.Các hoạt động ngoại giao công chúng chủ yếu của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ngoại giao công chúng của hàn quốc ở việt nam (Trang 42)

2.2.1.Các tổ chức và hoạt động thông tin quốc tế của Hàn Quốc +Trung tâm hỗ trợ xúc tiến ra nước ngoài

Đây là trung tâm đẩy mạnh xúc tiến cơng nghiệp văn hố và tăng tính khả năng cạnh tranh ở nước ngồi. Trung tâm cung cấp các thơng tin về nước cần xuất khẩu, tổ chức các buổi hội thảo, gặp gỡ, tự vấn luật pháp. Để trở thành hệ thống hỗ trợ toàn diện đẩy mạnh xuất khẩu ngành cơng nghiệp văn hố ra thế giới, cơ cấu hoạt động của Trung tâm là:

Xây dựng cơ chế hỗ trợ xúc tiến nước ngoài

Chức năng cụ thể của Trung tâm như sau: Cung cấp thông tin mức

độ tín nhiệm của nước ngoài

- Cung cấp thông tin thị trường ở một nước theo từng vùng, miền

- Nghiên cứu chiến lược cho Trung tâm hỗ trợ xúc tiến nước ngoài.

- Tổ chức các buổi hội thảo, seminar giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Hỗ trợ quảng bá và tư - Hỗ trợ tìm kiếm, liên hệ với đối tác ở nước ngoài Cung cấp dịch

vụ phù hợp với yêu cầu của khách hàng

Mở rộng khả năng thơng tin quan trọng xúc tiến nước ngồi

Xây dựng cơ sở hạ tầng nơi tổ chức các sự kiện văn hố tồn cầu Liên kết chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức Nhà nước

vấn - Hỗ trợ quảng bá ra đối tác nước ngoài - Có bảo hiểm xúc tiến

- Tư vấn tài chính thiết kế ngành văn hố Hỗ trợ tại nước ngoài - Cung cấp chế tác cảnh và doo bing văn hoá

- Hỗ trợ đưa thông tin lên các phương tiện truyền thông liên lạc

Dịch vụ pháp lý - Tư vấn luật xúc tiến nước ngoài

- Hỗ trợ các thủ tục xuất khẩu ra nước ngoài - Hỗ trợ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngồi

- Tổ chức các buổi toạ đàm, các khoá ngắn hạn về luật xúc tiến ra nước ngoài

- Phát hành sách tập hợp các quy định về luật ở nước ngoài

+Trung tâm nghiên cứu Kim chi

Một phịng thí nghiệm kim chi đầu tiên trên thế giới, được mở tại Trung tâm nghiên cứu thực phẩm quốc gia ở Bundang, phía nam Seoul, sẽ do nhà nước bao cấp hồn tồn và có nhiệm vụ nghiên cứu các cơng nghệ muối cũng như lên men hiện đại để áp dụng với món kim chi. Kim chi, tổng hợp các loại rau quả đa dạng được muối, tẩm ướp và lên men, là món ăn xuất hiện trong mọi gia đình ở Hàn Quốc và vài năm gần đây được xuất khẩu rất nhiều sang các nước trong khu vực. “Phịng thí nghiệm sẽ cung cấp các phương pháp khoa học và thông tin cần thiết để biến kim chi thành một món ăn tồn cầu” - Joong Ang Daily dẫn lời một quan chức thuộc Bộ Nông nghiệp. Hàn Quốc đặt mục tiêu đầy tham vọng tăng kim ngạch xuất khẩu thực phẩm lên 10 tỉ USD vào năm 2012 từ mức 4,8 tỉ USD năm 2009.

+ Đài phát thanh quốc tế Hàn Quốc KBS World (Korean Broadcasting System World)

Với vai trò là đài phát thanh thông tin đối ngoại duy nhất của Hàn Quốc, KBS World Radio đã bắt đầu phát thanh chương trình đầu tiên là chương trình tiếng

Anh vào ngày 15/8/1953 dưới tên gọi “Tiếng nói của Hàn Quốc tự do”. KBS WORLD Radio của KBS sản xuất và phát thanh chương trình bằng 11 thứ ngơn ngữ qua 27 tần số với thời lượng 54 giờ 44 phút/ngày phục vụ thính giả trên khắp tồn thế giới như Châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Nam Á, Trung Đông, Châu phi, Trung Quốc, Nhật Bản.v..v..

Bảng 2.3: Lịch phát sóng của đài KBS ở Đông Nam Á

Ngôn ngữ Thời gian (UTC) Tần số (kHz)

Tiếng Hàn 09:00 ~ 11:00 9570

Tiếng Trung Quốc 11:30 ~ 12:30 23:00 ~ 24:00 9770 9805 Tiếng Anh 08:00 ~ 09:00 13:00 ~ 14:00 16:00 ~ 17:00 9570 9570 9640 Tiếng Indonesia 12:00 ~ 13:00 14:00 ~ 15:00 22:00 ~ 23:00 9570 9570 9805 Tiếng Việt 01:00 ~ 02:00 10:30 ~ 11:30 15:00 ~ 16:00 9690 9770 9640 (Nguồn http://world.kbs.co.kr/vietnamese/about/about_time.htm) +Các hình thức nghe đài: -Sóng ngắn

KBS WORLD Radio sản xuất và phát thanh chương trình bằng 11 ngơn ngữ qua 27 tần số với thời lượng 54 giờ 44 phút /ngày phục vụ thính giả trên khắp thế giới như Châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Nam Á, Trung Đông, châu Phi, Trung Quốc, Nhật Bản…

-Internet

Nhấn vào Menu (trực tiếp 24/24) trên trang chủ của Chương trình phát thanh tiếng Việt ở góc bên trái màn hình. Chọn kênh 1 (Ch1) hoặc kênh 2 (Ch2) để nghe các chương trình hàng ngày

-Nokia Internet Radio

Có thể nghe các chương trình phát thanh của Đài phát thanh quốc tế Hàn Quốc KBS WORLD Radio qua điện thoại di động Nokia.

-Ứng dụng iPhone (iPhone App)

Cho phép tải chương trình u thích về thiết bị của iPhone và nghe chúng mọi lúc mọi nơi.

-Postcard

Đây là dịch vụ tự động tải âm thanh từ trên mạng xuống máy tính hoặc các thiết bị truyền thơng tương thích trong đó có máy nghe nhạc MP3. Thông qua Podcast, mọi người có thể nghe chương trình vào bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu; chỉ cần đăng ký địa chỉ URL của KBS WORLD Radio tại máy tính hoặc máy nghe nhạc để tải các file chuyên mục.

-KONG

KONG là viết tắt của các từ trong tiếng Anh (KBS On Air No Gravity) KBS phát song trực tiếp khơng chính thức, là dịch vụ radio internet tiên tiến mà KBS tự phát triển. Chỉ cần click một lần vào KONG, có thể thưởng thức được tất cả các kênh radio của KBS.

2.2.2.Làn sóng Hàn Quốc “Hallyu” (Korea Wave, Hàn lưu) +Làn sóng Hàn Quốc ở các quốc gia trên thế giới

Thuật ngữ “Hàn lưu”( tiếng Hàn là 한류- Hallyu) là từ phát sinh ở Trung Quốc để chỉ sự lan rộng của văn hố đại chúng Hàn Quốc, khơng chỉ phim truyền hình mà cịn có cả phim nhựa, âm nhạc đại chúng Hàn Quốc (K-pop), game, thời trang,… tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á như Hồng Kong, Việt Nam, Singapore, Thái Lan…[14, tr.5]. Hiện nay, làn sóng văn hoá Hàn Quốc (Hanllyu) khơng chỉ là “ văn hố Hàn Quốc được hâm mộ” mà đang dần dần trở thành “trào lưu văn hoá của người dân trên tồn thế giới”, khơng chỉ được người Châu Á mà còn được người dân trên tồn thế giới ưa thích.

Bên cạnh đó làn sóng văn hố Hàn Quốc cũng là làn sóng văn hoá Châu Á năng động nhất đang vươn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Tờ nhật báo nổi tiếng

Finance Times của Anh đã nhận định rằng làn sóng văn hố Hàn Quốc đã vượt qua các nước Châu Á và lan chảy ra toàn thế giới. Tại các trường đại học ưu tú trên toàn thế giới khoa tiếng Hàn Quốc đang liên tiếp được thành lập. Hàn Quốc đang chứng minh được vị trí cao của mình trên tồn thế giới. Hàn Quốc cũng đang cho toàn thế giới thấy được sức mạnh kinh tế của Châu Á và khả năng ảnh hưởng chính đáng của mình. Khơng chỉ có phim ảnh, phim truyền hình, âm nhạc mà cả mỹ thuật, lịch sử đến các hoạt động giao lưu văn hố có chiều sâu - một làn sóng văn hố Hàn Quốc lớn hơn, rộng hơn so với hiện nay đang tiến gần đến bên bạn.

Làn sóng Hàn Quốc bắt đầu từ bộ phim truyền hình “Con mắt sinh mệnh”

[여명의 눈동자] năm 1993, rồi năm 1997, phim truyền hình “Tình yêu là gì”

[사랑이 뭐길래] được chiếu tại Trung Quốc, đạt kỷ lục phim nước ngoài thu hút lượng khán giả nhiều nhất. Âm nhạc Hàn Quốc cũng bắt đầu được giới thiệu thông qua Phòng âm nhạc Seoul ở Hồng Kong.

Văn hóa Hàn Quốc trở thành một “dịng chảy” một cách có hệ thống, mối quan tâm về văn hóa xứ sở kim chi ngày càng cao khơng chỉ ở Trung Quốc mà cịn lan sang cả Đài Loan, Việt Nam. Ở Việt Nam, sự phát triển của Hallyu được đánh dấu bằng thành cơng của phim truyền hình “Anh em nhà bác sĩ” [의가형제] vào

năm 1998. Ở Hồng Kông, kênh âm nhạc V-chanel giới thiệu chương trình âm nhạc Hàn Quốc.

Năm 2010, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu nền công nghiệp sáng tạo Hàn Quốc Go Jung Min đã công bố về sáng kiến “chỉ số làn sóng Hàn Quốc” này tại hội thảo “Làn sóng Hàn Quốc thoát khỏi châu Á vươn ra thế giới” do Quỹ giao lưu

cơng nghiệp văn hố Hàn Quốc tổ chức lần đầu tiên tại Thư viện Quốc hội. Thuật ngữ “chỉ số làn sóng Hàn Quốc” để chỉ mức độ tiêu thụ và sự u thích văn hố Hàn Quốc tại nước ngoài vừa được ra đời. Trong số 4 quốc gia chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của làn sóng Hàn Quốc là Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam thì theo kết quả tính tốn, Nhật Bản là nước có chỉ số làn sóng Hàn Quốc cao nhất. Chỉ số làn sóng Hàn Quốc này được tính tốn dựa trên kết quả điều tra mức độ yêu thích các nội dung văn hoá Hàn Quốc của đối tượng thanh thiếu niên tại các

nước trong độ tuổi từ 10~20. Kết quả phân tích cho thấy chỉ số làn sóng Hàn Quốc chung vào năm 2008 là 100 và năm 2007 là 105. Trong đó, Nhật Bản cao nhất với 112, tiếp đó là Đài Loan 109, Trung Quốc 101 và Việt Nam là 100… Nếu xét theo từng thể loại nội dung văn hố thì điện ảnh có chỉ số 111, âm nhạc là 108, chương trình truyền hình là 102 và game là 100 [24].

Hiện nay, chính phủ và những người làm phim đang gấp rút bắt tay vào cuộc để nghiên cứu những bước đi mới, mang lại làn gió mới cho nền điện ảnh và truyền hình, đánh dấu bằng việc ra đời nhiều thể loại phim phong phú, sự kết hợp điện ảnh các nước có cơng nghiệp điện ảnh tiên tiến, sự chọn lọc về nội dung và tích cực tìm kiếm những gương mặt diễn viên trẻ nhằm giảm bớt sự “già hoá” và quá quen thuộc của các diễn viên cũ nhằm mang lại hiệu quả nghệ thuật khác biệt và vượt trội.

Bộ Văn hoá Thể thao Du lịch và Viện phát triển văn hoá Hàn Quốc cho biết chính phủ trong năm 2010 sẽ tiến hành hỗ trợ công tác sản xuất các phiên bản sản phẩm văn hố mang tính bản địa, cũng như công tác xuất khẩu các chương trình truyền hình nhằm mục đích mở rộng việc đưa các nội dung văn hoá trong nước ra nước ngồi. Quy mơ đầu tư là 2,2 tỷ won gồm 1,7 tỷ won dành cho việc hỗ trợ công tác bản địa hoá và sản xuất phiên bản, 500 triệu won cịn lại dành cho cơng tác hỗ trợ hợp tác sản xuất tại nước ngoài với các phiên bản format bible [25].

+Nguyên nhân phát triển của Làn sóng Hàn Quốc

Làn sóng Hàn Quốc đã bắt đầu và lan rộng tới nhiều quốc gia trong một thập niên vừa qua qua việc xuất khẩu âm nhạc, truyền hình, điện ảnh. Mặc dù vậy, chưa có nhiều nghiên cứu lý giải hiện tượng này. Mark Russell, tác giả của cuốn sách

“Pop Goes Korea: Behind the Revolution in Movies, Music and Internet Culture”

(2009), là một là phóng viên cho Hollywood Reporter và Billboard ở Seoul, giải thích nền tảng cho sự thay đổi nhanh chóng của điện ảnh Hàn Quốc. Theo Mark Russell, các bộ phim Hàn Quốc đã được quốc tế ngợi khen trong cuối thập niên 1980 và đầu 1990, nhưng điều đó khơng làm tăng doanh thu.

Sự kết hợp của điều kiện thay đổi về xã hội - kinh tế, cùng những nhà sản xuất và đạo diễn tham vọng đã giúp xoay chuyển tình thế. Nền tảng cho sự thay đổi

những thay đổi đi kèm hai sự kiện ấy. Khi kinh tế Hàn Quốc phát triển, cách làm ăn

được cải thiện, và cụ thể hơn đối với ngành công nghiệp làm phim, cùng với các định chế tài chính tốt hơn. Kết quả là một số người tìm cách áp dụng khả năng tài chính vào ngành điện ảnh.

Làn sóng dân chủ sau năm 1988 ở Hàn Quốc đã giúp cuộc sống trở nên cởi mở hơn, nghệ thuật đổi thay, từ chỗ chủ yếu nói về tự do, đấu tranh và các vấn đề to lớn thì nghệ thuật bắt đầu nói nhiều hơn về giải trí (mà giải trí thì bán được nhiều vé). Từ 1960 đến 1988, người ta kiểm soát chặt chẽ cách thức nhập phim phương Tây vào Hàn Quốc. Nhưng sau 1988, Hollywood có thể phân phối phim trực tiếp. Sức mạnh Hollywood lại tích cực vì hai lý do. Thứ nhất, nó cho các nhà làm phim và đầu tư ở Hàn Quốc thấy giải trí vui vẻ là quan trọng ra sao. Thứ hai, chúng giúp phá bỏ hệ thống phân phối vùng tại Hàn Quốc. Khi Hollywood có thể bỏ qua hệ thống phân phối vùng mà trực tiếp gửi phim đi khắp nước, thì các nhà làm phim Hàn Quốc cũng dễ để bắt chước làm như vậy hơn.

Nếu như cách đây hơn 10 năm, chưa có nhãn hiệu nào của Hàn Quốc được lưu ý trong top 100 thương hiệu trên thế giới (Brand of the World) thì từ năm 2005, với sự phát triển lớn mạnh của tập đoàn kinh doanh lĩnh vực điện ảnh CJ Entertainment đã đưa thương hiệu Samsung của Hàn Quốc vào hàng ngũ “Top 50 biggest brand of the world” – Thương hiệu lớn nhất thế giới.

Trong tất cả các bộ phim tâm lí xã hội nói về cuộc sống hiện đại của Hàn Quốc đều xuất hiện những sản phẩm nội địa do chính Hàn Quốc sản xuất ra với chất lượng tốt và kiểu dáng đẹp. Sản phẩm xuất hiện trên phim ảnh cộng với việc sử dụng các diễn viên được yêu thích trong các bộ phim để quảng cáo cho sản phẩm của mình tạo tâm lí tin tưởng cho khán giả xem phim như một cách marketing sản phẩm nhanh nhất và hiệu quả nhất. Người Hàn Quốc vừa có thể quảng bá sản phẩm ra thế giới vừa giới thiệu nền văn hố của đất nước với lịng tự tin dân tộc. Tất cả người dân Hàn Quốc từ thường dân đến các ơng chủ giàu có đều sử dụng sản phẩm điện thoại Anycall (tên gọi sản phẩm của hãng Samsung tại Hàn Quốc), tủ lạnh, ti vi LG, xe hơi Hyundai, Dae Woo,…

Từ việc gây dựng lòng tin ban đầu, các hãng điện tử của Hàn Quốc đã chiếm được sự tín nhiệm của khách hàng quốc tế, những nơi có phim ảnh Hàn Quốc đi qua, và ngay cả ở Việt Nam, đất nước chỉ mới hơn 10 năm trước thường rất vơ tình với sản phẩm của Hàn Quốc mà ưa chuộng sản phẩm của Nhật Bản, Mỹ hay Pháp về chất lượng và sản phẩm của Trung Quốc về giá thành thì nay cũng mạnh dạn chọn lựa sản phẩm của Hàn Quốc trong nhu cầu tiêu dùng hàng ngày.

Bên cạnh đó, cũng phải kể tới yếu tố giáo dục và du lịch ra nước ngoài. Hàn Quốc thực sự mở cửa sau Thế Vận hội 1988, khiến người ta dễ dàng hơn khi đi học và du lịch. Khi các sinh viên bắt đầu trở về nước, họ đem lại ý tưởng mới. Không chỉ trong điện ảnh mà cả âm nhạc, truyện tranh, thức ăn, hầu như mọi thứ, rất nhiều sự đa dạng đã được du nhập vào Hàn Quốc trong thập niên 1990.

Hiện nay, Hàn Quốc đang trở thành một đất nước đa văn hoá bởi số người nước ngoài sống tại Hàn Quốc và du khách nước ngoài đến Hàn Quốc ngày càng tăng. Họ đến Hàn Quốc với mục đích đa dạng như học tập, kinh doanh và lao động hay kết hơn. Ngồi ra, số gia đình đa văn hoá tăng nhanh bởi ngày càng nhiều số người Hàn kết hơn với người nước ngồi.

Cuối cùng là nhờ vào chính sách phát triển văn hố của chính phủ Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc lại thành lập riêng một tổ chức để quảng bá hình ảnh ra nước ngồi. Đây là cơ quan nằm trong Uỷ ban quốc gia về thông tin, được lập từ năm 1971 với nhiệm vụ đưa hình ảnh của quốc gia ra nước ngoài, nâng cao hình ảnh quốc gia. Vài chục năm trước, các quốc gia xâm lược nhau bằng quân sự, kinh tế. Hiện nay, cạnh tranh bằng văn hố mới quan trọng. Mỗi nước có nền văn hố và góc nhìn khác nhau. Do vậy, ngồi chiến lược tồn cầu, phải có cả chiến lược theo khu vực, quốc gia sẽ hiệu quả hơn. Một kinh nghiệm, chiến lược đặc biệt của Hàn Quốc: “Thế giới có 7 tỉ người, khơng phải ai cũng quan tâm đến Hàn Quốc. Vì vậy,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ngoại giao công chúng của hàn quốc ở việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)