3.1. Một số nguyên tắc xây dựng các biện pháp
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Nội dung : Nguyên tắc này đòi hỏi nhà giáo dục khi lựa chọn nội dung, phương pháp , phương tiện , hình thức tổ chức quản lí phải tính đến
những đặc điểm sinh lý , tâm lý ở từng lứa tuổi của từng dạng khuyết tật , nghĩa là phải chú ý đến khả năng và nhu cầu của từng cá nhân học sinh
khuyết tâ ̣t . Đồng thời cũng phải chú ý đến nhu cầu, động cơ, nguyện vọng, vốn kinh nghiệm, trình độ được giáo dục, sự trưởng thành về mặt xã hội, trình độ phát triển của chủ thể và khách thể . Các biện pháp quản lí giáo dục phải được áp dụng tùy thuộc vào đối tượng , cấp quản lí để xác định cho phù hợp. Vận dụng lý luận quản lí phải có cơ sở khoa học , khơng máy móc, phải lấy yêu cầu của thực tiễn để xác định nội dung quản lí . Xây dựng các nguyên tắc quản lí phải phù hợp với đă ̣c điểm tình hình của đơn vi ̣ và yêu cầu của xã hô ̣i .
Quản lí giáo dục kỹ năng sống phải nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ , đặc biệt là việc trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho ho ̣c sinh khuyết tâ ̣t nói chung và từng dạng khuyết tật nói riêng .
Biê ̣n pháp thực hiê ̣n :
Tích cực nghiên cứu bổ sung lý luận quản lý cho phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn, nhiệm vụ quản lý. Luôn quán triệt tốt phương châm “cơ bản , thiết thực , hiệu quả , chống cách quản lý chung chung , xuôi chiều , lý luận suông , coi nhẹ hoạt động thực tiễn .
Nhà quản lý giáo dục phải nắm chắc đặc điểm của từng đối tượng
quản lý, từng nội dung quản lý và những điều kiện khách quan, chủ quan cụ thể.
Tiến hành giáo dục thường xuyên liên tục thông qua các hoạt động hàng ngày, thông qua tập thể, thông qua hoạt động thực tiễn. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp giáo dục phù hợp.