Định hướng về hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: "Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm góp phần phát triển kinh tế hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Từ Liêm" ppt (Trang 66 - 68)

1. Chính sách tín dụng đối với hộ sản xuất của Nhà nước :

Với quan điểm khẳng định kinh tế hộ gia đình ln có vị trí quan trọng, Đảng và Nhà nước ta có rất nhiều chính sách ưu đãi cho nơng nghiệp, nơng thơn nói chung và hộ sản xuất nói riêng. Các chính sách ưu đãi này được cụ thể hóa trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực Ngân hàng có chính sách tín dụng đối với nơng nghiệp, nơng thơn và nơng dân. Chính sách này được quy định tại Điều 8 - Luật các tổ chức tín dụng "Nhà nước có chính sách tín dụng tạo điều kiện về vốn, lãi suất, điều kiện, kỳ hạn vay vốn đối với nông nghiệp, nông thôn và nơng dân nhằm góp phần xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nơng nghiệp, phát triển sản xuất hàng hố , thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp và nơng thơn

Sau đó, Thủ trướng chính phủ đã ban hành quyết định số 67/ 1999/ QĐ - TTg về một chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nơng nghiệp và nông thôn. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản số 320/ NHNN14 giao cho NHNo & PTNT Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện. NHNo & PTNT Việt Nam ban hành văn bản số 791/ NHNP - 06 cụ thể hoá nội dung thực hiện chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân nhằm góp phần cùng các ngành, lĩnh vực khác thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế các hộ sản xuất trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

2. Định hướng chung của NHNo & PTNT Việt Nam :

Để thực hiện hướng đầu tư và chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thơn do Chính phủ đề ra, đồng thời căn cứ định hướng của Thống đốc NHNN, NHNo & PTNT Việt Nam đưa ra định hướng : Tăng cường năng lực tài chính, nâng cao năng lực quản lý điều hành, tăng cường quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm để thực hiện tốt vai trò chủ lực và chủ đạo trong hệ thống tín dụng nơng nghiệp,

nơng thơn và nâng cao chất lượng kinh doanh, giảm thiểu rủi ro tín dụng, đa dạng hố và hiện đại hố các hoạt động dịch vụ Ngân hàng.

Đồng thời NHNo & PTNT Việt Nam cho vay các đối tượng chủ yếu sau :

- Ưu tiên cho cây trồng, vật nuôi theo hướng sản phẩm hàng hoá, vùng chuyên canh tập trung. Đối với ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống cho vay theo hướng tập chung, có thị trường ổn định trong và ngoài nước.

- Ưu tiên những vùng sản xuất hàng hoá tập trung, vùng sinh thái nuôi trồng đặc sản, trong đó đồng bằng sơng Hồng là lương thực, rau quả, chăn ni lợn, gà, trâu bị.

- Hộ gia đình là khách hàng chủ yếu, khuyến khích phát triển loại hình kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác.

3. Định hướng phát triển kinh tế tỉnh Hà Tây :

Từ nay đến hết năm 2001 Hà Tây vẫn là một tỉnh nông nghiệp. Mục tiêu đề ra là đạt cơ cấu kt : Nông nghiệp 40 %, Công nghiệp và xây dựng 30 %, du lịch và dịch vụ 30 %. Định hướng cụ thể là

Phát triển nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH đồng thời tiến hành đồng bộ các yếu tố cơ bản sau :

+ Vật liệu sản xuất nông nghiệp : thông qua thành tựu và tác động của cơng nghệ sinh học, hố học tạo ra giống mới có năng xuất, chất lượng cao.

+ Đổi mới động lực, công cụ sản xuất nông nghiệp : tập chung chủ yếu vào những ngành và cơng đoạn có nhu cầu cấp thiết mà lao động thủ cơng làm khơng có hiệu quả như bơm nước, bảo vệ thực vật, làm đất chế biến, bảo quản, vận chuyển... trước hết vào những vùng nông nghiệp tập trung, thâm canh sản xuất nhiều nông sản cho nhu cầu xuất khẩu.

Phát triển mạnh mẽ các ngành nghề nông nghiệp nông thôn. Công nghiệp nông thôn được xác định bắt đầu bằng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được hình thành và tồn tại trong các làng xã chun làm nơng nghiệp với vị trí là nghề phụ và trong các làng nghề truyền thống. Khuyến khích các thành phần kinh tế mở ra nhiều loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng.

Cải tạo, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thông ; xây dựng các cơng trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, nâng cấp phát triển giao thông nông thôn, lưới điện, y tế, giáo dục...

4. Định hướng về hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của NHNo & PTNT huyện Từ Liêm : NHNo & PTNT huyện Từ Liêm :

Thứ nhất, bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, Ngân hàng chủ động kịp thời nắm bắt nhu cầu đầu tư, dự án đầu tư, đối tượng đầu tư ở từng vùng, từng xã để thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế , thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp , nông thôn.

Mục tiêu phấn đấu tổng dư nợ đạt 1.236 tỷ đồng, trong đó dư nợ trung - dài hạn là 600 tỷ đồng.

Thứ hai: Gắn tín dụng với đầu tư phát triển nơng thơn qua q trình liên kết các thành phần kinh tế , áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni, khép kín đầu tư từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu. Cụ thể là :

+ Tập trung vốn tín dụng cho sản xuất , mua giống lúa mới có năng suất và chất lượng cao; xây dựng các cơng trình thủy lợi nội đồng ; mua phân bón, hố chất, thiết bị cơng tác.

+ Tiếp tục cho vay phát triển chăn nuôi theo chương trình dự án nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

+ Đầu tư khôi phục hiệu quả ngành nghề truyền thống, mạnh dạn phát triển những ngành nghề mới nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân.

+ Nghiên cứu đầu tư phát triển mơ hình kinh tế trang trại nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, lao động, đất đai.

Thứ ba : Giảm thấp nợ quá hạn và nợ có vấn đề theo phương châm "An toàn để phát triển, phát triển phải an toàn". Mục tiêu là tỷ lệ nợ quá hạn hàng năm là dưới 1 %.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: "Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm góp phần phát triển kinh tế hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Từ Liêm" ppt (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)