Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhắm xây dựng và phát triển một số giá trị văn hóa kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo hải châu (Trang 37 - 40)

Từ kết quả phân tích thực trạng q trình xây dựng và phát triển văn hoá kinh doanh, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần bành kẹo Hải Châu cùng

với tổng hợp kết quả phỏng vấn, ta có thể đưa ra một số nhận xét, đánh giá chung như sau về công tác xây dựng và phát triển một số giá trị kinh doanh của công ty.

4.1.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, nhận thức trong bối cảnh hội nhập kinh tế, trong bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) nếu doanh nghiệp không xây dựng được văn hóa kinh doanh sẽ rất khó nâng cao năng lực canh tranh trong khi thực tế rất nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn cịn bị động trong cơng tác này. Ban lãnh đạo cơng ty đã có quan điểm đúng và bắt tay vào xây dựng văn hóa kinh doanh đúng lúc. Cơng tác xây dựng văn kinh doanh đã có nhưng chuyển biến quan trọng: từ tự phát sang tự giác, từ khơng chính thức sang quy chế hóa, đóng góp một phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Thứ hai, văn hóa kinh doanh của cơng ty đã được xây dựng và phát triển ngày

càng rõ nét hơn, hoàn thiện hơn về triết lý kinh doanh và các giá trị cơ bản, các truyền thống, phong tục tập quán.

Thứ ba, nội dung cơng tác xây dựng văn hóa kinh doanh khoa học đã từng bước

được áp dụng phù hợp với những nhân tố hình thành văn hóa ở mỗi thời kỳ và sự tiến bộ. ➢ Thứ tư, xây dựng và phát triển văn hóa Hải Châu trở thành giải pháp quản trị giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh và giữ chân được người tài trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trường.

Thứ năm, thực hiện được việc đoàn kết nội bộ, quy chế dân chủ trong cơng ty.

Vì vậy trong bối cảnh kinh tế xã hội có nhiều khó khăn, phức tạp nhưng cơng ty vẫn giữ được đồn kết, khơng để xảy ra bè phái, tranh chấp.

4.1.2. Một số mặt hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được bước đầu trong quá trình hình thành xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh của cơng ty, q trình này vẫn còn bộc lộ một số những hạn chế sau:

Nguyễn Quang Tiệp Lớp K43-A4 38

a. Hạn chế

Thứ nhất, là nhận thức của các CBNV trong cơng ty về văn hóa Hải châu chưa

đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế. Một số các CBNV chưa có sự chuyển biến về tư duy kinh doanh, làm việc không khoa học, chưa tuân thủ đúng quy chế, quy trình nghiệp vụ. Bệnh thành tích, cá nhân cịn xảy ra, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ mà cơng ty cung cấp vì vậy ảnh hưởng đến uy tín, năng lực của Hải Châu. Ý thức chấp hành các quy định về nội quy lao động cịn có sự miễn cưỡng, ý thức tự giác chưa cao ở một bộ phận CBNV, điều này làm ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả kinh doanh trong công ty.

Thứ hai, hệ thống các quy chế quy định của cơng ty chưa được hồn thiện. Một

số các văn bản trong quá trình xây dựng cịn chung chung, mang tính hình thức, chưa sát với yêu cầu của thực tế. Đồng thời với các văn bản đã xuất phát từ yêu cầu thực tế nhưng quá trình thực thi lại thiếu sự giám sát kịp thời của các bộ phận có trách nhiệm dẫn đến khả năng thực thi các văn bản chưa cao, chưa phản ánh được đầy đủ trong đó yếu tố văn hóa kinh doanh. Cơng ty chưa bổ sung những quy định về thực thi công việc quản trị theo hướng gắn trách nhiệm với hành vi. Chưa có quy định về quy tắc ứng sử giữa nhà quản trị với nhân viên. Cơng ty chưa có bổ sung những quy định về thực thi công việc hiệu quả. Một số quy định cịn chung chung vì được sao chép. Đơi khi vẫn bị động và trông chờ văn bản hướng dẫn của cấp trên.

Thứ ba, chưa chú trọng xây dựng các truyền thuyết và hình tượng anh hùng thời

kì đổi mới, các tấm gương “Ngưới tốt, việc tốt” chưa được công ty khuế ch trương thành các hình tượng tiêu biểu điển hình cho cơng ty.

Thứ tư, Xây dựng văn hóa kinh doanh cịn ở trạng thái bị động: ban đầu là theo

sự chỉ đạo của cấp trên mà không chủ động đề xuất nhu cầu; triết lý kinh doanh còn mang tính định hướng chung.

Thứ năm, xây dựng văn hóa kinh doanh của cơng ty chủ yếu do giám đốc quyết

định, với sự giúp đỡ của bộ phận chuyên trách, chưa tập hợp được trí tuệ của đơng đảo cán bộ quản lý và chuyên gia bên ngồi, vai tró tham gia của tập thể cịn mang tính hình thức. Đồng thời, xây dựng văn hóa kinh doanh của cơng ty cịn nhằm tới thích ừng với mơi trường kinh doanh ngắn hạn, thời gian ảnh hưởng ngắn nên phát huy tác động không sâu.

Nguyễn Quang Tiệp Lớp K43-A4 39 Văn hóa kinh doanh của cơng ty cịn thiếu và yếu. Do yếu tố lịch sử, công ty chủ yếu hướng nội, ít quan tâm bên ngồi, từ đó hình thành văn hóa bảo thủ, tự ti, năng về giải thích lý do, khó khăn, khơng chịu tiếp thu, học tập cái mới, chấp nhận thử thách để vươn lên. Vì vậy, khi gặp khó khăn trong kinh doanh, các nhà quản tr ị ít khi tự đề xuất các giải pháp, mà thường kiến nghị đề nghị cấp trên giúp đỡ.

Công tác xây dựng văn hóa kinh doanh của cơng ty chịu ảnh hưởng của các yếu tố nằm ngồi sự kiểm sốt của nó như các yếu tố thuộc mơi trường vi mơ, vĩ mô, Nhà nước. Các nhân tố này trong thời gian qua đã chi phối không nhỏ đến công tác xây dựng văn hóa kinh doanh của cơng ty.

Có thể đưa ra một số ngun nhân chính như:

➢ Nền kinh tế nước ta vẫn cịn trong q trình chuyển đổi. Dưới tác động của quá trình chuyển đổi nền kinh tế, mơi trường kinh doanh bị thay đổi bất ngờ và bị chi phối bởi các yếu tố vĩ mơ như: lạm phát, tỷ giá hối đối, lãi suất ngân hang. Điều đó làm cho công ty phải bận tâm tới những tồn tại trước mắt chứ không đủ sức đầu tư vào vấn đề có tính chiến lược lâu dài như là văn hóa kinh doanh.

➢ Một thời gian dài, Nhà nước vẫn cón duy trì sự ưu đãi và bảo hộ với công ty. Công ty khônng cảm thấy sự đe dọa trong tương lai, trông chờ váo sự giúp đỡ của nhà nước mà khơng xây dựng văn hóa kinh doanh thực sự hướng tới nâng cao năn lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà nước vẫn thực hiện ưu đãi về thuế, tín dụng ngân hang, quyến sử dụng đất cũng làm cho công ty có những lợi thế khơng phải do tợ xây dựng và bồi đắp.

➢ Các cơ quan quản lý vẫn chưa có một cách nhìn thước đo thành công hay thất bại của doanh nghiệp nhà nước nói chung và hoạt đọng quản trị doanh nghiệp nói riêng. Do đó, chưa khuyến khích các nhà quản trị tìm các giải pháp có tính chiến lược mà thường chạy theo các con số thành công ngắn hạn.

Ngoài các nguyên nhân khách quan xuất hiện từ bên ngồi cịn có các ngun nhân từ nội tại của chính cơng ty, làm cho cơng tác xây dựng vă n hóa kinh doanh của cơng ty chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi. Qua thực tiễn nghiên cứu có thể rút ra một số nguyên nhân cơ bản sau:

➢ Trình độ hạn chế của nhà quản trị cấp cao: Phần lớn các nhà quản trị cấp cao của công ty đều trưởng thành từ cơ chế cũ, tuổi cao, kiến thức tiên tiến khơng được cập nhật một cách có hệ thống do vậy tầm nhìn chiến lược bị hạn chế ở những kinh

Nguyễn Quang Tiệp Lớp K43-A4 40 nghiệm tích lũy trong thời kì bao cấp. Một khi nhũng người đứng đầu bị hạn chế về tầm nhìn thì khó có khả năng tổ chức xây dựng văn hóa kinh doanh của một cơng ty chính quy hiện đại. Kinh nghiệm cho thấy, nếu người quản lý giỏi có thể khắc phục được mơ hình quản lý kém thì ngược lại mơ hình quản lý dù có tốt đến đâu cũng khó phát huy tác dụng nếu người quản lý kém. Thực tiễn những năm gần đây ở nước ta cũng đã chứng tỏ rằng, những doanh nghiệp làm ăn tốt, ổn định là những doanh nghiệp có người đứng đầu biết nhìn xa, trơng rộng, biết phát huy nội lực của doanh nghiệp mình.

➢ Trình độ đội ngũ nhân lực làm công tác quản trị chưa đạt yêu cầu: Số cán bộ được đào tạo chính quy về quản trị kinh doanh chưa nhiều, đặc biệt là các kĩ năng về văn hóa và quản trị.

➢ Công ty đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp nhưng chưa đồng bộ. Các yếu tố quan trọng của văn hóa kinh doanh chưa được đầu tư đồng bộ và chưa được quan tâm đúng mức.

➢ Cơng ty chưa có quy trình xây dựng, kiểm sốt và phát triển các giá trị văn hóa kinh doanh nên việc phát triển các giá trị văn hóa kinh doanh gặp nhiều khó khăn, chưa đồng bộ và đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhắm xây dựng và phát triển một số giá trị văn hóa kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo hải châu (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)