Hệ lụy của chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khoa học và công nghệ của mỹ dưới thời tổng thống bill clinton (1993 2001) (Trang 81 - 86)

3.1 .1Về kinh tế

3.2 Hệ lụy của chính sách

3.2.1 Nền kinh tế còn bất ổn

Sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin viễn thông là một trong những nguyên nhân khiến cho nguy cơ suy thối kinh tế ln kề cận, đó là sự xuất hiện một nền kinh tế ảo. Kinh tế ảo xuất hiện do sử dụng ồ ạt công nghệ thông tin và bản thân kinh doanh thông tin cũng tăng lên rất nhanh cùng với sự thay đổi mạnh mẽ của cơ chế thị trường chứng khoán. Bên cạnh những cơ sở giao dịch chứng khốn thơng thường cịn xuất hiện sở giao dịch chứng khoán điện tử. Sự di chuyển vốn trên thị trường chứng khốn diễn ra trên tồn bộ không gian điện tử thế giới khiến chuyển động của chúng đến nền kinh tế các nước tăng lên rất nhiều. Như vậy, công nghệ thông tin về khách quan đang làm tăng lên sự biệt lập của thị trường chứng khoán với các bộ phận khác của thị trường các nước và thị trường thế giới. Điều này sẽ dẫn tới sự “phóng đại vốn ảo”, làm tăng thêm sự mất cân đối giữa các khu vực kinh tế khác nhau. Vào thời điểm năm 2000, đã có nhiều chuyên gia dự báo rằng thị trường chứng khốn bị phóng đại sẽ dẫn đến sự sụp đổ trong vài năm tới, có thể trở thành nguyên nhân của một cuộc khủng hoảng kinh tế mới, gây ra hậu quả khó lường đối với nền kinh tế Mỹ và nền kinh tế thế giới, mà chất xúc tác cho q trình này là cơng nghệ thơng tin. Thực tế chẳng cần đến vài năm, từ giữa năm 1999 đến nay, thị trường chứng khoán New York dã có những náo loạn diễn ra thành nhiều đợt khác nhau, tuy nhiên khơng có ảnh hưởng q lớn đối với nền kinh tế [66; tr.13].

3.2.2 Góp phần làm gia tăng sự bất bình đẳng trong xã hội Mỹ.

Thập niên 90 của thế kỷ XX, trong khi nền kinh tế tăng trưởng không ngừng, người Mỹ giàu lên trông thấy, việc phát triển và ứng dụng KH&CN cao đã thúc đẩy “kinh tế mới” của Mỹ phát triển thì đồng thời cũng làm gia tăng khoảng cách và sự bất bình đẳng trong xã hội Mỹ.

Về khoảng cách giàu nghèo, theo một báo cáo nghiên cứu của Cục điều

của các gia đình nghèo nhất chiếm 1/5 dân số Mỹ tăng không đến 1% và chiếm 3,6% tổng thu nhập (1998), nhưng thu nhập của những gia đình giàu nhất cũng chiếm 1/5 dân số Mỹ lại tăng 15% và chiếm 49,2% tổng thu nhập của các gia đình Mỹ (1998). Trong 10 năm đó, thu nhập của các gia đình nghèo nhất tăng 110 USD đạt 13.000 USD, nhưng thu nhập của các gia đình giàu nhất tăng 18.000 USD đạt 137.000 USD, chênh lệch gấp hơn 10 lần. Theo kết quả điều tra mới nhất của công ti điều tra William Torrey Harris, 75% người Mỹ cho rằng lợi ích do “kinh tế mới” mang lại phân phối không đều, trên 37% cho rằng “kinh tế mới” không làm cho đời sống của họ được cải thiện [66; tr.15]. Những nhóm chủng tộc ít người ở Mỹ cịn phải chịu thiệt thịi nhiều hơn. Một gia đình da đen trung bình có tài sản chỉ bằng 12% một gia đình người da trắng, nếu tính giá trị nhà ở, con số giảm chỉ cịn 1% [78].

Bất bình đẳng về tiền lương và trình độ học vấn:KH&CN cao phát triển

mạnh kéo theo sự nâng cao năng lực sản xuất của các ngành kinh tế; nhưng tăng trưởng của của cải của các ngành này lại dựa trên chất lượng và trình độ tri thức khoa học tiên tiến của người sản xuất. Do đó, ở Mỹ ngày nay, một người được giáo dục tốt hay khơng, có kĩ năng sản xuất đáp ứng nhu cầu hay không đã trở thành nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc người đó có được hưởng trong phân phối của cải do “kinh tế mới” đem lại hay không. Những người làm việc cho ngành cơng nghệ thơng tin - viễn thơng thì có thu nhập rất cao và tăng nhanh theo thời gian, còn lao động trong các ngành truyền thống, tiền lương gia tăng không đáng kể. Vì thế, khoảng cách tiền lương của lao động giữa các ngành có sự khác biệt ngày càng lớn hơn, Năm 1997, thu nhập bình quân của nhân viên ngành tin học là 53.000 USD, các ngành khác chỉ có 30.000 USD. Năm 1978, thu nhập của học sinh tốt nghiệp đại học, nam tuổi từ 25 - 34 cao hơn 15% với học sinh tốt nghiệp trung học, nhưng hiện nay khoảng cách đó là 50%. Trong xã hội xuất hiện mâu thuẫn, những gia đình nghèo khơng có đủ tiền cho con theo học để đảm bảo trình độ hoặc học lên cao do học phí q đắt. Năm 1992, khoảng 40% số học sinh cao đẳng trung

học thuộc các gia đình nghèo nhất khơng được học tiếp, trong khi chỉ có 10% học sinh cao đẳng trung học thuộc các gia đình giàu có nhất bỏ học. Vào năm 1999, ở Mỹ có tới 65% người dân da trắng có trình độ đại học; người da đen có cơ hội tiếp cận các trường này chỉ đạt 55%. Số học sinh da màu không học lên đại học nhiều gấp bốn lần học sinh da trắng [78]. Điều đó đồng nghĩa với việc những người nghèo vẫn chỉ dậm chân tại chỗ, còn những người giàu thì xu hướng ngày càng giàu lên làm xã hội ngày càng bất bình đẳng.

Bất bình đẳng về tài sản: Theo thời báo New York, gần 20% số gia đình

Mỹ khơng có tài sản do các khoản nợ đã triệt tiêu giá trị tài sản hiện có, thậm chí cịn vượt quá giá trị tài sản của họ. Của cải của 40% những gia đình nghèo nhất chỉ chiếm 0,2% tồn bộ tài sản, trong khi đó 1% gia đình giàu nhất chi phối gần 40% tồn bộ tài sản. Từ năm 1993 đến năm 1995, 40% số gia đình nghèo nhất mất đi 80% tài sản cịn 1% số gia đình giàu nhất tài sản của họ lại tăng 17%. Từ năm 1995 - 1998 tài sản của các hộ có thu nhập trên 100.000 USD/năm tăng 18% còn đối tượng khác tăng khoảng 10% [66; tr.16].

Về cổ phiếu, ở Mỹ gần 50% số gia đình có cổ phiếu, tính đến cuối năm 1999 tổng giá trị cổ phiếu của các gia đình Mỹ so với cùng kì năm 1998 tăng 28%, đạt 13.330 tỉ USD. Cổ phiếu chiếm tỉ trọng khá lớn trong của cải của các gia đình Mỹ, năm 1998 chiếm 28,34% giá trị của cải, nhưng đến cuối năm 1999, nó chiếm 31,7% [66; tr.16] . Sự gia tăng này do xu hướng ngày càng dựa vào thị trường cổ phiếu để tích lũy của cải của đại đa số người Mỹ. Điều đó đặt ra một vấn đề khi có biến động lớn trên thị trường chứng khốn cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến giá trị tài sản của các gia đình. Thực tế trong thập kỉ qua, giá cổ phiếu tăng rất nhanh, do đó những người nắm giữ nhiều cổ phiếu sẽ thu được lợi rất lớn do cổ phiếu mang lại, những người khơng có nhiều tiền đầu tư vào thị trường cổ phiếu chỉ biết tiếc rẻ nhìn thị trường cổ phiếu tăng mạnh.

Mặc dù gần một nửa số gia đình Mỹ có cổ phiếu, những nó lại tập trung nhiều vào những gia đình có mức thu nhập cao và những người quản lí xí nghiệp. Chẳng hạn năm 1998, số gia đình thu nhập cao nhất chiếm 8% nhưng

lại nắm giữ tới 88% tổng số cổ phiếu. Những gia đình có thu nhập thấp từ 25.000 USD đến 50.000 USD/năm chỉ khoảng 50%. Số gia đình này có cổ phiếu nhưng giá trị cổ phiếu rất thấp, khơng q 10.000 USD [66; tr.17].

Bất bình đẳng về thu nhập: Tính bất bình đẳng về tài sản và thu nhập đang

tăng lên ở Mỹ chủ yếu là bởi sự trì trệ hay suy giảm của những mức lương thực tế đối với tất cả mọi người, ngoại trừ nhóm 25% tới 30% của những người nhận được thu nhập lớn do giáo dục đại học. Tính bất bình đẳng ở Mỹ đang ở mức cao nhất kể từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai; mức nghèo khổ ở Mỹ (sau các khoản thuế và chuyển khoản) cao hơn hai lần các nước OECD khác, và đặc biệt đối với trẻ em. Mức lương của 10% những người công nhân thu nhập thấp nhất ở châu Âu nhận được cao hơn khoảng 44% so với 10% những người công nhân thu nhập thấp nhất ở Mỹ. Trong năm 1996, 40% những người đàn ông trẻ ở Mỹ làm việc cả ngày để nhận được chỉ là những mức lương chết đói trong khi vào những năm 1980 chỉ có 18% [48; tr.12-13]. Tính bất bình đẳng lớn trong của cải và thu nhập đã làm giảm sự nhất trí đối với những giải pháp cho nhiều vấn đề.

Bất bình đẳng về dân tộc và sắc tộc càng trở nên nghiêm trọng, tồi tệ nhất

là đối với người da đen. Thu nhập của các gia đình da trắng cao hơn 1,5 lần so với thu nhập của người da đen. Năm 1995, tài sản của những gia đình người da đen điển hình chỉ bằng 12% tài sản của những gia đình người da trắng điển hình. Có đến 95% người da đen khơng có cổ phiếu, cổ phần và cách lấy hưu trí. Ngay ở mức học vị tương đương thì thu nhập của người da đen cũng thấp hơn người da trắng từ 10 đến 16% [66; tr.17]. Sự chênh lệch giữa các chủng tộc đã trở thành vấn đề xã hội nổi bật ở Mỹ và là một trong những căn bệnh kinh niên của nước Mỹ.

Sự bất bình đẳng thể hiện ở thu nhập hàng năm của một gia đình trung lưu người Mỹ da đen trong năm 1996 là 26.500 USD, người Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha là 26.200 USD, kém hơn 20.000 USD so với thu nhập một năm của một gia đình người da trắng khơng nói tiếng Tây Ban Nha (47,1 ngàn). Thu nhập cao nhất là các gia đình Mỹ gốc châu Á - 49.100 USD [80; tr.7].

Thống kê cho thấy, tỉ lệ nghèo đã giảm đi đôi chút vào những năm gần đây trong tất cả các nhóm dân tộc và sắc tộc Mỹ. Tuy nhiên, ở đây sự chênh lệch giữa các nhóm vẫn khá cao: tỉ trọng người nghèo trong số người Mỹ da trắng khơng nói tiếng Tây Ban Nha khơng q 10%, cịn trong số người Mỹ da đen và nói tiếng Tây Ban Nha là 30%. Những người nghèo của hai nhóm này sống ở những khu nhà rẻ hơn những người Mỹ khác; họ bị từ chối nhiều gấp ba lần khi muốn vay cầm cố, gần 95% người Mỹ da đen khơng có cổ phiếu, tiền góp ở các quỹ địa phương lẫn tích lũy lương hưu (75% người Mỹ da trắng có tất cả những cái đó). Hơn 30% người Mỹ da đen và nói tiếng Tây Ban Nha khơng có tài khoản ở các ngân hàng (so với 80% người Mỹ da trắng) [80; tr.8].

Tình hình cũng tương tự như vậy trong lĩnh vực giáo dục. Gần 80% người Mỹ da trắng và gốc châu Á tốt nghiệp trường phổ thông trung học; con số này đối với người Mỹ da đỏ và da đen là 2/3, đối với người Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha là ½ . Số được đào tạo ở trường cao đẳng và cao hơn nữa chỉ có 40% người Mỹ gốc châu Á độ tuổi 25 và nhiều hơn, 22% ở người Mỹ da trắng, 11% ở người Mỹ da đen, gần 9% ở người Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha và da đỏ [80; tr.8].

Sự bất bình đẳng về dân tộc và sắc tộc còn thể hiện trên thị trường nhân lực. Mặc dù nạn thất nghiệp nói chung đều giảm, nhưng mức thất nghiệp của người da đen cao hơn gấp đôi ở người da trắng. Tỉ lệ người quản lí và cơng nhân lành nghề nghĩa là những người “cổ trắng” trong số người Mỹ da đen và nói tiếng Tây Ban Nha thấp hơn rất nhiều so với những người “cổ xanh” (rất nhiều người da đen và người nói tiếng Tây Ban Nha làm nơng nghiệp cũng như các công việc khơng địi hỏi tay nghề). Người Mỹ da đen nào có trình độ trung học sẽ bị trả công thấp hơn 15 - 25% so với những người da trắng có cùng trình độ. Những người da đen có trình độ phổ thơng bị trả cơng thấp hơn 10 - 16% so với người da trắng có trình độ phổ thơng. Sự chênh lệch giữa các nhóm người Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha và người Mỹ da trắng tương tự là 14 - 22% và 6 - 14% [80; tr.9].

Sự kì thị sắc tộc và dân tộc vì vậy đã trở thành vấn đề gay cấn chưa thể giải quyết được của nền kinh tế - xã hội Mỹ.

Về việc đảm bảo bình đẳng dân tộc và sắc tộc ở Mỹ đặc biệt cấp bách nếu tính đến các q trình dài hạn đang phát triển trong bộ phận dân chúng sắc tộc của Mỹ. Ưu thế truyền thống không thể tranh cãi của người da trắng ở châu Âu đã kết thúc do tỉ lệ người Mỹ đến từ các nơi khác trên thế giới tăng lên nhanh chóng. Năm 1970, tổng số người Mỹ da đỏ và những người gốc châu Á trong số dân của Mỹ là 16,5%. Đến đầu năm 1998, con số này tăng tới 27,1%, cịn vào năm 2050, theo dự báo chính thức, sẽ tăng 47%, nghĩa là thực sự có thể sánh với mức dân da trắng khơng nói tiếng Tây Ban Nha ở Mỹ [80; tr.9]. Cuộc đấu tranh giành sự bình đẳng xã hội và kinh tế hiện giờ là phương hướng chính trong hoạt động chính trị của các nhóm dân tộc và sắc tộc Mỹ, là nguyên nhân cơ bản phát triển chủ nghĩa dân tộc ở Mỹ hiện đại.

Bất bình đẳng về giới: Sự bất bình đẳng thể hiện ở thu nhập, ở chủng tộc, ở

tơn giáo…trong đó những người phụ nữ nghèo thường ở nhóm nguy cơ cao nhất. Hầu hết các phụ nữ bị đối xử bất bình đẳng và đều có những vấn đề về sức khỏe, số người có triệu chứng về tâm lí bất thường đã tăng gấp hai lần so với năm 1993. Kết quả điều tra cũng cho thấy, số phụ nữ không được bảo hiểm y tế tăng nhanh, đặc biệt trong số những người có thu nhập thấp. Năm 1998, 35% số phụ nữ dưới 65 tuổi có mức thu nhập chưa đến 16.000 USD/ năm không mua bảo hiểm y tế so với 29% năm 1993.Đối với phụ nữ có mức thu nhập từ 16.001 đến 35.000 USD/ năm không mua bảo hiểm y tế cũng tăng từ 15% năm 1993 lên tới 21% năm 1998 [78].

Như vậy, chính sách KH&CN đã mang lại tác động nhiều chiều cho nước Mỹ dưới thời Bill Clinton; nhưng một thực tế khơng thể phủ nhận rằng những tác động tích cực của nó thực sự lớn lao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khoa học và công nghệ của mỹ dưới thời tổng thống bill clinton (1993 2001) (Trang 81 - 86)