+ Đời người ngắn ngủi, mỗi con người hãy cố gắng sống sao cho thật đẹp đẽ, không để những bản tính xấu xa bơi nhọ nhân cách của ta.
+ Là những người ruột thịt trong gia đình, cần phải yêu thương đùm bọc nhau, có vậy mới là anh em, là “ người trong một nước, gà cùng một mẹ”
BÀI VIẾT THAM KHẢO TỪ DÀN Ý CHI TIẾT
Là người con đất Việt, chắc hẳn mỗi chúng ta đều lớn lên trong lời ru của bà, trong những câu chuyện cổ tích mẹ kể lúc đêm khuya. Truyện cổ tích là một phần khơng thể thiếu trong tuổi thơ biết bao trẻ em Việt Nam. Ngày còn bé, em hay ngủ thiếp đi trong những câu chuyện kể của bà, một trong những truyện cổ mà em nhớ nhất đó chính là Truyện cổ tích cây khế. Nghe bà kể chuyện, em nhận ra đây là một câu chuyện vừa thú vị, lôi cuốn lại dạy em biết bao bài học hay trong cuộc đời.
ngơi nhà ngói cùng vài mảnh ruộng. Người anh và người em nương tựa vào nhau mà lớn khôn. Khi cả hai đều đã đến tuổi dựng vợ gả chồng, không thể chung sống cùng nhau dưới một mái nhà như trước kia được nữa, hai anh em đã phân chia gia tài. Dù người anh lớn hơn người em nhưng lại tham lam lấy hết mọi thứ, chỉ để lại cho người em một nếp nhà gianh lụp xụp cùng với cây khế. Người em nhân hậu, lại thương anh nên đồng ý nhường anh trai phần hơn. Từ đó, vợ chồng người em hằng ngày đều chăm chỉ làm lụng, tối đến thì về chăm sóc cây khế và ngủ trong mái nhà gianh cũ kĩ. Nhờ sự chăm sóc tận tình của người em, cây khế ra quả sai trĩu, quả nào quả nấy đều mọng nước. Vợ chồng người em phấn khởi mừng thầm có thể bán khế để kiếm thêm một chút trang trải cuộc sống khó khăn.
Ngày nọ, bỗng có một con chim lạ thấy cây khế sai quả liền sà xuống ăn hết quả chín này đến quả chín khác, vợ chồng người em nhìn thấy cũng không nỡ đuổi chim đi, đành than thở với chim. Không ngờ rằng lúc đấy chú chim lại cất giọng con người, chim nói: “ Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Biết là chim thần, người em liền bảo vợ may cho túi ba gang, hai vợ chồng thấp thỏm chờ đợi. Quả nhiên mấy ngày sau chim lại đến ăn khế, lần này chim để cho người em leo lên lưng cùng đi. Chim thần vượt sóng vượt gió, bay mải miết đến non trưa thì đến một hịn đảo lấp lánh xinh đẹp. Người em bước xuống thấy xung quanh hòn đảo đâu đâu cũng là vàng bạc châu báu, cuối cùng, người em không tham lam chỉ lấy đủ túi ba gang rồi lên đường trở về cùng chim thần. Từ đó, mỗi lần chim thần đến ăn khế nhà người em đều trả lại bằng vàng bạc. Vợ chồng người em khơng giữ của cho riêng mình, lấy số châu báu giúp đỡ người nghèo trong vùng, ai ai cũng biết ơn. Từ đó, gia đình người em cũng trở nên khấm khá, cuộc sống bớt khó khăn.
Người em thật thà kể hết mọi chuyện cho người anh nghe, lòng tham nổi lên, vợ chồng người anh đòi đổi hết nhà cửa ruộng vườn lấy mái nhà gianh và cây khế của người em. Người em lại lần nữa đồng ý mà khơng phàn nàn khiển trách. Mùa khế chín quả, đúng như dự định, chim thần lại đến ăn khế, người anh giả đò than vãn với chim thần, chim thần lại đáp “ Ăn quả khế, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Mừng thầm trong lòng, người anh dặn vợ may hẳn túi 6 gang để thỏa mãn lịng tham. Hơm sau chim thần đến, người anh leo lên mình chim đi đến hịn đảo châu báu. Người anh tham lam vơ vét đầy túi. Trên đường bay về sức nặng và gió lớn khiến chim thần chao đảo, chim thần liền bảo người anh vứt bớt số châu báu đi, người anh tham lam cứ giữ khư khư gia tài bên mình. Cuối cùng, vì quá nặng, chim thần nghiêng cánh, cả người anh và túi vàng bạc đều rơi xuống biển, không thể trở về. Cuối cùng, người anh tham lam vừa không lấy được kho báu, lại không thể trở về, vợ của anh ta thì sống trong mái nhà gianh lụp xụp quãng đời còn lại.
Mỗi lần bà kể xong câu chuyện, bà đều hỏi em câu chuyện đã dạy cho em những bài học gì, lúc đầu, em chỉ biết rằng câu chuyện muốn nhắn nhủ mọi người sống trên đời không nên tham lam, sự tham lam mù quáng có khi sẽ hủy hoại một đời người như chính
người anh trong truyện vì lịng tham mà gieo mình xuống biển. Nghe em nói, bà cười: “ Cháu gái bà thơng minh đáo để, nhưng chỉ một bài học vậy là chưa đủ”. Bà còn giảng giải cho em thêm về ý nghĩa câu chuyện, rằng truyện cổ tích “ cây khế” còn dạy cho con người một bài học về luật nhân quả, ở hiền thì gặp lành, người em trai tần tảo chăm sóc cây khế thì mới có những quả chín thơm ngọt, mới dẫn dụ chim thần đến “ ăn khế trả vàng” chứ không phải tự nhiên mà chim thần lại tới. Chim thần ăn khế của người em, nưng cũng khơng qn trả vàng bạc đền ơn đáp nghĩa, đó chính là đạo lý đền ơn đáp nghĩa, ăn quả nhớ kẻ trồng cây- truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nghe bà giảng giải xong, em cảm thấy vơ cùng ngạc nhiên vì trong câu chuyện cổ tích mình thuộc lịng lại chứa những bài học sâu sắc đến như vậy. Cứ thế, những bài học ấy đã thấm nhuần ngay từ khi em cịn là một cơ bé.
Đến bây giờ, em đã không cịn là cơ cháu gái bé nhỏ của bà nữa, em cũng khơng cịn được nghe tiếng bà kể chuyện những cứ mỗi lần nhớ lại câu chuyện này, bao cảm xúc trong em lại ùa về. Lời bà dạy vang lên trong em rõ ràng từng chút, em tự nhủ rằng bản thân sẽ cố gắng sống thật đẹp, sống như những bài học mà bà đã dạy em.
Cuộc đời của mỗi con người có hạn, vậy tại sao chúng ta khơng sống đẹp, làm đẹp cho đời, sống như những đóa hoa? Đừng để bản tính xấu xa tha hóa tâm hồn ta. Hơn nữa, anh em trong gia đình, người trong một nước cần yêu thương đùm bọc, đoàn kết lẫn nhau. Như vậy mới chính là “ gà cùng một mẹ”.
ĐỀ 38: Dũng sĩ là người có lịng dũng cảm, chiến đấu diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống của cộng đồng. Viết đoạn văn kề về một dũng sĩ mà em gặp ngoài đời hoặc biết qua sách báo, truyện kề.
DÀN Ý CHI TIẾTMỞ ĐOẠN MỞ ĐOẠN
- Giới thiệu về dũng sĩ mà em định kể: Vào khoảng tháng 2 em có xem chương trình Thời sự và nghe được tin anh Nguyễn Ngọc Mạnh có cứu được em bé rơi từ tầng 12 xuống.
- Ấn tượng của em về người dũng sĩ ấy: Với em, anh Mạnh là một dũng sĩ ngoài đời thực để lại rất nhiều ấn tượng.
THÂN ĐOẠN: