Liên hệ bản thân

Một phần của tài liệu Bộ đoạn văn và tập làm văn Ngữ văn 6 sách mới, kết nối tri thức với cuộc sống (dùng cho cả 3 bộ sách) (Trang 106 - 108)

+ Em sẽ ln tạo các mối quan hệ hồ đồng với bạn bè xung quanh, tạo ra một môi trường học tập thân thiện.

BÀI VIẾT THAM KHẢO TỪ DÀN Ý CHI TIẾT

Trường học không chỉ là nơi ươm mầm giấc mơ mà còn là nơi để chúng ta tạo dựng những tình bạn đẹp. Đó là suy nghĩ của nhiều người khi nói về trường học, nơi đây cũng được xem như “ngôi nhà thứ hai” của những ai đã từng trải qua cuộc đời học sinh. Ấy thế mà hiện nay, ý niệm ấy đang dần bị méo mó đi bởi hành vi xấu của một số thành phần học sinh trong trường học, đó là tệ bắt nạt học đường. Đây là vấn đề đáng lên án và cần phải được can thiệp ngay bây giờ.

Tệ nạn là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, biểu hiện bằng những hành vi sai lệch với chuẩn mực đạo đức, pháp luật hiện hành. Đây là con đường nhanh nhất dẫn đến tội phạm, nó bắt nguồn từ lối sống vô tổ chức, coi thường chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Có rất nhiều loại tệ nạn, mỗi loại đều ẩn chứa những mối nguy hiểm nhất định với xã hội. Trong các tệ nạn thì tệ bắt nạt trong trường học tưởng chừng như là một vấn đề nhỏ nhưng thật sự nó đã gây nhức nhối trong tồn xã hội, có mức độ nguy hiểm khơng thua kém như các tệ nạn còn lại. Tệ bắt nạt trong trường học hay nạn bạo lực học đường là những hành vi xâm phạm đến tinh thần, thể chất một cách ngang ngược diễn ra trong phạm vi trường học. Trường học là một nơi giáo dục kiến thức và tâm hồn cho chúng ta, là nơi có kỷ luật kỷ cương, ấy thế mà nạn bạo lực vẫn có thể diễn ra. Tệ bắt nạt được thực

hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau, có thể là những hành vi đánh nhau, xâm phạm thân thể, trấn lột, bạo lực tinh thần bằng lời nói, sai khiến, cơ lập hoặc có thái độ coi thường.

Hiện nay, vấn nạn bạo lực học đường đang là một thực trạng đáng báo động trong toàn xã hội. Nước ta là nước đứng đầu về tỷ lệ bạo lực học đường, có sự gia tăng

khơng ngừng về số lượng và mức độ nguy hiểm qua các năm. Tệ bắt nạt trong trường học diễn ra ở khắp mọi nơi trên mọi miền đất nước, từ miền thôn quê cho đến thành phố. Thậm chí, tệ bắt nạt có thể có ở mọi cấp học khác nhau, ngay cả những em học sinh chỉ mới cấp 1 thôi cũng đã sẵn sàng gây gổ, đánh nhau, không chỉ ở nam mà còn ở nữ. Đau lòng hơn, tệ bắt nạt còn diễn ra ở giáo viên và học sinh, có những trường hợp học sinh vì bất bình với cơ mà ném thẳng đồ vật vào người cơ. Cũng có trường hợp thầy giáo dùng quyền lực của mình mà sẵn sàng ra địn mạnh tay với các em học sinh lười nhác. Tuy nhiên, những trường hợp như vậy khá ít, nạn bạo lực học đường diễn ra nhiều nhất vẫn là giữa các em học sinh với nhau. Theo tư liệu, chỉ trong 1 năm học mà có thể xảy ra hàng ngàn vụ bắt nạt học đường, có rất nhiều vụ đánh nhau giữa các em học sinh và nhiều em phải nghỉ học hoặc buộc thơi học. Hiện nay, tệ nạn này đang có dấu hiệu trẻ hoá với mức độ nguy hiểm gia tăng. Em vẫn nhớ về vụ một cô bé bị bạn cùng lớp là lớp trưởng bắt nạt một thời gian dài, thậm chí cịn bạo hành bạn ấy. Cơ bé bị bắt nạt tên H, là người ít nói, rụt rè, cịn bạn lớp trưởng thành lanh lợi, xéo xắt hơn. Lợi dụng sự yếu ớt của H, lớp trưởng thường sai vặt, bắt H đi mua đồ mà không đưa tiền. Qua nhiều lần nhẫn nhịn, H quyết tâm không nghe lời lớp trưởng nữa. Thế là vào giờ tan học, lớp trưởng lôi kéo theo 1 bạn nam và 1 bạn nữ học lớp khác đánh H. Hai người đó cùng nhau bạo hành, lấy ghế ném vào đầu H, lột đồ của H, cịn lớp trưởng thì hả hê quay phim, chụp hình đưa lên mạng xã hội. Sự việc sau đó bị vỡ lở ra, H bị tổn thương nghiêm trọng về tinh thần và thể chất, cịn 3 người đó thì chịu sự dè bỉu của mọi người, bị kỷ luật trước toàn trường. Qua sự việc, có thể thấy mức độ nghiêm trọng của nạn bạo lực học đường ở học sinh hiện nay, nó gây ra những ảnh hưởng vơ cùng lớn đến cả người bị hại lẫn những người đi bắt nạt người khác kia.

Vậy nguyên nhân nào gây ra nạn bắt nạt trong trường học? Đầu tiên đó chính

là sự chuyển biến trong tâm, sinh lý ở những bạn học sinh, đặc biệt là ở các bạn tuổi vị thành niên. Khi các bạn càng lớn, tâm hồn khơng cịn là sự ngây thơ, hồn nhiên nữa mà là sự mong muốn được thể hiện mình. Một sự thật là học sinh độ tuổi đó thường muốn tạo sự khác biệt, muốn được chú ý, muốn hơn người khác. Chúng thường có suy nghĩ bốc đồng, có cảm giác vui vẻ khi chinh phục được người khác và thường hay ghen tị khi ai đó hơn mình. Chính vì những suy nghĩ sai lệch đó mà chúng đã đưa ra những hành vi bắt nạt bạn bè của mình, những người yếu ớt hơn. Nguyên nhân thứ hai là do nhà trường chưa thật sự quan tâm đến các vấn đề giáo dục tâm lý, đạo đức mà chỉ đặt nặng các kiến thức văn hoá. Sự lỏng lẻo trong khâu quản lý, kỷ luật của nhà trường đã tạo cơ hội cho học sinh ngang nhiên lộng hành hơn. Nguyên nhân tiếp theo là từ phía gia đình, cha mẹ khơng

quan tâm con cái, không thấu hiểu, chia sẻ con cái, khơng có phương pháp giáo dục con đúng đắn. Một đứa trẻ khi bị cha mẹ trách mắng thì sẽ có xu hướng muốn bắt nạt lại những người khác yếu hơn mình để giải tỏa sự tức giận. Cuối cùng là mơi trường xã hội với nhiều tệ nạn, trình độ dân trí thấp, nghèo khổ, nhiều đối tượng ăn chơi lêu lỏng dụ dỗ cũng là nguyên nhân lôi kéo các bạn làm những việc xấu.

Chúng ta phải nhanh chóng hành động làm giảm thiểu các vụ bạo lực học đường bằng nhiều giải pháp khác nhau. Đối với nhà trường và giáo viên, họ cần phải

nghiêm túc chấn chỉnh, không bao che, kỷ luật nghiêm khắc các hành vi bắt nạt trong trường học. Nhà trường cần phải xây dựng một nguồn tin từ học sinh, khi có hành vi bắt nạt diễn ra thì nhanh chóng nắm bắt thơng tin để có hướng giải quyết kịp thời. Ngoài ra, nhà trường cần tổ chức các buổi tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho toàn thể giáo viên, học sinh về tác hại của nạn bắt nạt hoặc các buổi tình nguyện để định hướng nhân cách cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên theo dõi, quan tâm, nắm bắt tình hình các em học sinh, tổ chức các hoạt động tăng tình cảm cho các em học sinh trong các tiết chào cờ, tiết sinh hoạt lớp. Đối với học sinh, các bạn phải học cách kiềm chế cảm xúc tốt hơn, luôn rèn luyện các kỹ năng sống, chấp hành tốt các nội quy trong trường học, luôn ghi nhớ 5 điều Bác Hồ dạy, tích cực tham gia vào các phong trào Đồn, Đội, các ngày hội tình nguyện để nâng cao đạo đức. Điều đặc biệt là các bạn phải tránh xa bạo lực học đường, báo ngay với thầy cơ, gia đình khi có hiện tượng bắt nạt xảy ra. Đối với gia đình, cha mẹ phải dạy dỗ con cái từ nhỏ với ý thức sống hịa đồng, giúp đỡ mọi người, khơng bắt nạt người khác. Cha mẹ hãy luôn yêu thương, thấu hiểu con cái, tạo ra môi trường sống lành mạnh cho con. Điều quan trọng là cha mẹ phải ln theo dõi tâm lý, tình hình học tập của con ở trường để kịp thời phát hiện những điều mà con đang làm.

Tệ bắt nạt trong trường học gây ra những nguy hại vơ cùng lớn cho cá nhân, gia đình và xã hội. Đây là một vấn đề gây nhức nhối mà tất cả chúng ta cần phải chung tay ngăn chặn nó. Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, em không ủng hộ với những hành vi này, em sẽ luôn tạo các mối quan hệ hoà đồng với bạn bè xung quanh, tạo ra một môi trường học tập thân thiện.

ĐỀ 49: Hãy viết đoạn văn về chủ đề: Để hành tinh xanh mãi xanh…

XÂY DỰNG DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ ĐOẠN

Một phần của tài liệu Bộ đoạn văn và tập làm văn Ngữ văn 6 sách mới, kết nối tri thức với cuộc sống (dùng cho cả 3 bộ sách) (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w