Những nhân tố tác động đến cục diện khu vực, thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cục diện chính trị khu vực Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 29)

Ch-¬ng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

1.3. Những nhân tố tác động đến cục diện khu vực, thế giới

Có nhiều nhân tố tác động đến sự thay đổi của cục diện khu vực và thế giới. Dưới đây là những nhân tố chủ yếu:

1.3.1. Sự đấu tranh của các chủ thể trên trường quốc tế

Đây là nhân tố quan trọng trong việc dẫn đến sự thay đổi của cục diện thế giới và khu vực. Trong nền chính trị thế giới, các chủ thể quan hệ quốc tế, mà trước hết là các quốc gia dân tộc có lợi ích khác nhau. Thơng thường, các quốc gia dân tộc chia làm hai lực lượng chủ yếu trong việc thay đổi cục diện, trật tự thế giới. Có những nước ủng hộ việc duy trì cục diện, trật tự hiện hành vì lợi ích của mình, song lại có những lực lượng muốn thay đổi cục diện hiện hành, phấn đấu cho một cục diện mới có lợi cho mình hơn nhất là khi tương quan lực lượng đã thay đổi. Nhìn lại lịch sử ta thấy các nước như Đức, Ý, Nhật đã khơng thể chấp nhận thiệt thịi to lớn bởi hệ thống Versailles - Washington, họ đẩy nhanh việc phát triển sức mạnh quốc gia. Sau cuộc đại khủng hoảng 1929 - 1933, Đức trở thành nước có tiềm lực kinh tế đứng đầu châu Âu, chỉ sau Mỹ. Cũng trong thời gian đó Nhật Bản cũng đẩy mạnh sự phát triển của mình. Sau những phục hồi nhanh chóng đó, Đức địi xét lại toàn bộ các điều khoản của Hòa ước Versailles. Các nước phương Tây đã đáp ứng yêu cầu của Đức. Tháng 9-1926, Đức được tham gia Hội quốc liên và trở thành ủy viên thường trực vào tháng 2-1931, vấn đề bồi thường chiến tranh được xóa bỏ hồn tồn. Tiếp đó, sau khi lên cầm quyền (1-1933), Đức quốc xã tuyên bố rút khỏi Hội quốc liên và từ 3-1935 quyết định xây dựng lực lượng khơng qn, phục hồi Bộ tổng tham mưu… Cịn Nhật, xâm lược Đông Bắc Trung Quốc (9-1931) lập nước Mãn Châu, tách khỏi Trung Quốc. Trước sự phản đối của Hội quốc liên, Nhật tuyên bố rút khỏi tổ chức này. Ý cũng nổi lên đòi phân chia lại khu vực ảnh hưởng bằng cách bành trướng ra Địa Trung Hải: chiếm Êtiôpi (10-1935), cùng với Đức can thiệp vào Tây Ban Nha (7-1936)… Mục đích của phe phát xít là tìm cách xóa bỏ hệ thống Versailles - Washington, phân chia lại thế giới

cho phù hợp với tương quan lực lượng mới. Năm 1991, sau khi siêu cường Liên Xô tan rã, trật tự thế giới hai cực khơng cịn nữa. Mỹ còn lại là siêu cường duy nhất. Mỹ quyết liệt thực hiện âm mưu lãnh đạo thế giới, thiết lập trật tự thế giới một cực. Trong khi đó các nước lớn khác như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và cả Liên minh châu Âu (EU) do Pháp, Đức đứng đầu quyết tâm đẩy mạnh phát triển sức mạnh tổng hợp quốc gia, thay đổi cục diện thế giới hiện nay, phấn đấu cho trật tự thế giới đa cực.

Rõ ràng, đấu tranh và hợp tác của các chủ thể quan hệ quốc tế là một trong những nhân tố quan trọng đưa đến thay đổi của cục diện thế giới.

1.3.2. Sự thay đổi sức mạnh tổng hợp của các chủ thể

Trước hết, cục diện thế giới, khu vực được tạo nên bởi các chủ thể quan hệ quốc tế, tương quan lực lượng giữa các chủ thể, nhất là các chủ thể chủ chốt. Sức mạnh tổng hợp của các chủ thể thay đổi, đương nhiên sẽ dẫn đến sự biến động của cục diện. Lịch sử quan hệ quốc tế đã chứng minh sức mạnh tổng hợp của các chủ thể khi thay đổi thì bao giờ cũng kéo theo sự thay đổi của cục diện thế giới, thậm chí cả trật tự thế giới. Ta có thể đơn cử vài ví dụ, chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc (tháng 11-1918) với sự thất bại của liên minh Đức, Áo - Hung, Thổ, Bungari và thắng lợi của Anh, Pháp, Mỹ… đã làm thay đổi nhanh chóng, cơ bản cục diện thế giới lúc bấy giờ. Hệ thống (trật tự) Versailles - Washington được thiết lập đã phân chia lại khu vực ảnh hưởng dựa trên tương quan lực lượng mới sau chiến tranh. Trong trật tự này, vai trị chính thuộc về Mỹ, Anh, Pháp. Trật tự trên lại một lần nữa thay đổi nhanh chóng khi Đức, với sự giúp đỡ của Mỹ đã khôi phục và phát triển mạnh ở châu Âu và cùng với việc Nhật Bản nổi lên ở châu Á thực hiện chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa qn phiệt, chuẩn bị chiến tranh địi chia lại thế giới. Với kết quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, Đức, Ý, Nhật bị đánh bại, các cường quốc như Anh, Pháp bị kiệt quệ sau chiến tranh. Mỹ và Liên Xô nổi lên, đã hình thành trật tự thế giới mới: trật tự hai cực Ianta do Mỹ và Liên Xô chi phối.

Trong những năm 90 của thế kỷ XX, Liên Xô tan rã, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Mông Cổ sụp đổ đưa đến sự thay đổi đột biến của tương quan lực lượng thế giới. Trật tự hai cực Xô-Mỹ cũng sụp đổ theo. Thế giới chuyển sang cục diện nhất siêu, đa cường và đang quá độ chuyển sang trật tự mới. Đây là xu thế chủ yếu, quan trọng nhất của sự thay đổi cục diện chính trị khu vực Đơng Á. Hiện nay, sức mạnh quốc gia của Trung Quốc, Liên bang Nga - những quốc gia lớn trong khu vực Đông Á… sẽ tiếp tục tăng lên nhanh chóng. Sau 30 năm cải cách mở cửa, GDP của Trung Quốc từ 205 tỷ USD (1978) đã 3425.3 tỷ USD (2007), tăng gần 16 lần, tăng 11.4% so với năm 2006. [94] Hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc đã vượt lên hàng thứ 3 thế giới, chỉ sau Mỹ, Nhật; theo những số liệu dự báo mới nhất, nếu trong năm 2009 Trung Quốc đạt được tốc độ tăng trưởng như dự kiến là 8,5% thì nền kinh tế nước này rất có thể sẽ vươn lên vị trí thứ hai thế giới, vượt qua nền kinh tế Nhật Bản. Hơn nữa, Trung Quốc là nước có dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới. Nhiều dự báo chiến lược đều khẳng định, Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển. Liên Bang Nga cũng là cường quốc đang trỗi dậy và đang tích cực khơi phục lại vị thế nước lớn của mình sau gần 10 năm cầm quyền của Tổng thống V. Putin. Hiện nay, Nga là một trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, năm 2007 GDP của Nga đạt hơn 1300 tỷ USD. [111]

Như vậy, thay đổi tương quan lực lượng là nhân tố có sức nặng nhất trong việc thay đổi cục diện cũng như trật tự thế giới và khu vực. Việc thay đổi so sánh lực lượng có thể thơng qua chiến tranh như chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến tranh thế giới thứ hai hoặc không thông qua chiến tranh như việc Liên Xô tan rã, các chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ.

1.3.3. Các xu thế chủ yếu của thế giới đương đại

Xu thế lớn của thế giới phản ánh tương quan lực lượng của thế giới đương đại. Các chủ thể quan hệ quốc tế muốn phát triển phải tuân theo xu thế lớn. Nếu không tôn trọng các xu thế đó thì khó mà đạt được những mục đích

mong muốn. Điều này được các quốc gia nhận thức rất rõ. Và con người là chủ thể quan trọng trong việc phát hiện ra các xu thế đó. Mặt khác, cục diện thế giới hình thành và vận động theo quy luật khách quan, dù các chủ thể có nhận biết được nó hay khơng. Theo đa số các nhà nghiên cứu quốc tế thì khoa học quan hệ quốc tế là khoa học phức tạp nhất trong các khoa học xã hội, nhân văn. Chính vì vậy, nhiều học giả cho rằng khơng nên nói đến tính quy luật trong quan hệ quốc tế mà chỉ là cố gắng để nắm bắt và tìm hiểu về các xu thế phát triển của thế giới.

Trên thế giới hiện nay nổi lên một số quy luật khách quan tác động mạnh đến việc hình thành, thay đổi của cục diện thế giới. Theo đánh giá của Đảng ta, bốn mâu thuẫn cơ bản vẫn cịn ngun vẹn, mặc dù tình hình thế giới đã có những thay đổi trong từng mặt đối lập cấu thành mâu thuẫn, trong hình thức biểu hiện và mức độ gay gắt của nó. Đó là các mâu thuẫn:

Một là, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, mâu

thuẫn cơ bản, đặc trưng của thời đại, được biểu hiện trên nhiều lĩnh vực: về kinh tế (vừa đấu tranh, vừa hợp tác); về chính trị, tư tưởng, văn hóa (“diễn biến hịa bình” và chống “diễn biến hịa bình); sự tăng cường sức mạnh tổng hợp của mỗi bên.

Hai là, mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển với các nước đang

phát triển được biểu hiện giữa một bên là các nước tư bản phát triển ngày càng giàu có, chiếm hữu hoặc khống chế phần lớn tài sản về công nghệ, chất xám, tài nguyên thiên nhiên, vốn đầu tư, GDP của toàn thế giới với một bên các nước đang phát triển đang phải đối mặt với thực trạng khó khăn về kinh tế, chính trị và những thách thức về chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc.

Ba là, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau được biểu hiện bằng

mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển, các trung tâm tư bản, các tập đoàn tư bản lũng đoạn xuyên quốc gia với nhau. Mâu thuẫn này được diễn ra trên

các mặt kinh tế (cạnh tranh kinh tế, tranh chấp trong khuôn khổ tổ chức thương mại thế giới WTO và các thể chế khác); về chính trị, về chủ quyền quốc gia (giữa chính sách đơn cực và đa cực); mâu thuẫn giữa các tập đoàn tư bản, giữa các quốc gia khác nhau và ngay trong một quốc gia; mâu thuẫn giữa ba trung tâm tư bản lớn; mâu thuẫn giữa “hai bờ đại dương”; mâu thuẫn giữa Mỹ - Nhật, giữa nội bộ EU; giữa Mỹ và các đồng minh…

Bốn là, mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động với giai

cấp tư sản, mâu thuẫn giai cấp vốn có trong lịng xã hội tư bản. Mâu thuẫn này được biểu hiện trên các mặt kinh tế, chính trị, tư tưởng văn hóa giữa giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động. Mâu thuẫn này được mở rộng thành mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các lực lượng hịa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội với giai cấp tư sản độc quyền.

Trong các xu thế chính trị chủ yếu của thế giới đương đại, hòa bình, hợp tác để phát triển là nhu cầu bức xúc của các dân tộc và quốc gia dân tộc trên thế giới; các quốc gia dân tộc tham gia ngày càng nhiều vào các quá trình hợp tác và liên kết khu vực, liên kết về kinh tế; các dân tộc nâng cao ý thức độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đấu tranh chống lại sự áp đặt và can thiệp của nước ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền và nền văn hóa dân tộc; các nước xã hội chủ nghĩa, các đảng cộng sản và công nhân, các lực lượng cách mạng tiến bộ trên thế giới kiên trì đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Nhận định về tình hình chính trị thế giới những năm đầu thế kỷ XXI, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra gay gắt. Thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu. Chủ nghĩa tư bản hiện đại hiện đang nắm ưu thế về vốn, khoa học và công nghệ, thị trường, song không thể khắc phục nổi

những mâu thuẫn vốn có. Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”. [19, tr. 13] Trên tinh thần đó, Nghị quyết Đại hội X (2006) của Đảng ta tiếp tục khẳng định: trên thế giới, hịa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục phục hồi và phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất trắc khó lường. Sự hội nhập kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia dân tộc, nhất là các đang phát triển. Cạnh tranh kinh tế - thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn, công nghệ… giữa các nước ngày càng gay gắt. Khoa học và cơng nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt và những đột phá lớn. Những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, ly khai, hoạt động khủng bố, những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ biển đảo và các tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp. Các mâu thuẫn lớn của thời đại vẫn rất gay gắt. Nhiều vấn đề tồn cầu bức xúc địi hỏi các quốc gia dân tộc và các tổ chức quốc tế phối hợp giải quyết: khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm nước giàu và nước nghèo ngày càng lớn; sự gia tăng dân số cùng với các luồng dân di cư; tình trạng khan hiếm nguồn năng lượng, cạn kiệt tài nguyên, mơi trường tự nhiên bị hủy hoại; khí hậu diễn biến ngày càng xấu, kèm theo những thiên tai khủng khiếp; các dịch bệnh lớn, các tội phạm xuyên quốc gia dân tộc có chiều hướng tăng. Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đơng Á nói riêng, xu thế hịa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục gia tăng, nhưng luôn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định. [107, tr. 16]

1.3.4. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và tồn cầu hóa

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu hết sức to lớn, nổi bật là những thành tựu về việc tạo ra những nguồn năng lượng mới thay thế dầu mỏ, công nghệ xử lý môi trường ô nhiễm và công nghệ vũ trụ. Cuộc cách mạng đó đã làm biến đổi sâu sắc các yếu tố của lực lượng sản xuất, ảnh hưởng đến sản xuất và cuộc sống tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới không phân biệt lớn nhỏ, giàu nghèo, chế độ chính trị… đã và đang thay đổi bộ mặt thế giới và thúc đẩy tiến trình phát triển của nhân loại. Cuộc cách mạng không chỉ mang lại cả cơ hội mà còn đặt ra nhiều thách thức cho các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Những thành tựu của cuộc cách mạng này phát triển đã biến tri thức trở thành yếu tố quan trọng bên trong của quá trình sản xuất, tạo ra nền kinh tế tri thức, quyết định sự phát triển của nền kinh tế thế giới và thúc đẩy xu thế phát triển của cục diện khu vực và thế giới. Hơn nữa, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang đặt ra nhu cầu mở rộng thị trường và thúc đẩy các mối quan hệ giữa tất cả các khu vực, các quốc gia dân tộc trên thế giới.

Bên cạnh những tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại thì tồn cầu hóa cũng tác động mạnh mẽ đến cục diện chính trị thế giới và khu vực. Tồn cầu hóa tác động trực tiếp và chi phối xu hướng phát triển cục diện, trật tự thế giới. Để chống lại sự thống trị của một siêu cường duy nhất, thì chủ trương đa cực có ý nghĩa nhất định trong tương quan lực lượng quốc tế hiện nay. Tồn cầu hóa đúng nghĩa của nó là một q trình chứ khơng phải là một kết cục, một cái khung đã được định hình, trong đó trật tự thế giới đã được an bài ổn định. Khơng thể xem xét tồn cầu hóa và cục diện, trật tự thế giới một cách trừu tượng, chung chung, phi lịch sử, tách khỏi nội dung kinh tế - xã hội, chính trị - giai cấp, quốc gia dân tộc đang tồn tại; không thể xem xét

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cục diện chính trị khu vực Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)