Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

Một phần của tài liệu BÀI KIỂM TRA GIỮA kỳ môn NHỮNG NGUYÊN lý cơ bản của CHỦ NGHĨA mác – LÊNIN dự án GREEN DAY (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 5 : LIÊN HỆ TRIẾT HỌC

5.6. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

5.6.1. Lý thuyết:

Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là quy luật về nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển. Theo quy luật này, nguồn gốc và động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động, phát triển chính là mâu thuẫn khách quan, vốn có của sự vật, hiện tượng.

5.6.1.1. Khái niệm và các tính chất chung của mâu thuẫn:

- Khái niệm: Trong phép biện chứng, khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mật đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.

- Các tính chất chung của mâu thuẫn: Tính khách quan, phổ biến

5.6.1.2. Quá trình vận động của mâu thuẫn:

- Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau (liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau), vừa đấu tranh với nhau (tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau).

- Lúc mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện ở sự khác biệt và phát triển thành hai mặt đối lập. Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và khi điều kiện đã chín muồi thì chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành và q trình tác động, chuyển hóa giữa hai mặt đối lập lại tiếp diễn, làm cho sự vật, hiện tượng luôn ln vận động và phát triển. Vì vậy, sự phát triển là một cuộc "đấu tranh" giữa các mặt đối lập

5.6.1.3. Ý nghĩa phương pháp luận:

- Trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh hướng của sự vận động và phát triển.

- Trong việc nhận thức và giải quyết mâu thuẫn cần phải biết phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn và có phương pháp giải quyết phù hợp

5.6.2. Liên hệ thực tế:

- Mâu thuẫn trong lựa chọn sản phẩm kinh doanh: Ban đầu, nhóm dự định bán nước (soda nhiều vị) đựng trong bình thủy tinh kèm túi đựng để truyền thông điệp "sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường". Sau khi xem xét, cân nhắc các thực tế khách quan ảnh hưởng đến kế hoạch ban đầu như nguồn cung, đối tượng khách hàng mục tiêu (phần lớn là sinh viên), thị hiếu, công thức pha chế đồ uống, đối thủ cạnh tranh (các qn nước bên ngồi trường, nhóm khác…), cách thức vận chuyển nhóm đã đưa ra quyết định chọn một trong 2 phương án (2 mặt đối lập):

Kinh doanh nước uống (loại được chốt cuối cùng là trà đào) và đựng trong ly nhựa thay bình thủy tinh:

+ Ưu điểm: giá thành rẻ, đáp ứng đươc thị hiếu của khách hàng (nhu cầu về nước giải khát mà bất kì ai cũng có).  Dễ kinh doanh

+ Nhược điểm: Khơng thân thiện môi trường (sử dụng ly nhựa).

Kinh doanh bộ sản phẩm bình thủy tinh, ống hút inox và cọ rửa ống hút:

+ Ưu điểm: thân thiện với mơi trường, mọi người có thể sử dụng bình thay các chai nhựa hằng ngày.

+ Nhược điểm: bình thủy tinh dễ vỡ, khơng phù hợp với thị hiếu khách hàng (thường thì họ sẽ bỏ ra thêm một ít tiền để mua bình giữ nhiệt sử dụng) Khó kinh doanh

Sau khi vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập nhóm quyết định sẽ bán bộ sản phẩm bình thủy tinh, ống hút inox và cọ rửa, giữ nguyên thông điệp lúc đầu và mục tiêu vẫn là lấy lợi nhuận đến chia sẻ cho các em nhỏ ở Mái ấm Bà Chiểu. Tuy sản phẩm khó kinh doanh nhưng quan trọng là thông điệp "bảo vệ môi trường" sẽ được truyền đến với nhiều người và góp phần làm giảm được một lượng rác thải nhựa nhất định.

- Mâu thuẫn trong mối quan hệ Cung – Cầu: Cầu nhiều nhưng cung không đủ. Sau khi mở bán vài ngày thì 1 số sản phẩm hết hàng nhưng vẫn cịn khách có nhu cầu mua. Do nhóm chưa tính tốn kĩ ban đầu cũng như quản lý đơn online chưa tốt nên số lượng khách đã đặt bình màu xanh dương, xanh lá vượt lên số hàng đã nhập. Nhóm cũng đã vận dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập để nghĩ ra vài phương án giải quyết: nhập thêm hàng (tăng cung), đóng đơn đặt online (giảm cầu), xin lỗi khách hàng và nhờ họ đổi sang một màu khác nhưng sau khi xem xét mức độ khả thi của từng phương án nhóm thống nhất sẽ liên lạc và nhờ những khách hàng đặt bình xanh dương, xanh lá đổi sang một bình màu khác.

5.6.3. Bài học:

Cần phân tích, tìm hiểu kĩ các mặt đối lập của mâu thuẫn từ đó có những phương án dự phịng cho các trường hợp đặc biệt có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu BÀI KIỂM TRA GIỮA kỳ môn NHỮNG NGUYÊN lý cơ bản của CHỦ NGHĨA mác – LÊNIN dự án GREEN DAY (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)