Để bảo vệ quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí, tiếp cận thơng tin và biểu tình mới được quy định tại Điều 25 Hiến pháp năm 2013, BLHS năm 2015 bổ sung 01 tội danh mới để xử lý hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền tự do
ngơn luận, tự do báo chí, tiếp cận thơng tin, quyền biểu tình của cơng dân. Tuy
nhiên, các luật chuyên ngành trong lĩnh vực này chưa được ban hành để điều
chỉnh, bảo đảm thực thi nhóm quyền tự do này của công dân trong đời sống xã hội. Do vậy, điều luật chỉ quy định cấu thành tội phạm có tính chất khái quát. Cụ thể như sau:
- Khoản 1: quy định cấu thành tội phạm là người nào dùng vũ lực, đe doạ
dù ng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngơn
luận, tự do báo chí, tiếp cận thơng tin, quyền biểu tình của cơng dân. Đồng thời
quy định tình tiết là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này phải là người
đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi
này mà còn vi phạm thì mới bị coi là tội phạm và bị xem xét, truy cứu TNHS. Về hình phạt, người phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm
hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Chế tài này là phù hợp, tương xứng với
tính chất, mức độ nguy hiểm của các hành vi phạm tội, bảo đảm hiệu quả răn đe, phòng ngừa và trừng trị đối với tội phạm.
- Khoản 2: quy định các tình tiết định khung tăng nặng TNHS, đó là trường hợp phạm tội: Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; và Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an tồn xã hội.
Về hình phạt, người phạm tội thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, bảo đảm yêu cầu phân hóa TNHS đối với các trường hợp phạm tội.
- Khoản 3: để bảo đảm phịng ngừa, quy định hình phạt bổ sung đối với người phạm tội là có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm.