Chính sách dân số ln được các Chính phủ ở các nước trong khu vực quan tâm. Các nước trong khu vực phần lớn đều có xuất phát điểm là những nước nông nghiệp, vốn dĩ là những nước nghèo, trình độ người lao động thấp, sản xuất kém phát triển, tốc độ tăng dân số cao, sức ép về lao động và việc làm rất lớn. Vấn đề việc làm - thu nhập - ổn định và nâng cao đời sống người lao động ln là bài tốn khó đối với các nhà quản lý và Chính phủ các nước. Đã có một thời gian khá dài lao động dồi dào là một lợi thế của các nước đang phát triển nhưng ngày nay lợi thế này đang ngày càng bị mất dần đi bởi xu thế phát triển của nhân loại. Khoa học - công nghệ diễn ra như vũ bão, sự phát triển của nền kinh tế tri thức, kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi đội ngũ người lao động phải có trình độ chun mơn cao, sức khỏe tốt có ý thức tác phong cơng nghiệp hóa. Cơ hội tìm kiếm việc làm của người lao động có tay nghề thấp và những người lao động thủ công trong điều kiện ngày nay là rất khó khăn, do vậy, sức ép về lao động và việc làm ngày càng căng thẳng hơn.
Để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, bên cạnh các biện pháp khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ người lao động,... chính sách giảm tỷ lệ phát triển dân số, đặc biệt dân số nông nghiệp,nông thôn được coi là một giải pháp quan trọng trước mắt, đồng thời đây cũng là chính sách cơ bản, lâu dài. Hàn Quốc, Thái Lan, Malaixia, Philippin... là các quốc gia đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực này. ở Hàn Quốc trước năm 1985 tốc độ tăng dân số đạt ở mức 2,7% bình qn năm và đến năm 2003 xuống cịn 0,7%/năm [41, tr. 43]; Thái Lan trước năm 1985, tốc độ tăng dân số đạt: 2-3%/ năm nhưng đến năm 2003 cũng giảm xuống còn 0,7%/năm,... [43]. Đây quả thực là một cuộc cách mạng về lĩnh vực dân số. Nhờ chính sách kiên định về dân số, kế hoạch hóa gia đình nên vấn đề việc làm, thất nghiệp, thiếu việc làm ln được Chính phủ kiểm sốt, chủ động giải quyết.