khiếu nại đất đai
Thứ nhất, yếu tố chính trị: Đây là yếu tố quan trọng nhất trong thi hành pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai. Các nguyên tắc, định hướng, đường lối, quan điểm trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước về công tác khiếu njai và giải quyết khiếu nại.
- Mức độ hoàn thiện của pháp luật: Mức độ hoàn thiện của pháp luật nói chung là yếu tố đảm bảo cho pháp luật đó đi vào cuộc sống xã hội. Thi hành pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai sẽ đạt hiệu quả nếu các quy phạm pháp luật về khiếu nại, giải quyết khiếu nại đất đai được xây dựng khoa học, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao.
- Năng lực tổ chức và nguồn nhân lực thi hành pháp luật: Đối với cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai đó là bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
36
gắn với những yêu cầu về kiến thức, năng lực trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, phẩm chất đạo đức…
Về phía xã hội, các tổ chức, đơn vị, cá nhân thi hành pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai cũng phải dựa trên một nền tảng năng lực nhận thức pháp luật, hiểu biết xã hội để thực thi các chính sách pháp luật của Nhà nước.
- Các yếu tố đảm bảo về điều kiện vật chất: Các yếu tố này là điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng công nghệ… đây là những điều kiện hiện thực làm cho hoạt động Nhà nước minh bạch, gần dân, đảm bảo cho tổ chức, cá nhân thi hành pháp luật một cách tích cực, hiệu quả.
- Yếu tố văn hóa, xã hội, ý thức pháp luật: Văn hóa là tất cả các sản phẩm hoạt động của con người bao gồm vật chất và tinh thần, các giá trị được tạo dựng trong quá trình hoạt động gồm các khuôn mẫu và quy phạm hành vi đã được thừa nhận, được chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó văn hóa pháp lý là trật tự tư tưởng, được Nhà nước, xã hội định hướng đến sự hình thành và phát triển ý thức chính trị và ý thức pháp luật của mọi người. Yếu tố văn hóa, nhất là văn hóa pháp lý có ảnh hưởng lớn đối với cơ chế điều chỉnh pháp luật của thi hành pháp luật.
37
Tiểu kết chương 1
Tại Chương I, tác giả đã hệ thống những khái niệm cơ bản có liên quan đến thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai như: khái niệm đất đai; khái niệm khiếu nại, khiếu nại đất đai; khái niệm giải quyết khiếu nại đất đai, khái niệm thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai…Để từ đó đưa ra cơ sở lý luận về thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai một cách khái quát nhất.
Trên cơ sở những khái niệm đã đưa ra, tác giả đã làm rõ vai trò của thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai. Trong đó, nổi bật nhất là vai trị đóng góp cơ sở tạo hành lang pháp lý an tồn, mơi trường đầu tư tốt để thu hút đầu tư, phát triển đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế. Đồng thời, từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả tiếp tục đưa ra các nội dung cũng như hình thức của thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai. Ngoài ra, tác giả đã đưa nội dung về thẩm quyền thi hành pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai vào luận văn của mình để một lần nữa xác định rõ phạm vi, đối tượng của luận văn làm cơ sở phân tích thực trạng tại Chương II một cách khách quan, chính xác nhất.
38
Chương 2
THỰC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ĐẤT ĐAI CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ