Nguyên nhân dẫn đến học sinh có hành vi vi phạm đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh của trường trung học phổ thông yên viên gia lâm hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 61 - 83)

ở trƣờng THPT Yên Viên

Qua bảng và biểu đồ tập hợp ý kiến thì có 93,92% ý kiến cho là do thiếu sự quan tâm của gia đình nên dẫn đến hành vi vi phạm đạo đức của học sinh. 83,11% ý kiến do tác động của bạn bè là nguyên nhân tác động đến hành vi vi phạm đạo đức của học sinh. Có 6,08% ý kiến cho là nhà trường giáo dục chưa tốt nên dẫn đến hành vi vi phạm đạo đức của học sinh thì đây cũng là vấn đề vấn đề nhà trường nên suy nghĩ. Có lẽ sự quản lý thiếu chặt chẽ của nhà trường và việc ít quan tâm đến giáo dục đạo đức một số giáo viên là nguyên nhân dẫn đến việc giáo dục đạo đức chưa đạt kết quả mong muốn.

Mặt khác tác động tiêu cực của kinh tế thị trường cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc giáo dục đạo đức học sinh THPT. Sự chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, những biến đổi của xã hội trên mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội đã tác động vào ngóc ngách của cuộc sống, của nhà trường và giáo dục. Hình thành nếp xấu như lối sống thực dụng, coi trọng vật

chất, xóa bỏ những giá trị tinh thần… chính tác động của kinh tế thị trường, sự phát triển công nghệ đã chi phối các nguyên nhân khác ví dụ Sự phát triển của khoa học cơng nghệ: điện thoại, internet, games… có 48,65% ý kiến đồng ý là nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm về đạo đức của học sinh.

Mặt khác nơi này, nơi khác sự điều hành của Pháp luật chưa nghiêm, hoạt động tham nhũng, chạy chức, quyền, chạy bằng, chạy điểm… cũng tác động ảnh hưởng xấu đến giáo dục, làm giảm ý chí động cơ vươn lên trong tu dưỡng, rèn luyện của học sinh điều này thể hiện thông qua phiếu hỏi về nội dung định kiến của xã hội có 10,81 ý kiến đồng ý nội dung này có sự ảnh hưởng đến hành vi vi phạm đạo đức của học sinh. Cũng do ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường, sự quan tâm đến giáo dục chưa đầy đủ, người ta chú ý đến lợi nhuận trước mắt, xao nhãng cái lợi lâu dài của sự nghiệp “trồng người”, các tổ chức, các đơn vị kinh tế ít quan tâm đến giáo dục, chưa có giải pháp phối hợp toàn xã hội.

Đa số những học sinh yếu kém về đạo đức là những học sinh thiếu ư thức rèn luyện. Từ việc học yếu rồi chán học, không cố gắng vươn lên, dẫn đến những hành vi sai lệch như trong lớp không ghi chép, thiếu trung thực khi làm bài kiểm tra. ngủ gật, mất trật tự, đọc truyện, vẽ nghịch ra bàn ghế. bỏ giờ, trốn học...

Qua thực tế cho thấy phần lớn học sinh vi phạm đạo đức, bị thày cô nhắc nhở thường không nhận lỗi, hay cãi lại, nói dối, khơng trung thực, có lời nói thiếu lễ độ, thiếu tơn trọng thày cơ, có hành vi vơ lễ.

Cá tính của những học sinh trên thường hiếu động song khơng chịu khó rèn luyện nên ham chơi, lười học, mải chơi điện tử, bi-a, ngồi cả buổi để “chat”… Nếu các em biết hướng sự say mê vào việc học hành và tự rèn luyện thì sẽ trở thành trị giỏi con ngoan.

Bên cạnh đó các em còn thiếu ý thức trách nhiệm. Từ chỗ học sinh ít ham hiểu về đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, hiểu biết về pháp luật

người, xã hội, né tránh nghĩa vụ, nên những học sinh này thường xuyên vi phạm nội quy của trường lớp, vi phạm quy tắc sống ở gia đình, xã hội.

Lịng tự trọng của các học sinh này quá thấp, không thực hiện lời hứa. Hơn nữa là các em không nhận thức được tác hại của những hành vi xấu của mình để ảnh hưởng tới bố mẹ, gia đình, tới thày, cơ giáo và nhà trường.

Những học sinh yếu kém về đạo đức thường xuyên lấy sự dối trá để che dấu những hành vi vi phạm khuyết điểm của mình.

Tâm lý tuổi học sinh THPT là các em muốn được tôn trọng, muốn được thể hiện, tỏ ra mình khơng cịn là trẻ con, mà đã là người lớn… Các em cũng rất hiếu kỳ, ham tìm tịi, nhạy bén với cái mới và đối với học sinh nam còn pha một chút “sĩ diện”, nếu những đặc điểm đó được định hướng và có sự điều chỉnh kịp thời thì các em sẽ vươn tới những hành vi tốt đẹp, song nếu không định hướng đúng sẽ làm cho học sinh rất dễ bị kích động, lơi kéo vào con đường xấu hoặc dễ “nổi máu anh hùng” gây gổ đánh nhau.

Thực tế cho thấy khi xử lý những học sinh vi phạm đạo đức, thì đa số là học sinh nam và một số là học sinh nữ. Sự vi phạm về hành vi đạo đức của học sinh nữ cũng rất phức tạp ngoài việc lười học, bỏ giờ…cịn có biểu hiện bạn bè rủ nhau đi chơi và biểu hiện yêu đương, phân chia bè phái giữa nhóm này với nhóm khác, thậm chí dẫn đến mâu thuẫn, xích mích, đánh nhau.

Từ một số nguyên nhân trên đòi hỏi nhà trường cần phải tăng cường các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh nhằm giúp học sinh có động cơ học tập đúng đắn, thường xuyên chú ý rèn luyện đạo đức, nâng cao chất lượng học tập văn hóa, tích cực tham gia các hoạt động xã hội để trở thành người thanh niên phát triển tồn diện, góp phần xây dựng đất nước vững mạnh trong thời đại cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập tồn cầu.

Tiểu kết chƣơng 2

Cơng tác GDĐĐ cho học sinh ở trường THPT Yên Viên huyện Gia Lâm - TP Hà Nội đã đạt được những thành tích đáng kể, cán bộ quản lý và đội ngũ cán bộ giáo viên luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt các hoạt động GD trong nhà trường. Chỉ đạo, dẫn dắt nhà trường theo đúng quy trình quản lý. Chính vì vậy phần lớn là số học sinh ngoan, có ý thức tu dưỡng đạo đức, chăm chỉ học tập. Tuy nhiên vẫn còn những trường hợp học sinh vi phạm đạo đức ngày càng nhiều. Thực trạng nhận thức và các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức còn nhiều bất cập chưa thiết thực và khả thi. Để khắc phục vấn đề này, địi hỏi cán bộ làm cơng tác quản lý phải tìm tịi nghiên cứu tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh làm giảm hẳn tình trạng học sinh yếu kếm về đạo đức. Đó là nội dung tác giả diễn giải cụ thể ở chương 3.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA NHÀ TRƢỜNG NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH

Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG YÊN VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1. Nguyên tắc để xác định biện pháp

3.1.1. Ngun tắc tính kế thừa

Cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh là một quá trình lâu dài, được thực hiện thường xuyên và liên tục. Do đó người quản lý cần phải thường xuyên xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức để đạt được mục tiêu đề ra. Các biện pháp được xây dựng thường dựa vào kinh nghiệm quản lý, từ những ưu điểm của các biện pháp đã và đang thực hiện hoặc được tiếp thu kinh nghiệm quản lý của người khác ... mà đúc kết thành.

Thực tế cho thấy trong quá trình đề xuất các biện pháp quản lý nói chung và trong quản lý giáo dục đạo đức nói riêng người quản lý không bao giờ thay đổi toŕn bộ các biện pháp cũ trýớc đó bằng các biện pháp hoŕn toŕn mới mŕ phải có těnh kế thừa có chọn lọc các biện pháp vẫn cňn phů hợp trong hiện tại. Chính vě vậy nguyęn tắc đầu tiên để lựa chọn biện pháp là phải đảm bảo tính kế thừa. Khi vận dụng tính kế thừa vào việc xây dựng các biện pháp nó sẽ làm cho các hoạt động của đơn vị ít bị xáo trộn hoặc thay đổi hồn tồn.

3.1.2. Ngun tắc tính khả thi

Một biện pháp có thể thực hiện trong thực tiễn thì phải có tính khả thi. Tính khả thi được hiểu là có thể vận dụng và thực hiện được trong thực tế. Đối với trường học tính khả thi của các biện pháp cịn thể hiện tính vừa sức với các lực lượng giáo dục, phù hợp với thời gian, với đạo đức, văn hóa xã hội của địa phương ...

Chúng ta biết rằng công tác giáo dục đạo đức học sinh THPT là nhiệm vụ rất quan trọng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: năng lực quả lý, năng lực chuyên môn của giáo viên, nguồn lực tài chính và cơ sở vạt chất để tiến hành các hoạt động ... Do đó nếu biện pháp khơng phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, khơng mang tính khả thi thì biện pháp đó khơng thể thực hiện được.

3.1.3. Nguyên tắc tính thực tiễn

Mỗi biện pháp đưa ra chúng ta đều phải tính đến yếu tố phù hợp với điều kiện hoàn cảnh hiện hay hay không. Một biện pháp dù hay đến mấy nhưng khơng phù hợp với hồn cảnh, tình hình thực tiễn thì mãi mãi cũng chỉ tồn tại dưới dạng lý thuyết mà thơi. Điều này có thể hiểu là các biện pháp đưa ra phải phù hợp với điều kiện hồn cảnh cụ thể, có thế thực hiện được và đem lại hiệu quả quản lý.

Trong trường học để đảm bảo tính thực tiễn khi đề ra biện pháp cần phải xem sét cụ thể điều kiện thực tế của nhà trường: về cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên, học sinh, về đạo đức, văn hóa – xã hội ở địa phương, về khả năng quản lý ... có như vậy biện pháp mới co tính khả thi cao.

3.1.4. Nguyên tắc tính hiệu quả

Trong cơng tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh tính hiệu quả của các biện pháp quản lý là rất cần thiết. Đây là căn cứ để người quản lý xem xét có thể tiếp tục thực hiện biện pháp đó hay là phải điều chỉnh hoặc thay thế cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.

Tóm lại để cơng tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh cho học sinh THPT mang lại hiệu quả đáp ứng đýợc mục tięu giáo dục đã đề ra đòi hỏi phải có một số biện pháp cần thiết. Các biện pháp này được xây dựng một cách phù hợp và có tính khả thi, được căn cứ vào thực tiễn và có kế thừa một cách trọn lọc các biện pháp trước đó. Tuy nhiên khơng có biện pháp nào là vạn năng, chỉ khi vận dụng một cách đồng bộ hoặc kết hợp các biện pháp trong từng điều kiện, hoàn cảnh phù hợp thì việc thực hiện các biện pháp mới có hiệu quả cao.

3.2. Một số biện pháp chủ yếu

3.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các thành viên, tổ chức trong nhà trường đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh nhà trường đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Năng lực nhận thức về giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh có vai trị quan trọng, là sự khởi đầu cho những hoạt động đạt hiệu quả cao trong công tác này. Thời gian qua, nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh về đạo đức, giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức có bước chuyển biến đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Do đó, trong giai đoạn mới cần nâng cao hơn nữa năng lực nhận thức, tăng cường hơn nữa ý thức, trách nhiệm, nhiệt huyết của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức, cũng như trong hành động giáo dục, đồng tâm hợp lực tạo sức mạnh thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của học sinh. Đối với học sinh, việc nâng cao năng lực nhận thức, củng cố và phát huy khả năng tự ý thức, tự giáo dục sẽ góp phần giúp các em chủ động, tự giác, tích cực vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức. Đối với cha mẹ phụ huynh học sinh, việc nâng cao nhận thức về giáo dục đạo đức hết sức cần thiết. Nếu họ nhận thức được đúng đắn về công tác này, sẽ tạo điều kiện cho con em mình về thời gian, vật chất… và hơn thế nữa là sự kết hợp, đồng tâm, thống nhất với những phương pháp, nội dung, hình thức để cùng nhà trường giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Tuyên truyền, quán triệt các loại văn kiện của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục về giáo dục đạo đức cho học sinh.

Triển khai các văn bản của cấp trên một cách đầy đủ, kịp thời, cụ thể sao cho trong toàn thể cán bộ giáo viên quán triệt một cách sâu sắc, khắc phục tình trạng triển khai qua loa, chiếu lệ.

Hội thảo chuyên đề về giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức học sinh theo định kỳ tùy theo đơn vị nhưng ít nhất 2 lần một năm học. Muốn tổ

chức hội thảo tốt, cán bộ quản lý phải có kế hoạch chu đáo: thời gian, nội dung, phân công nhân sự nghiên cứu để viết tham luận, phải có hệ thống câu hỏi mở để cùng thảo luận, bàn bạc, tranh luận, chuẩn bị CSVC- tài chính…Nên mời các lực lượng ngồi nhà trường như: cơng an, các cơ quan đồn thể… có liên quan cùng dự. Nội dung, chuyên đề hội thảo phải thiết thực, giải quyết những vấn đề yếu kém, bức xúc về đạo đức ở đơn vị, địa phương làm sáng tỏ vai trị, vị trí của các lực lượng và sự phối hợp giữa các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức họ sinh. Cuối buổi hội thảo phải có kết luận thống nhất về nội dung, đề ra cho được các hình thức, biện pháp thích hợp để giáo dục và quản lý giáo dục đạo đức học sinh.

Tổ chức tham quan, giao lưu, học tập kinh nghiệm ở những đơn vị trong và ngoài địa bàn quận đạt thành tích tốt trong cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Lưu ý, phải có quan điểm cụ thể trong vấn đề học tập, vận dụng sao cho phù hợp với thực tiễn đạo đức học sinh ở đơn vị mình, tránh vận dụng kinh nghiệm một cách máy móc.

3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp

Tất cả Đảng viên phải nghiên cứu học tập, quán triệt nghiêm túc các nghị quyết chỉ thị của các cấp. Từ việc nghiên cứu, học tập cho đến việc thực hiện, giao cho chính quyền tổ chức tốt việc thực hiện nghị quyết của chi bộ Đảng về giáo dục toàn diện cho học sinh, coi trọng giáo dục đạo đức vì đạo đức là cái gốc của con người, hỏng đạo đức là hỏng cả nền tảng xã hội.

Việc phân công, giao việc cụ thể, quy định rõ trách nhiệm đến từng tổ công tác, từng cán bộ giáo viên và học sinh các lớp. Để tổ chức Đảng, Đảng viên thực sự có uy tín trong nhà trường địi hỏi mỗi Đảng viên phải luôn trau dồi phẩm chất đạo đức, gương mẫu trong mọi lúc mọi nơi, đi đầu trong các phong trào của trường. Các đồng chí phụ trách các đồn thể phải có kế hoạch triển khai các hoạt động một cách cụ thể, đúng hướng, thiết thực, mang ý nghĩa giáo dục, chú ý xây dựng được mục đích trọng tâm của hoạt động để có hình

thức phù hợp, tránh những điều bất lợi xảy ra làm ảnh hưởng đến mục đích chính của hoạt động, thậm chí dẫn đến kết quả phản tác dụng giáo dục đạo đức.

3.2.2. Đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Trong trường học, hiệu trưởng là người lãnh đạo, điều khiển thống nhất các hoạt động. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm, có quyền và nghĩa vụ trước nhà nước về các hoạt động của nhà trường nơi mình quản lý, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đã được luật giáo dục quy định.

Từ việc nhận thức mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh coi trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh của trường trung học phổ thông yên viên gia lâm hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 61 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)