Quan điểm về nâng cao năng lực công chức nữ trong các cơ quan chuyên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Năng lực công chức nữ trong các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Cư M’gar (Trang 62 - 66)

1.2.3 .Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực công chức nữ

3.1. Quan điểm về nâng cao năng lực công chức nữ trong các cơ quan chuyên

chuyên môn thuộc UBND huyện Cư M’gar.

3.1.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước về công tác cán bộ nữ cán bộ nữ

Báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng đã nêu rõ trong những năm tới, một trong những nhiệm vụ xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng là: “Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ” [7, tr.205], trong đó, “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [7, tr.205]; “Tăng tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, cấp ủy là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ...” [7, tr.206].

Ngày 20/01/2018, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 21- CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới. Ban Bí thư Trung ương khẳng định tiếp tục Tuyên truyền sâu rộng trong xã hội nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về vai trị, vị trí, tiềm năng to lớn của phụ nữ, về công tác phụ nữ và BĐG. Hồn thiện luật pháp, chính sách về BĐG, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển toàn diện. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, tôn vinh nhằm khơi dậy tiềm năng, trí tuệ, sức sáng tạo, khát vọng của đội ngũ nữ lãnh đạo, quản lý…. [2, tr.2]

Tạo điều kiện để phụ nữ được tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiên cứu khoa học, tiếp cận với khoa học, công nghệ đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển cuả đất nước.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII) về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, Đảng ta đã tiếp tục xác định: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; công tác cán bộ là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cấp chiến lược là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công việc hệ trọng của Đảng, phải được tiến hành thường xuyên, thận trọng, khoa học, chặt chẽ và hiệu quả. Đầu tư xây dựng cho đội ngũ cán bộ là đầu tư cho phát triển lâu dài bền vững. [30, tr.4].

Đồng thời, các Nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng liên quan đến công tác cán bộ đều đặt ra mục tiêu, quy định tỷ lệ nữ và có các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để tăng tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý các cấp trong từng giai đoạn cụ thể

Như vậy, công tác cán bộ chỉ thật sự tốt khi được xem xét toàn diện về giới và giải quyết đúng đắn các mối quan hệ giới. Thiếu điều đó sẽ làm cho cơng tác cán bộ phiến diện, mất cân đối, kém chất lượng do không huy động được nhân tài từ cả giới nam và nữ. Làm tốt công tác cán bộ nữ không những tạo ra lực lượng cán bộ nữ có phẩm chất, năng lực cho Đảng, chính quyền mà cịn tác động tích cực, tạo

53

sức mạnh tổng hợp cho tồn hệ thống chính trị.

Nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về công tác cán bộ nữ, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quan trọng, tạo cơ sở phảp lý cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ như: Luật Bình đẳng giới năm 2006; Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới; Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ về các biện pháp bảo đảm Bình đẳng giới; Quyết định số 515/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thực hiện biện pháp Bình đẳng giới đối với nữ CBCCVC giai đoạn 2016 – 2020; Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 quy định trách nhiệm của bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước. Đặc biệt, thể chế hóa chủ trương của Đảng về kéo dài tuổi công tác đối với cán bộ nữ, Chính phủ ban hành Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29/5/2015 quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức quy định tại khoản 3 Đìều 187 của Bộ Luật Lao động, trong đó có đối tượng là cán bộ, công chức nữ; quy định cụ thể các chức danh nữ Thứ trưởng và tương đương được kéo dài đến 60 tuổi đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

3.1.2. Quan điểm, định hướng, mục tiêu về nâng cao năng lực công chức nữ trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Cư M’gar. nữ trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Cư M’gar.

3.1.2.1. Quan điểm về nâng cao năng lực công chức nữ trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Cư M’gar.

Nâng cao năng lực của công chức nữ trong các CQCM thuộc UBND huyện là nhiệm vụ thường xuyên của tất cả các CQCM thuộc UBND huyện. Trong đó, trách nhiệm trước hết và chủ yếu là của người đứng đầu CQCM thuộc UBND huyện, cấp ủy và cơ quan tham mưu về công tác cán bộ. Mỗi cơ quan, đơn vị phải ln coi trọng, tiến hành cụ thể hóa và thực hiện tốt cơng tác này. Nâng cao năng lực công chức nữ các CQCM thuộc UBND huyện là một nội dung cần thiết của công tác cán bộ, được tiến hành liên tục trên tất cả các thành tố cấu thành năng lực nên cần thiết phải được xem làm nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Mọi biểu hiện chỉ chú ý thực hiện công tác cán bộ nữ nói chung trong những dịp bầu cử, kiểu “chiến dịch, phong trào”, thiếu cụ thể, chung chung... cần khắc phục kịp thời. Tăng cường sự tham gia, theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ lẫn nhau giữa cấp trên và cấp dưới, bảo đảm cho công tác cán bộ nữ được tiến hành nề nếp, khoa học. Tuân thủ nghiêm quy trình cơng tác cán bộ trên tất cả các khâu như: quy hoạch, bồi dưỡng, sử dụng, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm, báo cáo, kiểm tra...

Nâng cao năng lực của cơng chức nữ các CQCM thuộc UBND huyện địi hỏi được giải quyết đồng bộ và ở các bước của cơng tác cán bộ với các mục tiêu, chính sách, giải pháp cụ thể. Sự đồng bộ đó thể hiện ở việc thống nhất, nhịp nhàng trong suốt q trình cơng tác cán bộ, kể cả các bước phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ...; tránh những kiểu làm “đầu voi đuôi chuột”. Đồng thời cần thấy được tính chất ln biến động của thực tiễn mà kịp thời bổ sung, điều chỉnh, linh hoạt trong công tác cán bộ; không cứng nhắc, xuôi chiều.

54

Nâng cao năng lực công chức nữ các CQCM thuộc UBND huyện luôn gắn với mục tiêu trong từng giai đoạn cụ thể. Mỗi mục tiêu nâng cao năng lực của công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND huyện cần phù hợp với yêu cầu của công việc từng ngành và khả năng của bản thân công chức nữ đó. Nâng cao năng lực của cơng chức nữ các CQCM thuộc UBND huyện cịn gắn với những chính sách, biện pháp giải quyết cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, luân chuyển... cán bộ, tạo thành hệ thống đồng bộ để xây dựng đội ngũ cơng chức nam, nữ hài hịa.

Nâng cao năng lực của công chức nữ các CQCM thuộc UBND huyện trên cơ sở giải quyết đồng bộ các điều kiện, u cầu. Đó là phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức tốt; trình độ lý luận chính trị đáp ứng đúng tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo; nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ đáp ứng u cầu cơng tác quản lý; nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ phù hợp với u cầu cơng tác; chăm sóc sức khỏe; nâng cao chất lượng cuộc sống; phụ nữ tự phấn đấu vươn lên và phát huy vai trị của Hội LHPN, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Chỉ tiêu nâng cao năng lực của công chức nữ các CQCM thuộc UBND huyện cũng tùy theo hồn cảnh cụ thể, khơng máy móc, rập khn nhưng phải có sự cân đối nhất định giữa các ngành; có cơ cấu phù hợp bảo đảm sự kế thừa theo các yếu tố: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, chun mơn, khơng chỉ cấp phó mà cịn cả cấp trưởng.

Như vậy, sự đồng bộ, cụ thể về chủ trương, mục tiêu chính sách, giải pháp công tác cán bộ là điều kiện tốt, tạo sức mạnh tong hợp, sự nhất trí cao của xã hội để nâng cao công chức nữ ở các CQCM thuộc UBND huyện.

3.1.2.2. Định hướng, mục tiêu về nâng cao năng lực công chức nữ trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Cư M’gar.

Cán bộ, công chức là nhân tố con người, là nhân tố quan trọng nhất trong Hệ thống chính trị nói chung và bộ máy nhà nước nói riêng. Do đó, để xây dựng và hoàn thiện Nhà nước của dân, do dân và vì dân, một xã hội Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ và văn minh thì vấn đề đầu tiên là xây dựng năng lực cán bộ, cơng chức, trong đó cán bộ, công chức cấp huyện đủ đức, đủ tài để thực hiện mục tiêu trên.

Trong nội dung Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 đã xác định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chun nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân.” [26, tr.61].

Mục tiêu của Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011 – 2020 xác định: “Trọng tâm CCHC trong giai đoạn 10 năm tới là: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, cơng chức, viên chức thực thi cơng vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công”. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chương trình về xây dựng và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức là: “Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ

55

trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước; Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chun nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân thơng qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có hiệu quả”. Chất lượng thực thi công vụ của công chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực công chức với kiến thức, kỹ năng và thái độ của họ đối với công việc.

Những định hướng về nâng cao năng lực công chức nữ trong các CQCM thuộc UBND huyện Cư M’gar trong thời gian tới đó là:

- Xây dựng công chức nữ đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, chuyên nghiệp từng bước hiện đại, có đủ phẩm chất và năng lực thực thi cơng vụ, tận tâm, tận tuỵ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Xây dựng cơng chức nữ có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chun nghiệp cao, tận tuỵ phục vụ nhân dân thơng qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có hiệu quả.

- Xây dựng CBCC từ huyện đến cơ sở có cơ cấu hợp lý, đủ tiêu chuẩn, đảm bảo sự kế thừa, quan tâm đào tạo cán bộ, cán bộ nữ, cán bộ trẻ.

- Thực hiện đồng bộ các khâu trong cơng tác cán bộ. Rà sốt, bổ sung quy hoạch cán bộ, công chức nhiệm kỳ 2020 - 2025 và những năm tiếp theo, xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ, công chức nữ ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện.

- Đến năm 2025, cán bộ, cơng chức của nữ có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của huyện.

- Xác định cơ cấu cán bộ, công chức, xây dựng vị trí việc làm theo tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, kể cả cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý để làm cơ sở xác định biên chế, tuyển dụng và quy hoạch đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ, cơng chức, viên chức.

- Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức cơng vụ của cán bộ, công chức.

- Đổi mới công tác đánh giá, nhận xét đối với cán bộ, công chức trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; thực hiện cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người khơng hồn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân; quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức tương ứng với trách nhiệm và có chế tài nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật, đạo đức công vụ. Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của huyện, của từng ngành, từng cấp; thực hiện công tác thu hút nhân tài về công tác tại các CQCM.

- Xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức phù hợp, tập trung vào cơng chức hành chính và cán bộ chính quyền cơ sở theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ; thực hiện đào tạo nhân tài, đào tạo chuyên gia về một số ngành, lĩnh vực cấp huyện. [15].

56

- Tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi vị trí cơng tác và định kỳ chuyển đổi vị trí cơng tác đối với cán bộ, công chức theo Nghị định 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ.

Các vấn đề trên đây nếu được quan tâm thực hiện có kết quả sẽ góp phần xây dựng, nâng cao năng lực CBCC hành chính. Bên cạnh đó, trong thời gian tới cải cách hành chính cần được tiếp tục thực hiện tồn diện trên tất cả các lĩnh vực theo chủ trương của Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, đặc biệt tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức là một trong những chủ trương và giải pháp quan trọng nhằm xây dựng, nâng cao năng lực cán bộ, cơng chức. Để thực hiện có kết quả chủ trương và giải pháp này, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Cư M’gar cần coi trọng việc tuyển dụng công khai và quản lý tốt CBCC. Xác định rõ vị trí, cơ cấu và tiêu chuẩn chức danh công chức trong từng cơ quan để đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh, quy hoạch, bố trí sử dụng đúng trên cơ sở đánh giá, phân loại CBCC. Thay đổi phương thức quản lý biên chế theo hướng tăng cường thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các phòng, ban, mạnh dạn đưa những người không đủ tiêu chuẩn ra khỏi bộ máy, thu hút “đầu vào” những người có đủ phẩm chất, năng lực đúng với tiêu chuẩn nghiệp vụ, phù hợp với chuyên môn được đào tạo và thông qua thi tuyển cơng khai nhằm trẻ hóa cán bộ, cơng chức của UBND huyện.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Năng lực công chức nữ trong các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Cư M’gar (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)