Trả lời Số ngƣời Tỉ lệ
Có 254 50%
Khơng có 254 50%
Tổng cộng 508 100%
Kết quả điều tra cũng cho thấy, giới trẻ Việt Nam đều có suy nghĩ tích cực về đất nước, con người Hàn Quốc. Các mỹ từ dành cho Hàn Quốc như “sạch sẽ,
mạnh mẽ, năng động, phát triển, giàu có, tươi đẹp” rất nhiều.
Nhắc đến Hàn Quốc, điều nghĩ đến đầu tiên là Kimchi, rồi đến phim ảnh, áo Hàn phục (áo truyền thống), thời trang, phẫu thuật thẩm mỹ, diễn viên đẹp, phong cảnh, ẩm thực, văn hoá (Bảng 3.7).
Bảng 3.7: u thích nhất văn hố Hàn Quốc ở điểm nào
Nội dung Số ngƣời Tỉ lệ (%)
Kimchi 48 9,4 Phim 22 4,3 Áo Hàn phục 14 2,8 Phim truyền hình 12 2,4 Diễn viên đẹp 10 2,0 Thời trang 8 1,6 Phẫu thuật thẩm mỹ 8 1,6
Phong cảnh 6 1,2
Ẩm thực 6 1,2
Văn hoá 6 1,2
Âm nhạc 4 0,8
Kinh tế 4 0,8
3.4.Những kinh nghiệm cho công tác đối ngoại của Việt Nam hiện nay -Ngoại giao công chúng (hay ngoại giao nhân dân) ở Việt Nam -Ngoại giao công chúng (hay ngoại giao nhân dân) ở Việt Nam
Việt Nam bước vào thế kỷ XXI với những cơ hội và thách thức mới. Quá trình tồn cầu hố tác động nhiều mặt đến các quốc gia. Các quốc gia đều đặt lợi ích quốc gia lên trên hết trong bối cảnh tính phụ thuộc lẫn nhau. Một trong những nhân tố quan trọng trong thời kì hiện nay là tiếng nói của nhân dân thế giới ngày càng có ảnh hưởng tới đời sống chính trị của mỗi quốc gia và các vấn đề quốc tế. Các tổ chức phi chính phủ cũng có tác động ngày càng lớn đến vấn đề quan hệ giữa các quốc gia. Đặc biệt, kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO và sau khi có Nghị định 15 về cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao, ngành Ngoại giao Việt Nam bước vào giai đoạn mới - giai đoạn đất nước hội nhập đầy đủ vào thế giới.
Trong bối cảnh hiện nay, thế giới có nhiều biến động, xu hướng dân chủ hoá, đa phương hoá và liên kết khu vực, tiểu khu vực phát triển mạnh mẽ... càng chứng tỏ ngoại giao nhà nước không thể thiếu ngoại giao nhân dân. Việt Nam cũng nhìn rõ được vai trò quan trọng của đối ngoại nhân dân trong cơng tác đối ngoại. Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm khẳng định, “ngoại giao nhân dân là một chân kiềng quan trọng trong cơng tác đối ngoại”. Mặt trận này có thế mạnh là "hình thức phong phú, nội dung đa dạng, cơ sở sâu rộng, lực lượng đơng đảo". Theo Phó Thủ tướng, cần phát huy sức mạnh, hiệu quả của công tác đối ngoại nhân dân để tạo nên sức mạnh tổng hợp của cơng tác đối ngoại nói chung.
Mục tiêu chung của đối ngoại nhân dân là làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ đất nước và con người Việt Nam, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các nước. Đối ngoại nhân dân có nhiệm vụ làm
cầu nối giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân thế giới, tranh thủ sự giúp đỡ về vốn, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý kinh tế và xã hội, giáo dục – đào tạo.
Trong “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng” khẳng định: phát triển công tác đối ngoại nhân dân theo phương châm "chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả". Tích cực tham gia các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới. Tăng cường vận động viện trợ và nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh: “Đối với các quốc gia, tổ chức quốc tế luôn tin yêu, ủng hộ Việt Nam, nhiệm vụ của công tác đối ngoại nhân dân là phải giữ vững niềm tin đó… thâm nhập, tìm hiểu và vận động các quốc gia, tổ chức còn chưa hiểu rõ về Việt Nam. Với các tổ chức, lực lượng người Việt Nam ở nước ngồi chống đối nhà nước, cơng tác đối ngoại nhân dân vừa phải đấu tranh, vừa phải tuyên truyền” [20].
Nhiệm vụ bao trùm đặt ra cho công tác đối ngoại là tiếp tục giữ vững mơi trường hồ bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trước mắt cần hướng mạnh vào việc góp phần thực hiện mục tiêu mà Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố X đã xác định là "chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, phịng ngừa lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, duy trì tăng trưởng kinh tế hợp lý, nâng cao chất lượng toàn diện nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh xố đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội". Ngoại giao Việt Nam sẽ được triển khai toàn diện với 3 trụ cột là ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hố, ngồi các kênh ngoại giao truyền thống như ngoại giao Đảng, ngoại giao Nhà nước, ngoại giao Nhân dân còn đẩy mạnh ngoại giao cơng chúng. Bên cạnh đó, thời kỳ hội nhập, ngành Ngoại giao cịn quan hệ tốt với Chính phủ các nước, phát triển mạnh quan hệ với các tổ chức, các tập đoàn xuyên quốc gia, các nhân vật nổi tiếng…
Trong quá trình ngoại giao văn hố, không thể không nhắc đến hoạt động giao lưu văn hoá. Giao lưu văn hoá là sự đối thoại giữa các nền văn hố, nó đóng
vai trị quan trọng, thậm chí quyết định những cuộc đàm phán về biên giới, lãnh thổ, xung đột sắc tộc. Q trình giao lưu văn hố cần tính đến giá trị chung, giá trị nhân loại, đồng thời thừa nhận cái khác biệt của người, để các dân tộc khác thừa nhận cái khác biệt của ta.
Trong q trình giao lưu văn hố với các nước phát triển, Việt Nam luôn đề cao tinh thần: kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Giao lưu văn hoá cũng là cơ hội để giới thiệu lịch sử, đất nước, con người, văn hoá Việt Nam với thế giới, thể hiện rõ tinh thần yêu nước, ý thức tự cường dân tộc – một tài sản văn hoá của truyền thống văn hoá Việt Nam. Truyền thống hoà hiếu là cơ sở cho chính sách ngoại giao đa phương, cơ hội để hội nhập với thế giới. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị văn hóa tồn quốc lần thứ nhất ngày 24/11/1946, Hờ Chí Minh đã nói :“Văn hóa Viê ̣t Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông
phương và Tây phương chung đúc lại “. Theo quan niê ̣m c ủa Người, nền văn hóa Việt Nam là s ự kết tinh những tinh hoa văn hóa Đông Phương và Tây Phương , một nền văn hóa khơng phải chỉ từ những ́u tớ b ản địa, mà cịn kết hợp với sự ti ếp biến những giá tri ̣ của nhiều nền văn hóa khác . Bản lĩnh “Việt Nam hóa này đã đươ ̣c hố̉ hiê ̣n trong śt chiều dài li ̣ch sử mấy nghìn năm . Và bản lĩnh đó cần được phát huy mạnh mẽ hơn trong trong thời kỳ Vi ệt Nam mở rô ̣ng giao lưu quốc tế , hô ̣i nhâ ̣p khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, trong quá trình tiếp thu cái bên ngoài cần đề phịng tâm lý sính ngoại; mặt khác, cũng tránh tâm lý khép kín, coi thường những giá trị các dân tộc. Vấn đề còn lại là bản sắc, bản lĩnh, đạo lý dân tộc, có thái độ đúng đắn nhất là: càng thấm sâu giá trị tốt đẹp của dân tộc bao nhiêu, thì càng nhanh chóng hiểu biết, dễ tiếp nhận cái hay, cái đẹp của thế giới bấy nhiêu. Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Văn hố của các dân tộc khác cần phải nghiên cứu tồn diện, chỉ có trong trường hợp đó mới có thể tiếp thu được nhiều hơn cho văn hố của chính mình".
-Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Sự thâm nhập liên tục của phim ảnh Hàn Quốc nói riêng, và làn sóng Hàn Quốc nói chung vào Việt Nam hiện nay, đã mang lại những ảnh hưởng một cách toàn diện đến xã hội Việt Nam trên mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị, tâm lí xã
hội… với nhiều mức độ khác nhau trên từng nhóm đối tượng khán giả. Trong thời đại hội nhập văn hoá quốc tế như hiện nay, chúng ta mở cửa để đón nhận những tinh hoa của nhân loại, nên dù ít hay nhiều cũng không thể tránh khỏi những tác động một cách tích cực lẫn tiêu cực.
Làn sóng Hàn Quốc mang theo phong cách, văn hoá Hàn Quốc thâm nhập vào Việt Nam, mang đến nhiều ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực. Nói đến Hàn Quốc, các chị em, các bạn trẻ nhớ đến các bộ phim có nội dung hướng thiện, ca ngợi những giá trị đẹp trong cuộc sống, ca ngợi tình u thương, lịng nhân ái, v.v... phù hợp với văn hố truyền thống Á Đơng. Từ những bộ phim của nước bạn, các nhà làm phim Việt Nam đã học hỏi những cái mới, hợp tác và đang nỗ lực đưa nền điện ảnh Việt Nam phát triển.
Bên cạnh đó, phim Hàn nói riêng và Làn sóng Hàn Quốc nói chung cũng đem đến một số tác động tiêu cực như nội dung có nhiều tình tiết vơ lý, xa rời thực tế, có nhiều lời nói, cách cư xử không phù hợp với văn hoá Việt Nam như trong phim có nhiều hành động tiêu cực như thất tình uống rượu say, tự tử, con cái cãi lại với bố mẹ, anh chị em tính tốn thẳng thắn, thiếu sự bao dung, v.v..., gây ảnh hưởng không tốt đến người xem, đặc biệt là các bạn trẻ. Các bạn trẻ đang ở giai đoạn ham hiểu biết những điều mới lạ trong cuộc sống, có xu hướng thích sống tự do, chứng tỏ sức trẻ, bản lĩnh của mình với gia đình, bạn bè xung quanh. Những lối sống, trang phục, ăn nói vốn phù hợp với người Hàn Quốc, thì các bạn khơng biết chọn lọc cái hay, cái đẹp, mà học tập theo, và cho việc làm đó mới là “thời thượng”.
Qua chính sách đối ngoại cơng chúng của Hàn Quốc ở Việt Nam nói riêng, ta thấy cơng tác đối ngoại nhân dân ở Việt Nam cần:
Thứ nhất, đổi mới tăng cường và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng,
chính phủ đối với cơng tác đối ngoại nhân dân.
- Đảng cần chuyển mạnh từ chỉ đạo cụ thể theo vụ việc sang xây dựng các chủ trương, định hướng, phổ biến quan điểm, thông tin, tổng kết đánh giá, phân công và chỉ đạo sự phối hợp trong công tác đối ngoại nhân dân.
- Tăng cường tính nhân dân, tính chủ động và linh hoạt trong quan hệ và hoạt động đối ngoại nhân dân.
- Đối với công tác tuyên truyền đối ngoại, cần phải tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trong nước với Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, chống lại sự xuyên tạc của các thế lực thù địch; ngăn chặn và làm giảm những nhận thức lệch lạc về Việt Nam.
Qua nghiên cứu những ảnh hưởng của Làn sóng Hàn Quốc ở giới trẻ Việt Nam cùng với các chính sách của chính phủ Hàn Quốc, ta nhận thấy rõ vai trị lớn lao của chính phủ trong sự lớn mạnh cơng nghệ truyền thơng. Chính phủ Hàn Quốc với quan niệm xuất khẩu hình ảnh quốc gia quan trọng hơn xuất khẩu hàng hố, nên ln thể hiện vai trị của mình qua chính sách hỗ trợ xúc tiến quảng bá hình ảnh, đồng thời hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, trang thiết bị, cơ sở kỹ thuật, cơ sở hạ tầng. Chính phủ Hàn Quốc đã có nhiều hỗ trợ tài chính, nguồn lực để duy trì và phát triển Làn sóng Hàn Quốc (Hallyu). Qua mỗi thời tổng thống khác nhau, chính sách văn hố có thể thay đổi cho phù hợp với thiết chế chính trị, chế độ quản lý, nhưng điểm chung nhất của các chính sách là “chính phủ chỉ đóng vai trị hỗ trợ cho văn hố phát triển chứ khơng can thiệp vào sự phát triển của nó” .
Thứ hai, củng cố phát triển lực lượng đối ngoại nhân dân, nâng cao năng lực
đối ngoại của các tổ chức nhân dân. Tăng cường công tác chỉ đạo về đối ngoại trong các tổ chức nhân dân; xây dựng, phát triển bộ máy, tổ chức làm công tác đối ngoại nhân dân cấp tỉnh, thành; mở rộng hợp tác phi chính phủ.
Ở Hàn Quốc hồn tồn khơng có phim tư nhân hay phim nhà nước, mà chỉ có phim hay, phim dở sẽ nhận được sự yêu thích của khán giả và thu được lợi nhuận, cịn phim dở thì tự nó sẽ bị đào thải khỏi thị trường. Tuy chính phủ Hàn Quốc đóng góp một vai trị quan trọng trong sự phát triển của Làn sóng Hàn Quốc ra các nước ngồi, nhưng dấu ấn của chính phủ chỉ là một Uỷ ban phụ trách đề ra các dự án, các kiến nghị để phát triển hình ảnh đất nước và nâng cao vị thế đất nước. Chính phủ hồn tồn khơng hỗ trợ trực tiếp mà hồn tồn thả lỏng cho các tập đồn, các cơng ty tự tìm tịi, phát triển. Bên cạnh đó, quyết định tư nhân hố, xã hội hố ngành điện ảnh, ngành du lịch của chính phủ Hàn Quốc cũng góp phần cho ngành cơng nghiệp văn hố phát triển.
Thứ ba, chú trọng đầu tư xây dựng nội dung thơng tin, các hình thức chuyển
tải đa dạng. Cần đổi mới, đa dạng hố phương thức chuyển tải thơng tin đối ngoại, trong đó, chú trọng khai thác thơng tin điện tử, thông tin trực tiếp cá nhân, sử dụng báo chí nước ngồi để chuyển tải những thơng tin đúng đắn về Việt Nam.
- Để nâng cao hiệu quả của hoạt động đối ngoại nhân dân, cần đổi mới nội dung và phương thức có tính chun nghiệp, và chuyên sâu hơn. Các chương trình giao lưu văn hố Việt Nam ở nước ngồi nên có sự chuẩn bị chu đáo, tìm hiểu thói quen, văn hố của nước bạn để mình có thể truyền tải nội dung quảng bá hình ảnh Việt Nam một cách dễ dàng, tự nhiên đến khán giả nước ngoài.
- Cần xác định được các địa bàn, lĩnh vực, đối tác, vấn đề trọng tâm, đề ra các mục tiêu cụ thể áp dụng phù hợp với từng đối tác, lĩnh vực để phân công và xác định vai trò, nhiệm vụ của mỗi tổ chức nhân dân liên quan.
- Tăng cường tính chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong các tổ chức nhân dân, cần khắc phục sự rập khn theo ngoại giao Nhà nước, bệnh hành chính, thụ động.
Để đưa các loại hình văn hố, giáo dục của đất nước mình xuất khẩu sang nước ngồi, chính phủ Hàn Quốc đã chuẩn bị một hành lang pháp lý là việc ký kết hợp tác, giao lưu, trao đổi văn hoá, kinh tế, kỹ thuật, v.v… với các nước đối tác, để từ đó, các cơng ty, tập đồn, cá nhân có thể tìm hiểu thị trường và đưa ra các sản phẩm thích hợp đáp ứng với nhu cầu khách hàng ở nước ngồi. Bởi vì cố mà nói với khán giả ở nước ngồi là họ nên thích cái gì, thì ít khi thành cơng. Tun truyền gần như lúc nào cũng dở và phản tác dụng, đặc biệt cho giới trẻ, mà đánh vào “gu” của họ, bản thân họ sẽ tự u thích và muốn tìm hiểu về đất nước Hàn Quốc. Và Hàn Quốc cũng thường đưa các sản phẩm văn hố của mình đã được dịch sang ngơn ngữ mẹ đẻ của quốc gia đó, giúp cho người dân sẽ dễ dàng tiếp xúc hơn với nền văn hoá nhập khẩu này.
Thứ tư, phát huy tinh thần yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc. Một nền văn
hoá Hàn Quốc không lâu đời hơn chúng ta, với đất đai không nhiều tài nguyên khoáng sản, với con người có chỉ số IQ khơng hơn chúng ta nhưng họ lại lớn mạnh hơn chúng ta về quá nhiều mặt? Bởi họ thực sự dâng hiến cho dân tộc họ với lòng
tự trọng cao nhất, với trách nhiệm cao nhất. Nhiều người biết kìm nén và hạn chế