3.2 .Các biện pháp
2. Khuyến nghị
3.2.4 Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục kỹ năng sống
Để hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác giáo dục kĩ năng sống đạt được hiệu quả cao cần thực hiện tốt các nguyên tắc cơ bản như sau:
- Nguyên tắc pháp chế
Hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá công tác giáo dục kĩ năng sống phải được tổ chức công khai, khách quan trên cơ sở tuân theo quy định của pháp luật, và chỉ tuân theo pháp luật thì khơng ai có thể can thiệp, khơng ai dám tuỳ tiện trong tổ chức và hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá. Thơng qua Luật Giáo dục, Luật chăm sóc và ni dưỡng trẻ khuyết tật; các văn bản khác của Nhà nước, Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Bộ Giáo
dục- Đào tạo, không được lạm quyền và làm việc theo lề lối thiên về tình cảm, khơng để lợi ích cá nhân lấn át, quyết định của Giám đốc trung tâm phải được coi là tiếng nói của pháp luật.
- Nguyên tắc đảm bảo tính kế hoạch
Cơ sở khoa học của nguyên tắc là đảm bảo sự ổn định của các hoạt động quản lý, hoạt động sư phạm. Nguyên tắc này đòi hỏi hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá phải được xác định trong kế hoạch năm học. Hỗ trợ tích cực cho việc kiểm tra các chức năng quản lý khác. Việc kiểm tra có kế hoạch giúp cho nhà quản lý chủ động trong q trình quản lý, đờng thời khơng gây xáo trộn cho đối tượng quản lý khi được kiểm tra; việc thực hiện nguyên tắc kế hoạch giúp cho việc triển khai kế hoạch cụ thể, phù hợp với từng đối tượng, từng thời điểm, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tăng hiệu lực quản lý của Giám đốc trung tâm đối với hoạt động giáo dục nói chung, về công tác quản lý giáo dục kĩ năng sống nói riêng.
- Ngun tắc đảm bảo tính khách quan
Kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, công khai, công bằng. Kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào chuẩn mực đã quy định, tránh áp đặt chủ quan của người kiểm tra. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan là nền tảng thúc đẩy sự phát triển của công tác kiểm tra nội bộ trong Trung tâm, phát huy sự tiến bộ của đối tượng kiểm tra cũng như hiệu quả công tác quản lý giáo dục kĩ năng sống.
- Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Cơ sở của nguyên tắc này là hiệu xuất giáo dục trong kiểm tra. Hoạt động kiểm tra phải, giám sát, đánh giá đạt được mục tiêu đã đặt ra với mọi chi phí ít nhất (chi phí vật chất, thời gian, sức lực). Hiệu quả kiểm tra cịn thể hiện bằng những kết luận chính xác, những kết luận có tính khả thi giúp tồn bộ hệ thống quản lý có những điều chỉnh hợp lý, nhằm đạt tới mục tiêu, nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục, nuôi dạy can thiệp trẻ.
Nguyên tắc này đảm bảo nếu kiểm tra tốt sẽ biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra. Bởi vì nguyên tắc này xuất phát từ lòng nhân ái, kiểm tra để hiểu, để giúp đỡ đờng chí, đờng nhiệp phát huy tích cực, khắc phục hạn chế. Bất kỳ cán bộ quản lý giáo dục nào khi tiến hành kiểm tra nội bộ đơn vị, cơ quan mình đều phải tuân thủ theo nguyên tắc này. Nhưng để đạt được hiệu quả cao nhất thì trong quá trình kiểm tra Giám đốc trung tâm phải phối hợp nhiều nguyên tắc và đánh giá phải linh hoạt chứ khơng dập khn máy móc.
Kiểm tra, giám sát nhằm thực hiện các chức năng cơ bản sau: - Chức năng tạo lập kênh thông tin phản hồi
Việc tạo lập kênh thông tin phản hồi vững chắc sẽ cung cấp cho Giám đốc nói riêng và cán bộ quản lý giáo dục nói chung những thơng tin nhiều chiều để có biện pháp xử trí chính xác hơn, hiệu quả hơn.
- Chức năng đánh giá và xử lý cần thiết
Đánh giá là hoạt động đặc biệt nhằm phân tích, xác nhận giá trị thực
trạng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng và hiệu quả cơng việc, trình độ, sự phát triển, những kinh nghiệm được hình thành ở thời điểm hiện tại so với mục tiêu kế hoạch, hay chuẩn mực đã được xác lập. Trên cơ sở đó nêu ra những biện pháp điều chỉnh và uốn nắn đối tượng.
- Chức năng điều chỉnh, kiểm soát, phát hiện và phòng ngừa
Điều chỉnh là đưa ra những quyết định và biện pháp cụ thể cần thiết để kiểm soát những việc làm sai phạm, đờng thời có thể chỉnh sửa kế hoạch hay điều chỉnh chỉ tiêu cho phù hợp, nhằm phát huy nhân tố tích cực và hồn thành kế hoạch. Song không phải là điều chỉnh một cách bừa bãi, chủ quan tuỳ ý, để hồn thành nhiệm vụ một cách hình thức, cịn bên trong chỉ là sự sáo rỗng.
Đây là chức năng số một của kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác quản lý giáo dục kĩ năng sống. Thơng qua đó phát hiện được mặt mạnh, mặt yếu của đối tượng mà có biện pháp phù hợp giúp người quản lý làm tốt công tác
điều hành, định hướng trong chỉ đạo cho cán bộ, giáo viên hoàn thành nhiệm vụ.
- Chức năng động viên, phê phán, uốn nắn, giúp đỡ:
Kiểm tra thường xun, kịp thời, có kế hoạch thì đánh giá mới chính xác, bởi bản thân hoạt động kiểm tra mang tính động viên, uốn nắn hoặc phê phán nên khi được kiểm tra giáo viên và cán bộ quản lý cấp dưới sẽ bộc lộ hết những tài năng phẩm chất của mình.
Thực tế cho thấy trong những năm gần đây công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác quản lý giáo dục kĩ năng sống trong các cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật nói chung và Trung tâm phục hời chức năng trẻ khuyết tật Thụy An, Ba Vì, Hà Nội nói riêng đã và đang cải tiến, những đổi mới tích cực, kết quả đạt được là chất lượng giáo dục, can thiệp được nâng lên rõ rệt. Nhà quản lý (Giám đốc) đã biết biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra, đánh giá của mỗi thành viên, mỗi bộ phận trong cơ quan, đơn vị mình, tạo ra được mơi trường sư phạm lành mạnh, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Bên cạnh đó vẫn cịn khơng ít các trường hợp do làm công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá không đúng, không khoa học, dẫn đến nhiều tình huống tiêu cực trong các cơ sở giáo dục như: đánh giá xếp loại không công bằng, chưa cơng khai, thiên về cảm tính; có những động cơ, mối quan hệ cá nhân xen lẫn vào công việc. Đặc biệt, chất lượng hiệu quả giáo dục kĩ năng sống chưa cao dẫn đến những hệ lụy vô cùng to lớn trong việc trang bị kiến thức, kĩ năng sống nói chung, tác động tiêu cực đến hiệu quả công tác can thiệp cho trẻ khuyết tật.
Vậy để khắc phục được những tờn tại đã nêu ở trên thì cơng tác kiểm tra, đánh giá và giám sát quản lý giáo dục kĩ năng sống trong Trung tâm phục hồi chc năng trẻ khuyết tật Thụy An, Ba Vì, Hà Nội phải khơng ngừng đổi mới cả về hình thức lẫn nội dung cho phù hợp với sự phát triển của giáo dục hiện nay.
Giám đốc cần tiến hành kiểm tra đối với tất cả mọi lĩnh vực, mọi thành tố cấu thành nên hệ thống quản lý trong Trung tâm. Đặc biệt là các thành tố có sự tương tác với nhau theo các quy tắc quản lý kĩ năng bao gồm: kĩ năng sống, kĩ năng tự lập, kĩ năng tiếp nhận, kĩ năng phản hồi…Thực chất công tác quản lý giáo dục kĩ năng sống cho trẻ khuyết tật không chỉ đơn thuần là quản lý về mặt hành chính mà đó cịn là sự bao hàm tổng thể các hoạt động quản lý như: trình độ chuyên môn quản lý - giáo dục, việc thực hiện các quy chế, kết quả các hoạt động sinh hoạt của trẻ, sự phân phối thời gian thực hiện các mặt công tác khác..vv..Cách thức tiến hành cụ thể là:
- Kiểm tra toàn diện một giáo viên:
Trong các cơ sở quản lý giáo dục trẻ khuyết tật, giáo viên là một trong những nhân tố quyết định chất lượng giáo dục kĩ năng sống. Vì thế, kiểm tra tồn diện một giáo viên sẽ góp phần năng cao chất lượng dạy- học và thúc đẩy sự phát triển các hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong và ngoài đơn vị. Kiểm tra toàn diện giáo viên theo 4 nội dung cụ thể như sau:
+ Kiểm tra trình độ chuyên môn- nghiệp vụ:
Nội dung này phải xem xét trên 3 mặt: Trình độ nắm vững kiến thức; trình độ kỹ năng tay nghề (kỹ năng dạy học, kỹ năng giao tiếp, giáo dục...); thái độ nghề (sự yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với nghề), trình độ quản lý. Kiểm tra trình độ chun mơn nghiệp vụ của giáo viên thông qua kiểm tra hoạt dộng dạy học và giáo dục của họ.
Kiểm tra kế hoạch giảng dạy của giáo viên. Kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên.
Kiểm tra khâu chuẩn bị lên lớp của giáo viên: Kiểm tra giáo án, sự chuẩn bị đồ dùng dạy học phục vụ giờ lên lớp. Hiệu trưởng có thể tiến hành kiểm tra bằng các hình thức sau:
Kiểm tra thơng qua trưởng phó phịng giáo dục chuyên biệt, tổ trưởng chuyên môn.
Kiểm tra việc giảng bài trên lớp của giáo viên theo quy trình năm bước:
Bước 1: Dự giờ dưới nhiều hình thức: Dự giờ có báo trước, dự giờ
không báo trước, dự các lớp song, dự theo chuyên đề, dự liên tục một giáo viên ở cả buổi học. Từ các hình thức kiểm tra có thể vận dụng cho các nhóm đối tượng theo một các thích hợp nhất để phát huy tính tích cực của từng giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt là chất lượng công tác giáo dục kĩ năng sống.
+ Đối với giáo viên có trình độ, chun mơn vững vàng, có tinh thần trách. nhiệm có thể sử dụng các hình thức kiểm tra xen kẽ như: Dự giờ báo trước, dự giờ theo chuyên đề, dự giờ song song.
Kiểm tra báo trước, kiểm tra chuyên đề thì ban kiểm tra phải thơng báo rộng rãi trong Hội đồng để các cán bộ, giáo viên khác có thể sắp xếp thời gian cùng dự giờ để học tập.
Kiểm tra không báo trước, kiểm tra song song giúp Giám đốc thu nhận thơng tin trên mặt bằng bình thường để góp ý giúp người dạy phát huy những ưu điểm và khắc phục kịp thời những hạn chế nhất là hiệu quả kĩ năng sống của trẻ.
Đối với giáo viên có trình độ chuyên môn yếu kém chủ yếu là kết hợp hai hình thức dự giờ báo trước và khơng báo trước.
Bước 2: Phân tích sư phạm bài lên lớp đã dự:
Kiểm tra việc xác định mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp dạy học và giáo dục, hoạt động sư phạm của thày, hoạt động của trẻ và việc sử dụng kĩ năng mềm trong giờ dạy. Đặc biệt là kiểm tra mối quan hệ tương tác giữa mục đích - nội dung- phương pháp giáo dục.
Bước 3: Đánh giá kểt quả bài học: Giáo viên tự đánh giá, Giám đốc
đến ba mặt: kiến thức, kỹ năng, thái độ và kết quả các hoạt động sống của trẻ trực tiếp tại Trung tâm.
Bước 4: Kiểm tra kết quả nhận thức của học sinh, các kĩ năng được hình thành và cuảng cố sau giờ lên lớp để khẳng địmh nhận xét đánh giá của Giám đốc.
Bước 5: Giám đốc nêu kết kuận cuối cùng, ghi biên bản kiểm tra, lưu vào hồ sơ.
Sau tiết dạy Giám đốc nên cho giáo viên tự đánh giá kết quả tiết dạy của mình so với giáo án và ý tưởng của mình đã chuẩn bị. Sau đó Giám đốc rút kinh nghiệm chỉ rõ những ưu, khuyết điểm của giờ dạy để giáo viên sửa chữa khuyết điểm và phát huy ưu diểm.
- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, ý thức trách nhiệm + Kiểm tra kế hoạch: Kế hoạch cá nhân, kế hoạch công tác giáo dục chuyên biệt của năm, tháng, tuần. Xem kế hoạch giáo dục kĩ năng sống có phù hợp với kế hoạch cơng tác giáo dục của Phịng giáo dục và của Trung tâm hay không.
+ Kiểm tra việc thực hiện chương trình giảng dạy, giáo dục, không được cắt xén chương trình đã được phê duyệt hoặc tuỳ tiện thay các bài dạy mà chương trình khơng cho phép.
+ Kiểm tra giáo án của giáo viên: Kiểm tra xem giáo viên soạn giáo án có đúng với quy định hay khơng? (tức là soạn trước một tuần, ghi ngày soạn ngày giảng, các bước lên lớp phải theo đúng trình tự...). Nội dung kiến thức đúng, đủ, đảm bảo truyền thụ kiến thức cơ bản cho học sinh và phù hợp với từng đối tượng trẻ không?
+ Kiểm tra bài soạn của giáo viên có đúng với lịch báo giảng khơng? Giáo án trình bày sạch sẽ khoa học chưa? Có thể hiện việc đổi mới phương pháp không?...
+ Kiểm tra việc sử dụng đồ dùng và các thiết bị dạy học của giáo viên: Để đổi mới phương pháp dạy học, trong q trình dạy học địi hỏi người giáo
viên phải thực hiện việc sử dụng thiết bị dạy học. Trong công tác can thiệp và trang bị kĩ năng sống cho trẻ khuyết tật thì việc sử dụng hiệu quả phù hợp các trang thiết bị dạy học là một yêu cầu rất quan trọng. Giám đốc hoặc cán bộ Phòng giáo dục kiểm tra việc sử dụng đờ dùng của giáo viên thơng qua hình thức dự giờ đột xuất xem bài giảng hơm đó cần sử dụng đồ dùng nào, việc vận dụng từng loại đồ chơI áp dụng đối với từng đối tượng trẻ có phù hợp không.
- Kiểm tra kết quả hoạt động kĩ năng sống của học sinh
Muốn đánh giá một cách đấy đủ và đúng đắn chất lượng hoạt động giáo dục của giáo viên, cơ bản phải đánh giá kết quả giảng dạy của họ thông qua việc kiểm tra khả năng thực tế, kỹ năng thực hành, kĩ năng tự lập, sự phát triển trí tuệ. Nghĩa là thơng qua học sinh để đánh giá giáo viên. Muốn kiểm tra được các mặt trên chúng ta tiến hành kiểm tra theo hình thức sau:
+ Khảo sát chất lượng học sinh: khảo sát chất lượng vào đầu năm học hoặc khi xét tuyển và giao chỉ tiêu cho giáo viên, kiểm tra thường xuyên mỗi tháng một lần.
+ Kiểm tra thống kê kết quả kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra cuối kỳ, cả năm của học sinh.
+ Kiểm tra kế hoạch giảng dạy của giáo viên, kết hợp với tự kiểm điểm của giáo viên, dư luận xã hội và nhận xét đánh giá của tập thể giáo viên, tổ nhóm chun mơn. Đờng thời thông qua phản ánh trao đổi với phụ huynh để nắm kết quả hoạt động giảng dạy.
- Kiểm tra việc tham gia công tác khác của giáo viên
Ngoài việc trang bị kĩ năng sống, mỗi giáo viên còn phải tham gia các hoạt động giáo dục chuyên môn cũng như hoạt động khác trong Trung tâm. Vì vậy, để đánh giá vấn đề này đúng thực chất thì Giám đốc phải kết hợp với Cán bộ phụ trách phòng giáo dục, phịng hành chính, cơng đồn, đồn thanh niên...để kiểm tra.
- Kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên: Giám đốc phải tiến
hành tập hợp toàn bộ các số liệu theo dõi thi đua của các tổ chức như cơng đồn, Đồn thanh niên, Hội phụ nữ để đánh giá toàn diện các mặt hoạt động chủ nhiệm lớp. Đánh giá chính xác sự tiến bộ của trẻ gắn vowsi kết quả hoàn thành nhiệm vụ chung của giáo viên cũng như cán bộ quản lý.
- Kiểm tra việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong cơng tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua kiểm tra việc phản ánh, đánh giá kết quả trang bị kiến thức, kĩ năng cho học sinh.
- Giám đốc kiểm tra hoạt động sư phạm, hoạt động quản lý của tổ, nhóm chun mơn giáo viên:
Giám đốc kiểm tra các nội dung sau: