Định hướng về công tác thơng tin trên báo chí về vấn đề bảo vệ chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo in quân đội với vấn đề bảo vệ chủ quyền vùng trời quốc gia (Trang 26)

8. Bố cục của luận văn

1.3. Vai trò của báo chí đối vớivấn đề bảo vệ chủ quyền vùng trời quốc

1.3.1. Định hướng về công tác thơng tin trên báo chí về vấn đề bảo vệ chủ

1.3.1. Định hướng về công tác thơng tin trên báo chí về vấn đề bảo vệ chủ quyền vùng trời quốc gia quyền vùng trời quốc gia

1.3.1.1. Định hướng của Đảng, Nhà nước

Đại hội XI của Đảng xác định “Tăng cường tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và kiến thức quốc phòng, an ninh, làm cho mọi người hiểu rõ những thách thức lớn tác động trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong

điều kiện mới là nhiệm vụ có tính chiến lược, thường xuyên, lâu dài, là trách nhiệm của tồn Đảng, tồn dân và của cả hệ thống chính trị” [37, tr.234].

Hiện nay, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, vấn đề bảo vệ chủ quyền VTQG nói riêng đặt ra yêu cầu cao đối với công tác tuyên truyền, giáo dục, định hướng tư tưởng. Sự phát triển mạnh mẽ, thông tin đa chiều, ảnh hưởng và chi phối ngày càng lớn của các phương tiện truyền thông hiện đại, internet… đã và đang là thách thức đối với các cơ quan báo chí trong việc tuyên truyền quan điểm, đường lối của Đảng về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền vùng trời, biển, đảo quốc gia. Định hướng về công tác thông tin, tuyên truyền về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, tác giả Phạm Thu Phong có bài viết “Tuyên truyền

về cơng tác Quốc phịng-An ninh trên báo chí hiện nay” đăng trên Tạp chí Lý

luận Chính trị điện tử, ngày 6/8/2014. Bài viết chỉ rõ: “Để làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền về QP-AN, trong đó có vấn đề bảo vệ chủ quyền VTQG, báo chí cần tập trung làm tốt việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới, về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng và phát huy dân chủ, tăng cường khối đoàn kết toàn dân trong bảo đảm QP- AN; nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền giáo dục QP- AN, xây dựng ý thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc cho mọi công dân”.

Về phương thức tuyên truyền về nhiệm vụ quân sự, quốc phịng nói chung, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền VTQG nói riêng, trong bài viết “Báo chí với công tác xây dựng nền Quốc phịng tồn dân” đăng trên Báo Quân khu 9

điện tử, ngày 31/7/2016, Đại tá Nguyễn Thanh Đức - Chính ủy Bộ CHQS thành phố Cần Thơ, cho rằng: “Thông tin trên báo chí về lĩnh vực qn sự, quốc phịng, phải bảo đảm tính chân thực, có trách nhiệm xã hội cao, góp phần

định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên LLVT và quần chúng nhân dân”. Tác giả bài báo cũng khuyến nghị: “Nội dung tuyên truyền trên báo chí phải bám sát thực tiễn cơng cuộc đổi mới đất nước, hoạt động của LLVT, làm tốt việc dự báo, xử lý thông tin, nhất là những thông tin quan trọng, đang được xã hội quan tâm, tạo sức mạnh tổng hợp để tuyên truyền, giữ thế chủ động trong định hướng dư luận”.

Như vậy, để thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc nói chung, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền VTQG nói riêng, lực lượng báo chí phải thường xun bám sát quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về cơng tác qn sự, quốc phịng; tích cực đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, nâng cao chất lượng, hiệu quả thơng tin, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.3.1.2. Định hướng của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng

Là một bộ phận của nền báo chí cách mạng, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, chỉ đạo thường xuyên của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phịng, mà trực tiếp là Tổng cục Chính trị, báo chí qn đội nói chung, báo in qn đội nói riêng tiếp tục phát huy vai trị to lớn của mình vào thực hiện nhiệm vụ cơng tác Đảng, cơng tác chính trị trong Qn đội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới.

Định hướng về cơng tác báo chí trong Qn đội, Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) ban hành Chỉ thị 47/CT- ĐUQSTW “Về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý cơng tác báo chí, xuất bản, in và phát hành sách, báo trong quân đội”; Bộ Quốc phòng ban hành Quy chế 199 “Về quản lý báo chí trong Quân đội nhân dân Việt Nam”, Quy chế 133 “Về phát ngơn và cung cấp thơng tin cho báo chí”, Thơng

thần trong QĐND Việt Nam... đồng thời thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các ban Đảng Trung ương, bộ, ngành Nhà nước chỉ đạo, quản lý các cơ quan báo chí, văn hóa, văn học, nghệ thuật của qn đội hoạt động đúng tơn chỉ, mục đích và định hướng chính trị của Đảng.

Theo chỉ đạo của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, từ năm 2014 đến năm 2020, để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình, cơng tác báo chí trong quân đội cần tiếp tục quán triệt Chỉ thị 22/CT-TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) “Về cơng tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước u cầu mới”, Thơng báo Kết luận số 41/TB-TW của Bộ Chính trị “Về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí”, Chỉ thị 47 của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Thường vụ Quân ủy Trung ương), Tổng cục Chính trị tăng cường chỉ đạo các cơ quan báo chí trong quân đội quán triệt, thấm nhuần sâu sắc quan điểm: Báo chí ở cấp nào phải chịu sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của Đảng ủy và sự quản lý, điều hành của người chỉ huy, cơ quan chính trị cấp đó; thực hiện đúng tơn chỉ, mục đích, khơng “thương mại hóa”; đổi mới và nâng cao chất lượng thơng tin tuyên truyền, tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn đối với người đọc, người nghe và người xem; nghiên cứu ban hành quy chế cung cấp thông tin, thiết lập trang điện tử trên internet trong Quân đội để bảo đảm đúng quy chế của Bộ Thông tin và Truyền thơng và các quy định về bí mật của Nhà nước và Quân đội.

Các cơ quan quản lý báo chí quân đội, cần bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam để chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện tốt cơng tác quản lý báo chí, cung cấp thơng tin, định hướng tun truyền về những vấn đề liên quan đến hoạt động quân sự, quốc phòng, đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan thơng tấn, báo chí Trung ương, các

ngành, địa phương trong việc cung cấp thông tin, tuyên truyền, không để lộ, lọt bí mật quân sự, bí mật quốc gia, nhất là những vấn đề phức tạp, nhạy cảm liên quan đến bảo vệ chủ quyền biển, đảo, an ninh biên giới của Tổ quốc.

1.3.2. Vai trị của báo chí đối với bảo vệ chủ quyền vùng trời quốc gia

Báo chí ln giữ vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục quốc phòng, an ninh, thực hiện tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về quốc phòng, an ninh đến các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội và cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, học sinh, sinh viên… Qua đó, giúp cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân có nhận thức đúng đắn về chiến lược xây dựng nền quốc phịng tồn dân, xây dựng thế trận an ninh nhân dân, từ đó có ý thức tự giác trong đóng góp xây dựng tiềm lực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, xây dựng và củng cố khu vực phòng thủ các cấp ngày càng vững chắc.

Báo chí cung cấp các thơng tin liên quan đến vấn đề bảo vệ chủ quyền vùng trời quốc gia như: Thông tin về vai trị, vị trí của vùng trời quốc gia trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nhận thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền VTQG... Qua đó, giúp cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân nâng cao hiểu biết pháp luật về vấn đề bảo vệ chủ quyền VTQG.

Báo chí góp phần vào việc đấu tranh phê phán, loại bỏ những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, âm mưu “diễn biến hịa bình”; lan tỏa thơng điệp bảo vệ chủ quyền VTQG. Tình hình thế giới và khu vực hiện nay tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Báo chí với chức năng là kênh thơng tin tạo lập, định hướng và hướng dẫn dư luận xã hội một cách rõ ràng và nhanh nhạy nhất. Đối với vấn đề QP, AN, trong đó có vấn đề bảo vệ chủ quyền VTQG, báo chí khơng chỉ đơn thuần truyền tải các nội dung chiến lược

với chức năng của mình, báo chí cịn là cầu nối tập hợp, thu hút, chuyển tải và có ảnh hưởng lan tỏa cao trong xã hội về những sự kiện, vấn đề, tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, ý kiến đa chiều của các tầng lớp nhân dân, các nhà khoa học, cơ quan hữu quan và giúp định hướng, điều chỉnh nhận thức và hành vi các đối tượng có liên quan. Các thơng tin được phản ánh trên báo chí góp phần giúp cho Đảng, Nhà nước, Qn đội, Quân chủng PK-KQ nắm bắt, cập nhật đầy đủ và chính xác hơn để hồn thiện chiến lược, chính sách pháp luật về vấn đề bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền VTQG.

Thượng tá Đỗ Trường Sinh - Trợ lý Tuyên truyền, Phòng Tuyên huấn, Quân chủng PK-KQ, nhận xét: “Chủ quyền quốc gia có nội hàm rất rộng,

trong đó có chủ quyền vùng đất, vùng trời, vùng biển và hải đảo... Các báo QĐND, PK-KQ, HQVN là những báo in hàng đầu cung cấp thông tin một cách khá tồn diện, đầy đủ, chính xác và kịp thời về vấn đề bảo vệ chủ quyền vùng trời quốc gia. Qua những thơng tin đó, nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân có được nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về vấn đề bảo vệ chủ quyền vùng trời quốc gia, từ đó xác định trách nhiệm của bản thân mình đối sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN nói chung và sự nghiệp bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng trời quốc gia nói riêng” [Phụ lục 3].

1.3.3. Những yếu tố cơ bản quyết định chất lượng thông tin về vấn đề bảo vệ chủ quyền vùng trời quốc gia trên báo chí

1.3.3.1. Định hướng của Đảng, Nhà nước, Quân đội, cơ quan chủ quản

Xuất phát từ vai trò to lớn, quan trọng của báo chí đối với đời sống xã hội, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin khẳng định: Báo chí có tính giai cấp, tính đảng, tính nhân dân, tính văn hóa. Đảng cách mạng phải lãnh đạo báo chí cách mạng, đó là ngun tắc bất di bất dịch. Về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “... Phải có lập trường chính trị vững chắc, chính

được. Cho nên các báo chí của ta đều phải có đường lối chính trị đúng” [10, tr.414, tập 9]. Trong bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ 3 Hội Nhà báo Việt Nam, Người căn dặn: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ" [10, tr.616, tập 10]. Người căn dặn: "Nhiệm vụ của người làm báo là quan trọng và vẻ vang. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ ấy thì phải cố gắng học tập chính trị, nâng cao tư tưởng, đứng vững trên lập trường của giai cấp vô sản; phải nâng cao trình độ văn hố, phải đi sâu vào nghiệp vụ của mình"[10, tr.415, tập 9].

Trong bài viết “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trước yêu cầu mới” đăng trên Tạp chí Quốc phịng tồn dân, số tháng 8/2011,

TS Nguyễn Thế Kỷ, cho rằng: “Để nâng cao hiệu quả lãnh đạo đối với báo chí, Đảng ta phải khơng ngừng đổi mới tư duy, phong cách, phương thức lãnh đạo đối với cơng tác báo chí. Đảng lãnh đạo báo chí bằng việc đề ra nghị quyết, chỉ thị, định hướng quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống báo chí và định hướng nội dung thơng tin, tun truyền của báo chí… Nhà nước có trách nhiệm thể chế hoá đường lối, quan điểm của Đảng về báo chí bằng pháp luật, chính sách trong quản lý hoạt động báo chí”.

Việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động của báo chí, xuất bản trong tình hình hiện nay là một đòi hỏi khách quan, đồng thời là nguyên tắc cơ bản bảo đảm tính Đảng trong hoạt động của báo chí. Có thơng qua sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động của báo chí mới đi đúng hướng và thực hiện đúng chức năng, trách nhiệm xã hội của mình. Mọi mưu toan "phi chính trị hóa" đối với hoạt động báo chí, cố tình tách báo chí ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đều là ảo tưởng; dù với danh nghĩa gì, cũng làm cản trở tới hoạt động của báo chí cách mạng; đồng thời, cũng làm cản trở tới sự phát triển, tiến bộ của đất nước, tổn hại đến lợi ích của nhân dân.

Đối với công tác tuyên truyền về nhiệm vụ quân sự, quốc phịng nói chung, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền VTQG nói riêng thường xuyên có sự chỉ đạo, định hướng của Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân chủng, Quân khu. Các cơ quan báo chí phải chấp hành nghiêm Luật Báo chí; thực hiện đúng tơn chỉ, mục đích đề ra; thơng tin khách quan, trung thực, có định hướng đến các tầng lớp nhân dân, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ vững chắc chủ quyền VTQG. Xuất phát từ các định hướng, chỉ đạo của cấp trên, các cơ quan báo chí qn đội nói chung và lực lượng báo in quân đội đã triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung tuyên truyền về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc nói chung, vấn đề bảo vệ chủ quyền VTQG nói riêng theo đúng tơn chỉ, mục đích; thường xuyên có các biện pháp quản lý, thực hiện phù hợp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin, tuyên truyền về lĩnh vực được giao.

1.3.3.2. Kiến thức về vấn đề bảo vệ chủ quyền vùng trời quốc gia của nhà báo

Do đặc điểm, nhiệm vụ, tính chất hoạt động tuyên truyền trong LLVT qn đội, đội ngũ phóng viên báo chí qn đội nói chung và báo in quân đội nói riêng có những đặc điểm riêng đó là phần lớn gồm những phóng viên của nhiều chuyên ngành khác nhau, là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cơng nhân viên chức quốc phịng… được đào tạo cơ bản ở các trường sĩ quan, các trường đại học trong và ngoài quân đội. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thông tin tuyên truyền đặt ra, địi hỏi các cán bộ, phóng viên, biên tập viên báo chí quân đội phải tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ về mọi mặt. Ngồi các kiến thức chuyên ngành báo chí, các nhà báo phải được huấn luyện và bồi dưỡng kiến thức quân sự, quốc phòng. Đối với các nhà báo viết về lĩnh vực bảo vệ chủ quyền VTQG nhất thiết phải có kiến thức về chuyên ngành chung về lực lượng phịng khơng 3 thứ qn; phải nắm chắc quan điểm chỉ đạo của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền VTQG, nắm khái quát về tổ chức, biên

chế, chức năng, nhiệm vụ, vai trị… của lực lượng phịng khơng 3 thứ quân; phải hiểu được tính năng, kỹ thuật, chiến thuật của các loại khí tài cơ bản hiện nay được trang bị cho lực lượng phịng khơng, khơng qn… Đây là yếu tố rất cơ bản đảm bảo cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên báo chí qn đội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo in quân đội với vấn đề bảo vệ chủ quyền vùng trời quốc gia (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)