IV. Đánh giá về hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo & PTNT
1. Kết quả đạt được : a Kết quả :
a. Kết quả :
Kết quả nổi bật nhất là dư nợ cho vay hộ sản xuất ngày càng tăng và duy trì ở mức cao. Dư nợ hộ sản xuất hàng năm hơn 857,1 tỷ đồng, giúp trên 194 ngàn hộ sản xuất có đủ vốn đáp ứng kịp thời cho sản xuất kinh doanh (chiếm 39% tổng số hộ trên địa bàn), giải quyết việc làm góp phần
thực hiện q trình CNH - HĐH nơng nghiệp, nơng thơn, thực hiện chính sách "xố đói giảm nghèo, xây dựng nơng thơn mới".
Khối lượng vốn tín dụng khá lớn, thực hiện đầu tư có trọng điểm đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của tỉnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nơng thơn. Doanh số cho vay hàng năm bình quân khoảng 620 tỷ đồng, riêng cho vay ngành nông nghiệp xấp xỉ 260 tỷ đồng mỗi năm trong đó chú trọng đầu tư tập trung vào các chương trình kinh tế , đặc biệt là ngành chăn nuôi hướng đến năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hoá.
Hoạt động trên địa bàn tập trung nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) , Ngân hàng đã đầu tư thích đáng cho khu vực này, chủ yếu là cho vay để mở rộng sản xuất mua máy móc, thiết bị, nguyên liệu. Ngân hàng có quan hệ thường xuyên với hơn 5.500 hộ sản xuất CN - TTCN ở nông thôn với mức dư nợ tăng liên tục qua các năm. Do đó đã giúp cho các hộ này phát huy được năng lực sản xuất , khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao như hàng thêu, ren, mây tre đan, sơn khảm.
Tỷ trọng dư nợ trung - dài hạn trong tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất cao, trung bình gần 46 % một năm : đây là một tỷ lệ cao mà không phải một chi nhánh Ngân hàng nào cũng đạt được, đặc biệt là Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiêp với đặc trưng sản xuất nông nghiệp là theo mùa vụ. Vốn đầu tư trung - dài hạn đã đáp ứng nhu cầu vốn của các hộ sản xuất về máy móc, thiết bị cơng tác phục vụ sản xuất , đầu tư chiều sâu như cải tạo đất vườn, mua giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. .. góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp của hộ sản xuất.
Phát huy tính cộng đồng trách nhiệm bằng hình thức cho vay qua nhóm như hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh đã tập trung đầu mối khách hàng, nâng cao hiệu quả quản lý, giảm khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng và tỷ lệ an tồn vốn cao (NQH thấp, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ khoảng 0,5 %), dư nợ ngày càng tăng qua các năm. Đến nay Ngân hàng đã xây dựng và cho vay gần 5.500 nhóm với hàng vạn thành viên, trong đó 100 % cho vay hộ nghèo thơng qua nhóm.
Chất lượng tín dụng là vấn đề sống cịn đối với Ngân hàng ln được củng cố và nâng cao. Trong hệ thống NHNo Việt Nam , NHNo huyện Từ
Liêm ln là chi nhánh có chất lượng tín dụng cao. Tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng thấp trong nhiều năm liền so với các chi nhánh khác, tỷ lệ nợ quá hạn chung chỉ trên dưới 1 %, tỷ lệ NQH hộ sản xuất trung bình khoảng 1,2 %, trong khi dư nợ cho vay không ngừng mở rộng, tỷ lệ DS thu nợ/ DS cho vay HSX luôn đạt đạt xấp xỉ 88%. Công tác xử lý NQH luôn đạt kết quả tốt mặc dù rủi ro trong nông nghiệp rất lớn và Ngân hàng phải quản lý gần 100.000 món vay mỗi năm với con số tương đương số hộ còn dư nợ.