Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Điều 244)

Một phần của tài liệu TOI PHAM 1 (Trang 46 - 47)

VI. CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG

10. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Điều 244)

nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Điều 244)

Điều luật này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở quy định tại Điều 190 BLHS năm 1999. Trong thực tiễn, việc xử lý các hành vi quy định tại Điều 190 BLHS năm 1999 về các hành vi “vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ” gặp khó khăn do điều luật chỉ quy định xử lý hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo danh mục của Nhà nước ta mà không đề cập đến danh mục động vật nguy cấp, quý hiếm thuộc Nhóm IB hoặc thuộc Phụ lục I của Cơng ước về bn bán quốc tế các lồi động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, nên lâu nay những hành vi buôn bán, vận chuyển mẫu vật các loài ngy cấp quý hiếm từ nước ngoài về Việt Nam thuộc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (chủ yếu là ngà voi, sừng tê giác) không xử lý được theo Điều 190 BLHS năm 1999 mà tùy theo từng trường hợp được xử lý theo các điều (153- Tội buôn lậu, Điều 154, tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, Điều 155- Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm) và cũng rất khó xử lý vì các điều luật này đều có quy định các tình tiết định khung “số lượng lớn, số lượng rất lớn, số lượng đặc biệt lớn” mà khơng có hướng dẫn mức cụ thể.

47

Để khắc phục bất cập nói trên, điều luật đã bổ sung đối tượng được bảo vệ là “động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IB hoặc Phụ lục I Cơng ước

về bn bán quốc tế các lồi động vật, thực vật hoang dã nguy cấp” và quy định

khối lượng mẫu vật hoặc số lượng cá thể từng nhóm, lồi theo 3 khoản cụ thể, kể cả ngà voi và sừng tê giác. Đồng thời bổ sung các tình tiết tại khung tăng nặng “buôn bán, vận chuyển qua biên giới”, “tái phạm nguy hiểm” nhằm điều

chỉnh và xử lý nghiêm các trường hợp phạm tội. Ngoài ra, điều luật cũng quy định xử lý hình sự đối với một số trường hợp đã bị xử lý vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm; bỏ các tình tiết quy định chung chung trước đây là “gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng”.

Hình phạt tù tại khoản 3 được quy định từ 10 năm đến 15 năm (so với mức phạt tù tối đa là 7 năm quy định tại Điều 190 BLHS năm 1999). Như vậy, về chính sách xử lý đã có sự điều chỉnh thể hiện thái độ xử lý nghiêm khắc hơn của Nhà nước đối với loại tội này.

Điều luật bổ sung quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội với hình phạt chính là phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng, đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Ngồi ra, pháp nhân cịn có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Một phần của tài liệu TOI PHAM 1 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)