Những hạn chế về chất lượng cho vay tiêu dùng không TSĐB ở TTCVTDMB-VPBank trong những năm vừa qua địi hỏi phải tìm ra những ngun nhân kịp thời. Thơng qua q trình phân tích, tơi rút ra được một số nguyên nhân như sau:
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
a, Thuộc trung tâm
- Quá trình thẩm định khách hàng
Do nhu cầu gia tăng dư nợ và phát triển sản phẩm, cùng với đó là tạo ra sức ép về doanh số cho nhân viên khiến cho việc kiểm sốt hồsơ khơng được siết chặt dẫn đến tình trạng hồ sơ không bảo đảm quy định về rủi ro làm gia tăng nguy cơ nợ xấu, nợ quá hạn ở trung tâm trong những năm vừa qua. Phần lớn các cấp quản lý chỉ quan tâm đến chỉ tiêu, doanh số cho vay thời điểm hiện tại mà không nghĩ đến việc giải quyết thu hồi nợ cũng như không theo sát khách hàng dẫn đến rủi ro trong quá trình vận hành của Ngân hàng. Bên cạnh đó một phần cán bộ ngân hàng chưa nắm vững quy trình dẫn đến tình trạng sai sót và nhầm lẫn trong quá trình thẩm định hồsơ khách hàng.
- Hoạt động truyền thông chưa thực sự tốt
Với tình hình cơng nghệ ngày một phát triển như hiện nay, truyền thông là một công cụ hữu hiệu để giúp khách hàng tiếp cận với sản phẩm một cách nhanh chóng. Hiện tại ở trung tâm chỉ mới dừng lại ở truyền thông truyền thống thông qua các banner hoặc qua mạng xã hội nhưng tương tác không cao. Bên cạnh trang web chính của VPBank, trung tâm vẫn chưa có trang web riêng để cho những khách hàng có thể truy cập và tham khảo về sản
phẩm do đó khả năng tiếp cận, nhận phản hồi từ phía khách hàng chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó việc truyền thông, nội bộ nhân viên chưa được quan tâm đúng mức gây nên một bộ phận không nhỏ nhân viên, đặc biệt là nhân viên thâm niên dưới 6 tháng còn mơ hồ về sản phẩm, các quy định rủi ro và các cách nhận biết phân biệt giấy tờ giả mạo mà khách hàng đăng ký vay cố tình tao ra nhằm chiếm đoạt tài sản của ngân hàng, và khi hoạt động giả mạo xảy ra trot lọt thì khả năng cao là mất vốn vì khơng tìm được đúng khách hàng vay.
- Hoạt động nghiên cứu thịtrường chưa được quan tâm
Nghiên cứu thị trường là công việc cần thiết bởi nhu cầu của thị trường ln biến động khơng ngừng đặc biệt là từ phía khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Hiện tại, hoạt động kinh doanh của trung tâm dựa trên những quy định mà hội sở ban hành. Hoạt động nghiên cứu thị trường từ trước tới nay vẫn chưa được chú trọng. Phần lớn các nhân viên tín dụng chỉ tập trung vào phạm vi áp dụng và VPBank ban hành để tìm kiếm khách hàng mà bỏ quên những ý tưởng thu hút khách hàng từ phía các đối thủ, hơn nữa việc cập nhật lãi suất kịp thời cũng góp phần đánh giá và điều chỉnh lãi suất cho vay để bảo đảm tính cạnh tranh trên thị trường. Điều này cần được đầu tư đúng mức từ lãnh đạo ngân hàng cũng như từgiám đốc TTCVTDMB.
b, Thuộc hội sở
- Quy định về sản phẩm còn lỏng lẻo thiếu tính định lượng rủi ro trước khi ban hành xuống TTCVTDMB.
Việc ban hành sản phẩm còn chưa thực sự chặt chẽ, chưa có sự kiểm duyệt kỹ các chỉ tiêu vềđánh giá rủi ro khi ban hành xuống của các sản phẩm mới khiến nhiều khách hàng vay vốn xong không trả được nợ vay do thu nhập không gánh được khoản trả hằng tháng do đó lỗ hổng trong quy trình cho vay là rất lớn.
Chưa gán việc thu Hồi nợ cho nhân viên tín dụng cũng như sự tương tác giữa phịng thu hồi nợ và TTCVTDMB điều này gây nên tư tưởng lơ là không bám sát sau vay của nhân viên tín dụng TTCVTDMB cũng như đăng ký hạn mức vay vừa phải tương xứng với khả năng trả nợ của khách hàng tránh tình trạng mất khả năng trả nợ do khoản trả hằng tháng quá nặng.
Là một sản phẩm có tình rủi ro cao tuy nhiên quá trình phê duyệt hồ sơ của bộ phận phê duyệt tập trung lại diễn ra tương đối dễ dàng so với ngân hàng khác, cùng với đó là sự gia tăng số lượng khách hàng nên gây ra tình trạng kiểm tra lỏng lẻo hơn.
- Chất lượng tuyển dụng và đào tạo nhân lực chưa tốt.
Số lượng đội ngũ nhân viên ngày một gia tăng và trẻ hóa. Phần lớn những nhân viên mới ra trường cịn chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa am hiểu về sản phẩm, chưa biết phân biệt khách hàng giả, hồsơ giả để tiến hành thẩm định khách hàng, nhân viên trong quá trình thẩm định cịn gặp phải sai sót thiếu bám sát thực tế kiểm tra thẩm định nguồn thu khách hàng và dẫn tới đánh giá nguồn thu quá cao so với thực tế do đó làm cho khách hàng nhận được hạn mức vay cao quá dẫn đến khoản trả hằng tháng cao hơn khả năng trả nợ. Quá trình đào tạo chưa có tính thực tế, phần lớn bài giảng và bài thi được thực hiện trên trang nội bộ của ngân hàng nên không đánh giá đúng thực tế hiểu biết của từng nhân viên. Khâu kiểm tra lại kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo lại nhân viên còn lơ là, chưa triển khai có tính kỷ luật.
2.3.3.2. Ngun nhân khách quan
a, Tính cạnh tranh trên thịtrường rất khốc liệt
Những năm vừa qua sản phẩm cho vay tiêu dùng cá nhân không TSĐB trởnên thu hút khách hàng hơn trước. Không chỉ cạnh tranh trong nội bộ ngân hàng mà trên thị trường sự khốc liệt cũng trở nên gay gắt hơn. Việc tìm kiếm khách hàng trở nên khó khăn hơn nhất là những khách hàng có uy tín, an tồn
cao. Do vậy trong quá trình tiếp xúc khách hàng không tránh khỏi những sự phán đốn và đánh giá mang tính nóng vội.
b, Sự gia tăngđột biến sốlượng khách hàng.
Việc tăng số lượng khách hàng bên cạnh việc gia tăng lợi ích của ngân hàng cịn góp phần gia tăng tính rủi ro. Trong năm 2019 số lượng KH tăng mạnh, những lỗ hổng từ việc ban hành sản phẩm, sự lỏng lẻo trong khâu thẩm định hồ sơ, quản lý nhân viên chưa bán sát điều này tiềm ẩn rủi ro gia tăng. Từ những số liệu phân tích, tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn đang gần chạm ngưỡng quy định. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của ngân hàng. Khi có nhiều khách hàng việc kiểm soát cũng trở nên khó khăn hơn trước. Tuy nhiên mức độ gia tăng của nợ xấu vẫn nằm trong vùng kiểm sốt và có thể ổn định được nếu có những giải pháp kịp thời.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN KHÔNG TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI TRUNG
TÂM CHO VAY TIÊU DÙNG MIỀN BẮC - VPBANK
3.1. Định hƣớng hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân không tài sản bảo đảm tại Trung tâm cho vay tiêu dùng miền Bắc – VPBank.