trung hơn vào các vấn đề an sinh xã hội liên quan
đến mạng lưới xã hội, mối quan hệ cộng đồng, hàng xóm của người di cư hơn là các chính sách trợ giúp chính thức của Nhà nước.
5.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Có thể thấy rằng, các thông tin định lượng trên đặc biệt có ích cho các phân tích khi nó kết hợp với các thơng tin định tính. Tuy nhiên, sự nhấn mạnh của nghiên cứu này là thu thập các thông tin định tính thơng qua phỏng vấn sâu.
Trong q trình nghiên cứu, tơi tập trung vào những trải nghiệm cuộc sống và sự thích ứng của người di cư tại đơ thị và những nhu cầu an sinh xã hội bức thiết của nhóm đối tượng này; từ đó lý giải các nguyên nhân và tìm hiểu các tác động của hệ thống chính sách an sinh từ phía Nhà nước và các mối quan hệ tương tác của người di cư đối với cuộc sống sinh tồn của họ ở đô thị; nên các cuộc phỏng vấn sâu, các câu chuyện đời của mỗi con người trong quá trình di cư, kiếm sống tại thành phố là mối quan tâm hàng đầu của nghiên cứu.
Thơng qua các câu chuyện như vậy, đề tài tìm hiểu được lý do họ rời quê ra thành phố, những khó khăn họ trải qua trong quá trình mưu sinh, sự thay đổi trong lối sống, suy nghĩ, hành xử của họ khi tham gia vào cuộc sống tại đô thị, thái độ của họ trước sự kỳ thị, phân biệt đối xử của chính quyền và người dân địa phương; nhu cầu, mong muốn của họ về việc được trợ giúp trong cuộc sống. Các câu chuyện về mạng lưới xã hội của họ, mối quan hệ gia đình, anh em, đồng hương trong quá trình di cư giúp ích cho việc khám phá một mạng lưới an sinh của riêng họ, những nỗ lực trong việc tận dụng mọi nguồn vốn thông qua các mối quan hệ của người di cư nhằm giảm thiểu những rủi ro họ gặp phải.
Để có một cái nhìn tồn diện, và kiểm chứng chính xác thực của thơng tin, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn, tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau. Xoay quanh các mối liên hệ xung quanh người di cư, chúng tôi cũng quan tâm tới thái độ, các ứng xử, đặc biệt là những hành xử trong một không gian chung, của người dân sở tại đối với người di cư, điều này cũng
thể hiện một mức độ an sinh nhất định. Thái độ và những động thái của chính quyền sở tại đối với người di cư cũng được tìm hiểu thông qua các cuộc phỏng vấn một số nhà quản lý.
5.3.3. Phương pháp khảo cứu tài liệu
Ngoài các phương pháp điều tra thực địa, quan sát, phỏng vấn, thu thập các thơng tin định lượng và định tính, thì việc kết hợp với khảo cứu tài liệu cũng rất quan trọng. Cụ thể, tôi đã tiến hành khảo cứu các tài liệu địa chí, lịch sử nói về địa bàn nghiên cứu (phường Yên Hòa), đặc biệt là quá trình tụ cư, đặt phường trong bối cảnh đơ thị hóa nhanh của thành phố Hà Nội. Các nguồn tài liệu tham khảo liên quan đến vấn đề di dân, vấn đề an sinh xã hội bổ sung cho nghiên cứu đã được thu thập và phân tích. Đặc biệt, trong nghiên cứu này, một nguồn tài liệu quan trọng đã được thu thập và phân tích có hệ thống. Đó là những đổi mới trong chính sách kinh tế theo hướng kinh tế thị trường, các văn bản pháp luật liên quan đến chính sách của Nhà nước và thành phố Hà nội về an sinh xã hội nói chung, chính sách đối với người lao động di cư tự do nói riêng.