Quan hệ song phương giữa các nước lớn trong khu vực và với Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cục diện chính trị khu vực Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 54)

Ch-¬ng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

2.2. Quan hệ song phương giữa các nước lớn trong khu vực và với Mỹ

2.2.1. Quan hệ Nga - Trung Quốc

Trung Quốc và Nga là hai nước lớn trong khu vực và thế giới, những năm đầu thế kỷ XXI, đặc biệt là sau sự kiện 11-9-2001, việc Mỹ điều chỉnh chiến lược đã ảnh hưởng trực tiếp đến Nga và Trung Quốc, tác động đến quan hệ Trung - Nga. Trung Quốc và Nga đều có những điều chỉnh của mình, đặc biệt quan hệ Trung - Nga đã có những điều chỉnh theo hướng ngày càng quan trọng hơn đối với hịa bình, an ninh và phát triển trong khu vực Đông Á, tạo nên cục diện chính trị của khu vực. Trung Quốc và Nga đứng trước sự bành trướng của Mỹ nên có nhu cầu tự nhiên là phải xích lại gần nhau, hợp tác với nhau, đó chính là đặc trưng của quan hệ Trung - Nga những năm đầu thế kỷ XXI.

Trong lịch sử, quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô đã trải qua những giai đoạn thăng trầm. Những năm 50 của thế kỷ XX, Trung Quốc và Liên Xô đã từng liên minh với nhau và hợp tác toàn diện, thập kỷ 60 là thời kỳ hai nước có quan hệ căng thẳng với nhau và xung đột biên giới, thập kỷ 70 quan hệ hai nước ngày càng xấu đi, thập kỷ 80 là thời kỳ hịa hỗn và từng bước tiến tới bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Sau khi Liên Xô tan rã (năm 1991), Nga là nước đại diện, kế thừa của Liên Xô, quan hệ Trung - Nga ngày càng được củng cố và phát triển. Từ năm 1992 đến 1998 đã có 6 cuộc gặp gỡ cấp cao Trung - Nga và đi đến việc ký kết các văn kiện quan trọng. [74,

tr.180] Đặc biệt là những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI thế giới và khu vực Đông Á đã được chứng kiến sự nồng ấm trở lại trong quan hệ Trung - Nga từ việc mở rộng trao đổi mậu dịch đến việc giải quyết vấn đề biên giới còn tồn đọng giữa hai nước trong mấy thập kỷ qua… Ngay từ những ngày đầu của Thiên niên kỷ mới, tháng 1-2000 quyền Tổng thống Nga lúc bấy giờ là V. Putin đã sang thăm Trung Quốc, hai bên Trung Quốc và Nga đều nhấn mạnh trong thế kỷ XXI sẽ phát triển hơn nữa “quan hệ hữu nghị láng giềng tốt trên cơ sở hợp tác chiến lược”. Sau đó, tháng 7-2000, Tổng thống Nga, V. Putin lần thứ hai trong năm đã sang thăm chính thức Trung Quốc. Những sự kiện trên chứng tỏ bước vào những năm đầu thế kỷ XXI nước Nga ngày càng nhận thấy việc quan hệ hợp tác với nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc là vô cùng quan trọng.

Tổng thống V. Putin đã chỉ ra rằng: Quan hệ đối tác Nga - Trung là quan hệ hướng tới thế kỷ XXI, nó khơng thể dao động bởi sự thay đổi thời cục. Putin đánh giá rất cao những việc mà Tổng thống Boris Elsin và Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã làm cho sự phát triển quan hệ hai nước. Ông bày tỏ: “Nga sẽ kiên định bất di bất dịch tuân theo nhận thức chung đạt được giữa Tổng thống Elsin và Chủ tịch Giang Trạch Dân, tiếp tục dốc sức vào phát triển quan hệ đối tác chiến lược trong đó bao gồm cả chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa và quân sự”. [12, tr. 347]

Sang năm 2001, vào tháng 7, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã sang thăm chính thức nước Nga. Tại Mátxcơva, Chủ tịch Giang Trạch Dân cùng Tổng thống Nga Putin đã ký “Hiệp ước hữu nghị Nga - Trung” với thời hạn 20 năm. Hiệp ước này đã đặt nền tảng cho sự phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và Nga trong những thập niên đầu thế kỷ XXI. Đây còn được gọi là “Hiệp ước thế kỷ”. Hiệp ước đã cụ thể hóa ý nguyện của hai nước là cùng nhau thúc đẩy mối quan hệ bang giao tốt đẹp giữa hai nước, triển khai hợp tác rộng rãi giữa hai bên trên cơ sở tôn trọng sự

tồn vẹn lãnh thổ của nhau, khơng xâm phạm và can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. “Hiệp ước thế kỷ” này có nhiều điểm khác so với Hiệp ước hữu nghị Trung - Xô mà hai nước Trung Quốc và Liên Xô ký vào những năm 50 của thế kỷ trước, lúc đó là sự kết thành liên minh giữa hai quốc gia có thể chế chính trị tương đồng. Còn hiệp ước lần này là sự hợp tác trên cơ sở không kết thành liên minh, không nhằm vào nước thứ ba, đồng thời, định vị quan hệ Trung - Nga là quan hệ hợp tác chiến lược bình đẳng, tin cậy, tập trung, thể hiện lợi ích rộng rãi của Trung Quốc và Nga trong phát triển quan hệ song phương và công việc quốc tế.

Một số điều khoản mà “Hiệp ước thế kỷ” quy định đó là việc: Hai bên cùng giải quyết những vấn đề tranh chấp liên quan đến biên giới giữa hai nước; hai bên tiếp tục bảo vệ Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo ABM mà Liên Xô và Mỹ đã ký năm 1972. Chủ tịch Giang Trạch Dân và Tổng thống Putin đã ra tuyên bố chung về một loạt những vấn đề quan trọng mà hai bên đều có quan điểm giống nhau như việc: hai bên cam kết không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, không sử dụng kinh tế và các hình thức khác nhau gây sức ép lẫn nhau, cùng nhau giải quyết mọi bất đồng nảy sinh bằng biện pháp hịa bình, khơng sử dụng vũ khí hạt nhân tấn cơng nhau, hai bên mong muốn cùng nhau phối hợp củng cố vai trò của LHQ, chống lại sức ép của Mỹ, kiên quyết lên án chính sách của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization - NATO), không muốn để NATO can dự vào những “điểm nóng” khác trên thế giới, đặc biệt là sau sự kiên Kosovo năm 1999 vì châu Á là nơi có nhiều khả năng xảy ra những cuộc xung đột sắc tộc và tôn giáo…

Sau sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001, Mỹ đã đẩy mạnh việc cải thiện quan hệ với Nga. Tuy nhiên Nga vẫn đặc biệt chú ý bảo vệ mối quan hệ hợp tác chiến lược Nga - Trung, hai bên đã tìm thấy điểm chung mới về lợi ích. Khi nói về ý nghĩa của mối quan hệ hợp tác chiến lược Nga - Trung trong

việc xây dựng thế giới đa cực, Tổng thống Nga V. Putin cho rằng: “điểm chung về lợi ích quốc gia hai nước được xây dựng trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược Nga - Trung, thái độ chung đối với một số vấn đề lớn chính là cơ sở hợp tác chiến lược của chúng ta. Nhưng ý nghĩa của nó vượt xa sự phát triển quan hệ giữa hai nước đó là vì mối quan hệ đối tác giữa hai nước chúng ta là tài sản chung của toàn bộ cộng đồng quốc tế. Về thực chất Nga và Trung Quốc đã cung cấp cho thế giới một mơ hình mới về quan hệ quốc gia, trong đó phải kết hợp giữa việc tự giác không liên minh với việc cố gắng bảo vệ lợi ích chung. Đây chính là cống hiến to lớn của Nga và Trung Quốc trong việc xây dựng trật tự quốc tế đa cực hóa sau khi kết thúc chiến tranh lạnh”5

.

Khi ông Hồ Cẩm Đào được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 11 năm 2002 thì ngay sau đó Tổng thống Nga V. Putin đã mở đầu chuyến thăm Trung Quốc 3 ngày nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai nước. Trả lời phỏng vấn của Tân Hoa Xã (Trung Quốc) trước khi lên đường thăm Trung Quốc, ơng đã nói rằng: Trung Quốc là một trong những đối tác quan trọng nhất của Nga và chuyến thăm này có “ý nghĩa đặc biệt”. Kết thúc chuyến thăm hai bên đã ký “Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên bang Nga” về những vấn đề hợp tác trong lĩnh vực chính trị và kinh tế giữa Trung Quốc và Nga.

Song song với việc đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại, sự thăm viếng lẫn nhau của lãnh đạo hai nước, hợp tác kinh tế giữa hai nước không ngừng gia tăng. Trao đổi thương mại Nga - Trung năm 2000 đạt 8 tỷ USD, 2001 - 10 tỷ USD, 2002 - 11 tỷ USD, 2004 - 28 tỷ USD, [25, tr. 55] năm 2005 đạt 29 tỷ USD [115] và năm 2006 đạt con số kỷ lục 33,4 tỷ USD, tăng gần 15% so với năm 2005. [96] Bên cạnh đó, hợp tác an ninh quốc phịng cũng được hai nước rất chú trọng.

5 Ngày 30-5-2002 trong khi trả lời phỏng vấn Tổng giám đốc “Nhân dân Nhật báo” (Trung Quốc), Tổng thống Nga V. Putin lúc bấy giờ đã nêu rõ ý nghĩa của mối quan hệ hợp tác chiến lược Nga - Trung trong việc xây dựng thế giới đa cực.

Từ đó đến nay, quan hệ hai nước trở nên ngày càng tốt đẹp qua những chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước, nhất là khi Nga tham gia vào Tổ chức SCO và cùng đề ra các chương trình cho SCO tăng cường hoạt động trong việc giải quyết các công việc quốc tế, kiên trì chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy dân chủ hóa quan hệ quốc tế.

Như lời Đặng Tiểu Bình, vị kiến trúc sư cải cách mở cửa của Trung Quốc đã từng nói: hai nước và nhân dân hai nước Trung - Nga đã thực hiện thành công “kết thúc quá khứ, mở ra tương lai”. [56, tr. 91]

Cho đến nay, Trung Quốc và Liên bang Nga đã hoàn thành việc cắm mốc biên giới và nỗ lực xây dựng đường biên giới chung dài 4300 km trở thành khu vực láng giềng hịa bình thân thiện và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Trung Quốc và Nga đã ký Hiệp định Biên giới sau 40 năm đàm phán vào đầu tháng 6-2005. [56, tr. 91]

Hành động phối hợp chặt chẽ giữa Nga và Trung Quốc có ý nghĩa đặc biệt trong một số lĩnh vực như ngăn chặn phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, ngăn chặn tồn diện thử nghiệm vũ khí hạt nhân và xóa bỏ mối đe dọa của khủng bố hạt nhân.

Về một số vấn đề gay gắt và cấp bách khác có tính tồn cầu hoặc khu vực, hai nước Nga và Trung Quốc cũng hợp tác chặt chẽ với nhau. Kiểu hợp tác này là điển hình về ngoại giao vừa kiên trì ngun tắc vừa mang tính xây dựng, mục tiêu của sự hợp tác là thiết lập một thế giới an ninh và công bằng hơn.

Hai nước cũng nhấn mạnh tiếp tục ủng hộ lẫn nhau trong vấn đề liên quan đến sự thống nhất, độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của mỗi bên… Phía Nga phản đối bất cứ hình thức nào nhằm thực hiện Đài Loan độc lập, không chấp nhận “hai Trung Quốc”, “một Trung Quốc, một Đài Loan”, phản đối Đài Loan gia nhập LHQ và các tổ chức quốc tế khác mà chỉ có các quốc gia có chủ quyền mới được tham gia, khơng bán vũ khí cho Đài Loan. Phía Nga thừa nhận Tây Tạng là một bộ phận không thể tách rời khỏi

Trung Quốc. Phía Trung Quốc ủng hộ những nỗ lực của Nga nhằm duy trì thống nhất đất nước, đập tan thế lực khủng bố và ly khai ở Chesnia.

Từ sự phát triển quan hệ Trung - Nga đã dẫn tới thành lập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, với những hoạt động của tổ chức này, SCO đã trở thành nhân tố quan trọng cho việc cân bằng chiến lược, tạo nên cục diện chính trị mới ở Đơng Á. Bởi lẽ, vành đai phía Tây của Đơng Á chính là trung Á, từ lâu nay, Trung Á ln chiếm vị trí quan trọng, khơng chỉ ở châu Á mà cịn đối với cả an ninh, kinh tế của thế giới. Riêng đối với Nga và Trung Quốc, khu vực này là vành đai an ninh hết sức quan trọng. Trữ lượng dầu khí và nguồn tài nguyên ở đây cũng trở nên hấp dẫn đối với Mỹ và một số nước Phương Tây. Do đó, với lập luận ngăn chặn khủng bố và tăng cường ổn định an ninh ở khu vực này, thời gian qua, Mỹ đã lần lượt đặt chân tới các căn cứ quân sự ở Uzbekistan và Kyrgyzstan. Nhưng thực tế, người ta thấy rõ sự có mặt của lực lượng quân sự Mỹ tại một số nước Trung Á là nằm trong chiến lược tổng thể lâu dài của Mỹ, nhằm khống chế các nước trong khu vực này và cả nguồn trữ lượng dầu khí Trung Á. Trong tình hình đó, Nga khơng thể để Mỹ tiếp tục thu hẹp khơng gian chính trị của mình. Hành động đó của Mỹ cũng thách thức vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực này. [114] Chính vì thế, sự hợp tác giữa Nga và Trung Quốc trong tổ chức SCO giữ vai trò rất quan trọng. Bản thân nhiều nước Trung Á cũng thấy rõ an ninh, ổn định của họ vẫn không được đảm bảo, mà khơng cần có sự can dự của Mỹ. Bởi vậy, sự ra đời và phát triển của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải trở thành một đòi hỏi tất yếu, ngăn chặn mưu toan tranh giành ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực này. “Tuyên bố chung về trật tự quốc tế thế kỷ XXI” được ký ngày 1-7-2005 tại điện Kremli giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nhân chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc tới Nga một lần nữa khẳng định Trung Quốc và Nga luôn chủ trương đa cực hóa thế giới, kiên quyết phản đối mưu đồ bá chủ thế giới của Mỹ, chủ trương các nước và dân tộc trên thế giới

có quyền tự quyết định vận mệnh của mình, chống lại mọi thế lực có hành động hoặc âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Tuyên bố nêu rõ rằng trên thế giới đang diễn ra những thay đổi có quy mơ lịch sử. Việc hình thành một trật tự quốc tế mới sẽ phức tạp và lâu dài. Chỉ có thể giải quyết thành công những nhiệm vụ đang đặt ra trước loài người nếu thiết lập được một trật tự thế giới công bằng và hợp lý, dựa trên những nguyên tắc đã được công nhận chung của luật pháp quốc tế. Tuyên bố khẳng định việc cải cách LHQ cần phải phục vụ mục tiêu tăng cường vai trò trọng tâm của tổ chức quốc tế lớn nhất này trong các công việc quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường tiềm năng của LHQ nhằm đối phó với những nguy cơ và thách thức mới. Trong tuyên bố chung về trật tự quốc tế này, lãnh đạo Nga và Trung Quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế tập trung nỗ lực nhằm thành lập một cơ cấu an ninh mới dựa trên sự tin cậy lẫn nhau, cùng có lợi, bình đẳng và phối hợp hành động. Tuyên bố cũng đề cập đến vấn đề khai thác hịa bình khoảng khơng vũ trụ, ngăn chặn việc bố trí vũ khí và cuộc chạy đua vũ trang trong vũ trụ. Nga và Trung Quốc kêu gọi tất cả các nước thế giới đối thoại rộng rãi về các vấn đề liên quan đến việc xây dựng trật tự quốc tế trong thế kỷ XXI vì kết quả đối thoại đó sẽ quyết định khơng nhỏ tương lai của thế giới, khả năng của loài người tiến lên trên con đường tiến bộ và tìm kiếm những biện pháp giáng trả lại những nguy cơ và thách thức đang nẩy sinh. [109]

Tóm lại, quan hệ Trung - Nga đã và đang có những điều chỉnh quan

trọng và sâu sắc kể từ khi bước vào Thiên niên kỷ mới. Trung Quốc và Nga đã xác định được “quan hệ láng giềng hợp tác hữu nghị” giữa hai nước, mở ra triển vọng xây dựng quan hệ tốt trên cơ sở mới trong thế kỷ XXI. Mặc dù quan hệ kinh tế giữa hai nước những năm qua vẫn chưa tương xứng với quan hệ chính trị nhưng cũng phải thấy rằng xu thế vận động của mối quan hệ hợp tác Trung - Nga trong đó hợp tác là xu thế cơ bản chủ đạo nhưng yếu tố cạnh tranh cũng là một nhân tố phức tạp. Hi vọng rằng tiếp theo những năm đầu thế

kỷ XXI này, Trung Quốc và Nga ngày càng tăng cường thúc đẩy mạnh mẽ trong nỗ lực giữ gìn hịa bình ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới, nỗ lực thúc đẩy một thế giới đa cực mà trong đó tại cục diện chính trị Đơng Á, Trung Quốc và Nga đều là các nước lớn, những quân cờ quan trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cục diện chính trị khu vực Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)