Thu nhập của người di cư nghèo theo tháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an sinh xã hội của người di cư tự do tại đô thị hà nội (nghiên cứu trường hợp phường yên hòa, cầu giấy, hà nội) (Trang 85 - 87)

(Đơn vị: %)

(Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra)

Theo kết quả điều tra, đa phần những người di cư được hỏi cho biết mức thu nhập của họ từ trên 1.500.000 đ đến 2.000.000 đ (chiếm 42,5%), có 27,4% ố người có thu nhập từ trên 1.000.000 đ đến 1.500.000 đ. Chỉ có 9,9% số người có thu nhập trên 2 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, vẫn cịn một tỷ lệ lớn người có thu nhập thấp dưới 1 triệu đồng (chiếm 20,2%).

Các kết quả phỏng vấn sâu của nhóm nghiên cứu cũng trùng hợp với những đánh giá trên. Thu nhập cao hơn cả có lẽ là các hàng trà đá. Chị Q, quê Nam Định, bán trà đá ở cầu Yên Hòa cho biết, hàng ngày chị bán cũng lãi được 100.000 đ- 150.000 đ/ngày. Vào những ngày hè oi bức, đông khách thì có tối chị lãi gần gấp đôi 300.000 đ, nhưng hôm nào cũng phải qua nửa đêm anh chị mới dọn hàng về.

Gánh hoa quả rong của chị Đ.T.T quê ở Hải Dương (trọ tại tổ 8) mang lại cho chị trung bình mỗi ngày lãi khoảng 30.000 đ – 40.000 đ, trừ chi phí sinh hoạt chị cũng để ra được gần 800.000 đ -1.000.000 đ để gửi về quê. Nhưng hàng ngày chị phải dậy từ 3 giờ sáng ra chợ đầu mối Dịch Vọng để lấy hàng, chưa kể đến những hôm không bán được, trời lại nóng bức, khơng có gì bảo quản nên hoa quả bị hỏng nhiều thì hơm đó lỗ vốn.

4.5 15.7 27.4 42.5 8.4 1.5 0 10 20 30 40 50 60 < 500.000 đ > 500.000 đ - 1.000.000 đ > 1.000.000 - 1.500.000 đ > 1.500.000 đ - 2.000.000 đ > 2.000.000 đ - 3.000.000 đ > 3.000.000 đ

Song như trường hợp em T.V.T làm bán vé số dạo (14 tuổi, mồ côi cha mẹ, sống với bà nội 76 tuổi và em gái 9 tuổi, quê ở huyện Mỹ Đức (Hà Nội), trọ tại tổ 12) thì một tháng em chỉ kiếm được khoảng 500.000 đ- 600.000 đ là cao, hàng tháng em lại phải gửi tiền về cho bà ở nhà nuôi em. Hàng ngày em phải đi xe bus số 09 lên khu vực bờ Hồ, bán vé số ở Ga Hà Nội, các quán ăn. Những ngày khô ráo em bán được thì tiền lãi khoảng 15.000 đ – 20.000 đ, cịn khi trời mưa bán ế, vừa khơng có lãi thậm chí cịn nợ tiền đại lý. Hơn thế, em để được bán ở khu Ga Hà Nội, em cịn phải đóng “thuế” 10.000 đ/ngày cho nhóm bảo kê khu vực đó.

Từ những nghiên cứu điển hình với nhiều loại công việc khác nhau của người di cư trên địa bàn phường cho thấy một số việc làm người lao động có thể tự chủ, độc lập như buôn bán, thu nhặt phế liệu, xe ơm… có thu nhập cao hơn, những công việc như cửu vạn, phụ hồ,.v.v…thường có thu nhập thấp. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, tổng thể thu nhập thực tế của lao động di cư là vẫn không hẳn là quá thấp so với lao động nông thôn nhưng thời gian và sức lực mà họ bỏ ra để có được khoản tiền đó là quá lớn, ảnh hưởng đến việc phục hồi và bảo vệ sức khỏe của họ. Hơn nữa, số tiền họ kiếm được so với người lao động tại chỗ không nhỏ nhưng họ không được thụ hưởng bất kỳ phúc lợi xã hội nào, tất cả cuộc sống của họ phụ thuộc vào thị trường, cho nên với số tiền đó họ vừa phải chi trả chi phí sinh sống tại đô thị, vừa phải gửi tiền về quê nhà, nên thực chất số tiền họ kiếm được không đủ để chi dùng. Mặt khác thu nhập của người di cư thường dao động và khơng có tính ổn định.

Trong khảo sát của chúng tôi tại “chợ lao động” dưới chân cầu vượt Mai Dịch, thu nhập bình quân của những người chờ việc tại điểm chợ lao động này dao động từ 1.000.000đ đến 1.200.000 đ/tháng, vào dịp cuối năm nhiều việc nhất, thu nhập cao nhất của họ khoảng 2.000.000đ – 3.000.000đ/tháng. Tại các chợ lao động, giá cơng nhật hoặc giá khốn giữa người thuê việc và người lao động thường không ổn định, và dao động lớn.

Bảng 2.2: Bảng giá tiền công tại điểm “chợ lao động” Cầu Mai Dịch (Đơn vị: đồng) Công việc Tháng 1/2011 Tháng 1/2012 Tháng 6/2012 Xây dựng Thợ chính (đồng/ngày) 80.000- 100.000 (đồng/ngày) 90.000-100.000 (đồng/ngày) 100.000-120.000 Thợ phụ 50.000-60.000 65.000-85.000 65.000-85.000 Đào đất 40.000-50.000/m2 60.000-70.000/m2 60.000-70.000/m2 Bốc vác 30.000/tấn 35.000/tấn 45.000/tấn

Chuyển nhà, chuyển đồ 100.000/ngày 150.000/ngày 150.000/ngày

Dọn nhà 12.000/tiếng 15.000/tiếng 20.000/tiếng

(Nguồn: Tư liệu thực địa 6/2012)

Trên thực tế, vào những thời điểm khơng có việc làm, người làm cơng vẫn sẵn sàng nhận việc cho dù mức thù lao không phù hợp với giá thị trường hoặc thấp hơn một chút so với công sức họ phải bỏ ra.

Di cư lên thành phố kiếm việc làm là họ đã gánh vác trách nhiệm nuôi sống gia đình ở q nhà, với mục đích cải thiện cuộc sống khó khăn ở quê, nên hầu hết các khoản chi tiêu cho sinh hoạt tại thành phố của họ chỉ ở mức tối thiểu, bao gồm các khoản ăn uống, thuê trọ và đi lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an sinh xã hội của người di cư tự do tại đô thị hà nội (nghiên cứu trường hợp phường yên hòa, cầu giấy, hà nội) (Trang 85 - 87)