8. Bố cục của luận văn
3.3. Một số đề xuất, kiến nghị
3.3.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của cơ quan chủ quan, cơ
quan báo chí đối với các cơ quan báo in trong quân đội
Hiện nay, nhiệm vụ xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế có sự phát triển, yêu cầu cao. Nhiệm vụ của báo chí qn đội vừa có thuận lợi và khó khăn đan xen. Đáng chú ý là, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hịa bình” bằng
những thủ đoạn mới hết sức tinh vi, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta, hịng thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa” Qn đội. Tình hình đó địi hỏi báo chí qn đội nói chung, báo in quân đội nói riêng phải phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình. Trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý đối với các cơ quan báo chí trong quân đội, nhằm đảm bảo cho báo chí quân đội hoạt động đúng định hướng, đúng pháp luật, đúng tơn chỉ, mục đích, góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Trên cơ sở quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của Đảng, của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phịng, trực tiếp là Tổng cục Chính trị, cơ quan chủ quản báo chí các cấp cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý hoạt động của các cơ quan báo chí theo phân cấp; đảm bảo hoạt động của cơ quan báo chí đúng Luật Báo chí, Quy chế quản lý báo chí trong QĐND Việt Nam. Sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý phải thường xuyên, chặt chẽ, toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động: từ xây dựng, kiện toàn tổ chức, định hướng tuyên truyền, đổi mới nội dung, hình thức, chuyên trang, chuyên mục, quy trình tác nghiệp, đến xuất bản, phát hành… Việc chỉ đạo định hướng nội dung tuyên truyền phải được thực hiện bằng nhiều phương thức: thơng qua giao ban báo chí định kỳ (tháng, quý) hoặc đột xuất; bằng văn bản, thông qua kế hoạch tuyên truyền, hoặc chỉ đạo trực tiếp đối với Tổng biên tập (Trưởng ban biên tập) của cơ quan báo chí, nhất là trước những sự kiện, những vấn đề quan trọng, nhạy cảm.
Trước yêu cầu mới của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của cơ quan chủ quản báo chí phải hướng trọng tâm vào khắc phục khâu yếu, mặt yếu trong hoạt động báo chí; định hướng, uốn nắn kịp thời những khuyết điểm; giải quyết hài hòa các mối quan hệ, tạo môi trường thuận
lợi để các cơ quan báo chí phát huy tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiên quyết khắc phục các biểu hiện bng lỏng, đứng ngồi cuộc, loại trừ hiện tượng xa rời tơn chỉ, mục đích, thương mại hóa, chạy theo lợi ích kinh tế đơn thuần, thị hiếu tầm thường của một bộ phận độc giả và những lệch lạc trong quá trình tác nghiệp của đội ngũ phóng viên, biên tập viên; gắn kiểm tra, giám sát với sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong hoạt động báo chí.