Một vài kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khoa học và công nghệ của mỹ dưới thời tổng thống bill clinton (1993 2001) (Trang 86 - 89)

3.1 .1Về kinh tế

3.3 Một vài kinh nghiệm cho Việt Nam

Xuất phát từ vai trị to lớn của khoa học cơng nghệ, ngày 18-5-1963 tại Ðại hội lần thứ I của Hội phổ biến Khoa học - kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã nói: "Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục

vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi"[94]. Ngày 18-5 đã được đề xuất và quy định trong dự thảo luật là

ngày khoa học và công nghệ Việt Nam.

Năm 1995, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ Mỹ - Việt. Ba tháng sau, Hội đồng thương mại Mỹ - Việt đã công bố một tài liệu ghi nhận rằng: Hiện nay, Mỹ rất mong muốn được tham gia vào việc phát

triển Việt Nam.Quan hệ Mỹ - Việt trên nhiều mặt ở những mức độ khác nhau

đã được xúc tiến bao trùm hầu khắp các lĩnh vực quan trọng, từ kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật đến an ninh, phòng chống tội phạm ma túy, các hoạt động nhân đạo. Sự kiện này tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam có thể học hỏi từ những chính sách KH&CN của Mỹ, trên cơ sở hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam, hoạch định chính sách KH&CN phù hợp.

Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố và phát triển bền vững đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã sớm xác định vai trò then chốt của cách mạng KH&CN. Trong thời gian qua, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, nhiều văn bản quan trọng về định hướng chiến lược và cơ chế, chính sách phát triển khoa học và công nghệ đã được ban hành: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII (1996); kết luận của Hội nghị Trung ương 6 khoá IX (2002); Luật Khoa học và Công nghệ (2000); Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010 (2003); và nhiều chính sách cụ thể khác về xây dựng tiềm lực và đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ.

Qua các văn kiện trên, Đảng đã đề ra một số chính sách tiên tiến về khoa học công nghệ như:

3.3.1 Đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư tài chính cho KH&CN

Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính nhằm tăng nguồn tài chính ngồi ngân sách nhà nước cho phát triển KH&CN; nâng cao hiệu quả đầu tư của

Nhà nước cho KH&CN; tạo động lực cho tổ chức và cá nhân hoạt động KH&CN.

- Tăng cường ngân sách cho hoạt động nghiên cứu KH&CN: "Nhà nước bảo

đảm chi cho KH và CN từ 2% trở lên trong tổng chi ngân sách Nhà nước hằng năm và tăng dần theo yêu cầu phát triển khoa học và cơng nghệ"[95] . Ngồi ra, Nhà nước còn xây dựng nhiều cơ chế, chính sách để huy động, khuyến

khích đầu tư ngồi ngân sách nhà nước cho KH&CN, nhất là đầu tư của

doanh nghiệp nhằm khắc phục hạn chế lớn nhất trong cơ chế đầu tư trước đây là dựa chủ yếu vào đầu tư cơng. Phấn đấu đạt tỷ lệ 50/50 giữa kinh phí đầu tư

cho KH&CN từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước và nguồn ngoài ngân sách nhà nước trên cơ sở áp dụng các biện pháp hữu hiệu đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho hoạt động KH&CN.

- Ngân sách Nhà nước tập trung đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm được xác định trong Chiến lược phát triển KH&CN, các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách và những lĩnh vực cơng ích do Nhà nước quy định.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp tăng đầu tư vào các lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ. Khuyến khích doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ để thực hiện nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu phục vụ đổi mới công nghệ và sản phẩm; doanh nghiệp được khấu hao nhanh đối với tài sản, thiết bị, máy móc; được vay vốn với lãi xuất ưu đãi tại Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, các Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tiến hành hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ...

- Tăng cường khai thác các nguồn vốn từ hợp tác quốc tế cho phát triển KH&CN;ưu tiên nguồn vốn ODA đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN, đặc biệt trong các lĩnh vực KH&CN trọng điểm quốc gia như: các tổ chức nghiên cứu

và phát triển trọng điểm, các phịng thí nghiệm trọng điểm, các khu công nghệ cao.

- Nhà nước tạo cơ sở pháp lý cho các tổ chức KH&CN khai thác nguồn vốn ngoài nước từ hoạt động hợp tác quốc tế bằng nhiều hình thức khác nhau: hợp tác nghiên cứu, đào tạo song phương, đa phương; khuyến khích tổ chức, cá nhân nước ngồi đầu tư, thành lập tổ chức KH&CN tại Việt Nam dưới nhiều hình thức (hợp tác, liên kết giữa bên Việt Nam và các bên nước ngoài; các tổ chức khoa học và cơng nghệ 100% vốn nước ngồi…).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khoa học và công nghệ của mỹ dưới thời tổng thống bill clinton (1993 2001) (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)