Phân tích nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tận dụng lợi thế của phương pháp đọc sáng tạo trong dạy học các tác phẩm thơ mới ở lớp 11, ban cơ bản, trung học phổ thông (Trang 60)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3. Phân tích nguyên nhân

Chất lƣợng, hiệu quả giảng dạy các tiết học Thơ mới chƣa cao do một số nguyên nhân dƣới đây:

Kinh tế, xã hội, văn hóa, tƣ tƣởng, giáo dục của Việt Nam trong những năm gần đây có nhiều thay đổi đặc biệt trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Xu hƣớng học các ngành nhƣ tin học, điện tử, ngoại ngữ, ngân hàng… càng ngày càng khiến cho các môn khối A, B đƣợc ƣa chuộng và các mơn khối C bị lép vế trong đó có mơn Văn. Xu hƣớng này càng ngày càng đƣợc nhiều bậc cha mẹ quan tâm, có khi bắt buộc con mình theo học vì có nhƣ vậy mới có thể dễ kiếm đƣợc việc khi ra trƣờng, có nhiều cơ hội kiếm nhiều tiền để trang trải trong cuộc sống.

Một nguyên nhân khác khiến cho học sinh không hứng thú với môn Văn là do việc dạy văn trong nhà trƣờng không gây đƣợc hứng thú. Theo nhƣ điều tra của chúng tơi thì ngun nhân khiến các em (đã nhận thức đƣợc sự bổ ích của mơn học) không hứng thú với các tiết học văn là do thầy cô giảng bài quá nhàm chán, khơ cứng, nhạt nhẽo thậm chí khiến học sinh buồn ngủ hoặc mang sách các môn học khác ra học, làm bài tập toán, hóa, sinh…

Nguyên nhân khác nữa là ở lứa tuổi trung học phổ thơng, các em có quá nhiều cái mới lạ để tiếp nhận thông qua các kênh truyền thông, nhiều hoạt động trong cuộc sống hàng ngày chi phối. Các em đang trong giai đoạn phát triển mạnh nhất về tâm sinh lí, đang học làm ngƣời lớn, đang tự mình bƣớc chập chững thoát khỏi vịng tay của cha mẹ, tự mình tìm hƣớng đi cho mình và tự hoàn thiện nhân cách. Chính tuổi trẻ sơi động, thích cái gì đó ngắn gọn và thú vị nên môn văn với lối dạy dài dịng, tẻ nhạt, buồn chán sẽ khơng gây hứng thú với các em là điều dễ hiểu.

Đối với các tác phẩm Thơ mới, dựa vào đặc trƣng của thơ, Thơ mới, chúng ta thấy rằng, các tác phẩm Thơ mới sẽ dễ đƣợc học sinh tiếp nhận, cảm xúc hơn là các tác phẩm khác bởi vì thơ chính là tiếng nói tình cảm, tiếng nói sâu thẳm trong tim mỗi con ngƣời dù ở lứa tuổi nào. Thơ mang trong mình sứ mệnh giúp con ngƣời bày tỏ cảm xúc, nói đƣợc những điều sâu kín, giúp

chàng trai tỏ tình cùng cô gái, giúp những ngƣời yêu nhau thấu hiểu nhau hơn. Có lẽ vì vậy mà ngƣời ta có thể bình thơ, ngâm thơ, vận thơ, bói thơ… Tuy nhiên, Thơ mới mang trong mình một ý thức hệ. Chính cái ý thức hệ của Thơ mới khiến chúng khó tiếp nhận đối với các em học sinh đang tuổi ăn tuổi chơi, vô lo vô nghĩ. Bản thân cảm nhận sâu sắc một bài thơ đã khó huống hồ phải đặt mình trong khơng gian, thời gian nghệ thuật của Thơ mới để cảm nhận rõ tƣ tƣởng, chủ đề, ý thức hệ trong đó để đồng cảm với nhà thơ, để phát hiện ra cái đẹp tiềm ẩn của mỗi câu mỗi chữ.

Một nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiệu quả các giờ dạy học các tác phẩm Thơ mới không cao là do giáo viên chƣa sử dụng đúng phƣơng pháp giảng dạy. Đối với thơ nói chung và Thơ mới nói riêng, giọng điệu đƣợc chảy trong một trƣờng nhìn, là một thành tố khơng thể thiếu đƣợc trong xây dựng và triển khai tƣ tƣởng, cảm xúc của nhà thơ. Khác với các tác phẩm văn xi, có thể phân tích, khám phá nó một cách minh bạch, kĩ lƣỡng thì thơ lại là những dịng chảy của cảm xúc, những nhát cắt tâm trạng. Nhịp thở cuộc sống với nhiều cung bậc sắc thái hiện hữu trong thơ nhờ giọng điệu. Thơ mới thể hiện những cách tân táo bạo, những tìm tịi khám phá, những đột phá trong phong cách, cả những dòng cảm xúc cá nhân trƣớc đây bị kìm kẹp, bị bó buộc nay bỗng chảy tràn ra trên trang giấy. Không thể dùng cách dạy truyện ngắn, tiểu thuyết vào dạy thơ. Chính vì khơng tìm đƣợc phƣơng pháp dạy học phù hợp với đặc trƣng của Thơ mới nên hiệu quả giảng dạy, chất lƣợng học tập còn thấp.

Nguyên nhân thứ nữa là giáo viên chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc đọc sáng tạo trong dạy học các tác phẩm Thơ mới. Từ trƣớc tới này, với lối dạy truyền thống, giáo viên chỉ gọi học sinh đọc bài, đọc thế nào cũng đƣợc, sau đó giáo viên đọc rồi hƣớng dẫn học sinh cách chia bố cục, tìm chủ đề tƣ tƣởng của bài thơ sau đó đi phân tích các ý. Học sinh đƣợc đọc tác phẩm

nhƣng muốn hiểu tác phẩm đó sâu sắc thì phải do thầy giảng giải tƣờng tận. Đọc văn lúc này chỉ nhƣ một thao tác làm mới bầu khơng khí, gây ấn tƣợng mà thơi chứ khơng phải dùng đọc nhƣ một biện pháp chủ công để học sinh cảm thụ tác phẩm. Nhƣng giáo dục hiện nay địi hỏi giáo viên khơng phải là ngƣời đi trút kiến thức vào học sinh nhƣ thế mà phải tổ chức hoạt động cho học sinh tự tìm hiểu, tự cảm thụ tác phẩm, tự chiếm lĩnh lấy tác phẩm. Lịch sử đã chứng minh thất bại của đọc sáng tạo khi không trở thành hoạt động học tập của học sinh. Năm 1986, chúng ta đã từng tung hơ phƣơng pháp đọc sáng tạo, có rất nhiều sáng kiến kinh nghiệm, những cuộc vận động đổi mới dạy học theo phƣơng pháp sáng tạo, lấy học sinh làm chủ thể, phát huy tính tích cực của học sinh trong môn học nhƣng rồi lại đi vào quên lãng sau 10 năm thực hiện. Bản thân đọc sáng tạo là một phƣơng pháp dạy học khoa học, phù hợp với đặc trƣng mơn học nhƣng nó khơng đƣợc áp dụng một cách hiệu quả vì áp dụng sai đối tƣợng.

Một nguyên nhân khiến cho phƣơng pháp đọc sáng tạo không đƣợc áp dụng vào dạy học Thơ mới mặc dù lí thuyết chứng minh rằng, nó hoàn toàn phù hợp với đặc trƣng bộ mơn là do giáo viên cịn loay hoay, không biết ứng dụng chúng nhƣ thế nào trong công tác giảng dạy của mình. Giáo viên chỉ đƣợc đọc lí thuyết mà chƣa có một khâu hƣớng dẫn kĩ lƣỡng và có quy trình ứng dụng đồng bộ phƣơng pháp đọc sáng tạo vào dạy học từng tác phẩm.

Giữa những cái khó bủa vây xung quanh, thực tế dạy học đòi hỏi giáo viên và học sinh nỗ lực khơng ngừng trong việc tìm tịi một phƣơng pháp dạy học phù hợp với đặc trƣng bộ môn, với đặc điểm của học sinh. Phƣơng pháp ấy phải khẳng định đƣợc vai trị của nó trong việc khẳng định hoạt động học tập của học sinh mới là trung tâm và giáo viên là ngƣời định hƣớng cho học sinh, chỉ cách để học sinh tự vận hành chính bản thân mình. Chúng ta khơng thể nhồi sọ, khơng thể nói em học sinh đó phải thích cái này, phải yêu cái kia,

phải ghét con ngƣời nọ mà chỉ đƣa ra những dữ liệu chứng minh cái này đáng yêu, cái kia đáng ghét để tự học sinh quyết định, tự hoàn thiện nhân cách để từ đó tự lớn, tự trƣởng thành. Chỉ khi nào biến động cơ bên ngoài thành động cơ bên trong của việc học Văn thì giáo viên mới là ngƣời thành cơng.

2.4. Giải pháp tận dụng lợi thế của phƣơng pháp đọc sáng tạo trong dạy học Thơ mới

2.4.1. Tính cấp thiết của việc phải tận dụng lợi thế của phương pháp đọc sáng tạo trong dạy học các tác phẩm Thơ mới

Nếu trƣớc đây, học sinh đọc văn, nhờ thầy cô hƣớng dẫn, giảng giải mới có thể hiểu đƣợc những nghĩa tiềm ẩn của nội dung và những hình thức độc đáo của nghệ thuật của mỗi tác phẩm thì đến nay, học sinh phải đọc văn và tự cảm, tự hiểu, tự nhận thức đƣợc giá trị của tác phẩm đó. Có điều này là vì, lí luận dạy học đề cao tính tích cực, chủ động của học sinh trên con đƣờng chiếm lĩnh tri thức.

Đối với các tác phẩm Thơ mới, một thời đại văn học với những thành công rực rỡ về mặt nghệ thuật, cụ thể là những cách tân táo bạo ngơn từ, thể thơ, hình thức biểu đạt cảm xúc, hình tƣợng thơ, tứ thơ… học sinh khó có thể tiếp nhận. Do có khoảng cách về thời gian, ý thức hệ, đặc biệt là phong trào Thơ mới chứa đựng trong nó nhiều sự bùng nổ cá tính cá nhân, cá tính sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ. Ở đó, có thể tìm thấy những hồn thơ, những tứ thơ mới lạ, những câu từ đọc lên khó hiểu. Nhƣng Thơ mới cũng đề cao cảm xúc, cảm xúc chính là chìa khóa để học sinh thâm nhập vào địa hạt Thơ mới. Giọng điệu cảm xúc làm nên thơ, đọc thơ phải có cảm xúc, không phát hiện ra đƣợc cái giọng điệu cảm xúc của tác giả thì khó có thể cảm và hiểu đƣợc bài thơ đó. Chính điều này khiến cho Thơ mới không thể dạy theo kiểu chẻ câu nhấn ý, phân tích từng ý một, đi theo trình tự giống nhƣ khi giảng dạy một tác phẩm văn xuôi. Đôi khi, chỉ cần bắt đƣợc cái mạch cảm xúc của tác giả ở một

câu thơ, một chữ thơ thơi cũng có thể dạy đƣợc cả bài, giúp học sinh hịa mình vào khơng khí của tác phẩm. Học sinh sẽ không cảm và hiểu đƣợc giá trị của tác phẩm nếu các em khơng thích nó, khơng có xúc cảm với nó.

Điều kì diệu mà phƣơng pháp đọc sáng tạo có thể mang lại cho học sinh chính là cảm nhận trực tiếp tác phẩm, cảm xúc với tác phẩm để yêu mến tác phẩm, từ đó có thể hiểu và cảm tác phẩm, phát hiện ra giá trị của tác phẩm văn học đặc biệt là các áng Thơ mới.

2.4.1.1. Tận dụng lợi thế của phương pháp đọc sáng tạo trong dạy học các tác phẩm Thơ mới sẽ nâng cao hiệu quả dạy học các tác phẩm Thơ mới

Khi học sinh đứng trƣớc một tác phẩm Thơ mới, sẽ có 3 trƣờng hợp xảy ra trong tiếp nhận:

- Khơng phát hiện đƣợc gì. Tác phẩm nhƣ là sự đánh đố với học sinh. - Nêu lên ý nghĩa mà không trùng với ý nghĩa đích thực của tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm

- Phát hiện ý nghĩa của tác phẩm thông qua việc giải mã văn bản dƣới những hàm ẩn, biểu tƣợng, tu từ, giọng điệu…

Nếu học sinh làm đƣợc điều thứ 3 là phát hiện đƣợc ý nghĩa của tác phẩm thông qua việc giải mã văn bản dƣới những hàm ẩn, biểu tƣợng, tu từ, giọng điệu thì học sinh và giáo viên đã đạt đƣợc mục tiêu mơn học, từ đó sẽ đánh giá đƣợc hiệu quả giảng dạy và chất lƣợng học tập.

Nhƣ vậy, có thể thấy hiệu quả của việc giảng dạy và chất lƣợng học tập của học sinh đƣợc đánh giá ở mức độ hiểu và cảm đƣợc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đối với các trƣờng trung học phổ thơng thì việc đánh giá hiệu quả giảng dạy và chất lƣợng học tập của học sinh thơng qua các kì kiểm tra, thi cử. Điểm số, các thành tích trong thi cử thể hiện đƣợc phần nào chất lƣợng học tập của học sinh ở mơn học đó. Các tác phẩm Thơ mới trong chƣơng trình trung học phổ thơng luôn đƣợc chú trọng và xuất hiện

nhiều trong các đề thi, các đề kiểm tra, ngay cả kì thi đại học. Chính điều này khiến cho giáo viên dạy học sinh chủ yếu là để đi thi đạt điểm cao, dẫn đến việc chỉ dạy theo ý, học sinh nhớ ý để vận dụng và phân tích mà khơng có những tình huống cảm nhận nghệ thuật, không chú ý tới việc rèn năng lực cảm nhận văn học.

Điểm thi không thể thể hiện hết đƣợc chất lƣợng học tập và hiệu quả giảng dạy của giáo viên. Điều thể hiện rõ nhất chất lƣợng học tập nhƣng khơng định lƣợng đƣợc đó là việc học sinh đã học đƣợc gì từ những tác phẩm Thơ mới. Cụ thể là chuyển biến trong tâm hồn của học sinh, sự hoàn thiện nhân cách, các kĩ năng sống cần có trƣớc sự phức tạp của cuộc sống, tình yêu thiên nhiên, đất nƣớc, con ngƣời… đƣợc bồi đắp tới mức nào và nó thể hiện bằng hành động ra sao.

Phƣơng pháp đọc sáng tạo trong tƣơng quan với các phƣơng pháp khác thể hiện rõ ƣu thế của nó khi dạy học các tác phẩm Thơ mới đó là học sinh tự đọc, tự lĩnh hội, tự cảm nhận, tự hiểu giá trị của tác phẩm thơng qua những xúc cảm trực tiếp của chính bản thân khi đứng trƣớc tác phẩm đƣợc viết ra từ lịng nhiệt tình, sơi nổi của ngƣời nghệ sĩ. Nhƣ vậy, bên cạnh điểm số thể hiện chất lƣợng học tập cịn có thái độ, ý thức, sự chuyển biến trong nhận thức dẫn tới hành động cũng thể hiện đƣợc hiệu quả giảng dạy. Phƣơng pháp đọc sáng tạo sẽ làm đƣợc đồng thời hai điều này nếu đƣợc ứng dụng một cách phù hợp, linh hoạt.

2.4.1.2. Đáp ứng địi hỏi của đặc trưng bộ mơn

Là giáo viên dạy văn hẳn ai cũng hiểu đƣợc việc dạy văn không phải là dễ. Khác với các mơn học khác có thể định lƣợng kiến thức bằng con số, bằng các kết quả, giáo viên dạy có thể khơ khan nhƣng đúng và trúng nội dung bài học vẫn có thể chấp nhận đƣợc cịn dạy văn lại khác. Mỗi giờ dạy học văn là một giờ mà các thầy cơ làm đủ vai trị của một nhà sƣ phạm, một nhà khoa

học, một ngƣời nghệ sĩ. Vì mơn văn khơng đơn th̀n là một mơn học trong nhà trƣờng, nó vừa mang tính chất của một mơn học vừa mang tính chất nghệ thuật ngơn từ. Dạy văn khơng chỉ nhằm kích thích vào những rung động của học sinh mà mục đích sâu sa hơn là “tạo được sự phát triển cân đối, tồn diện về tâm hồn trí tuệ, về thẩm mĩ và hiểu biết để xây dựng nhân cách cho học sinh” [17, tr.63]. Giáo viên và học sinh bắt đầu tiếp xúc với tác phẩm văn

học bằng việc đọc dƣới nhiều hình thức, có đọc thành tiếng, đọc diễn cảm, đọc thầm, đọc lƣớt, đọc chậm, đọc nghiên cứu… Cho nên hoạt động nền tảng, hoạt động cốt lõi, hoạt động cơ bản nhất của việc dạy học văn chính là trang bị cho học sinh năng lực đọc và hiểu tác phẩm ở bất kì hình thức nào. Ở mơn văn, với đặc trƣng vừa là một môn khoa học, vừa là một môn nghệ thuật, giáo viên và học sinh dùng hình thức đọc, suy ngẫm, giải mã các thông tin đọc đƣợc để phát hiện ra giá trị của mỗi tác phẩm hoàn toàn khác với các môn khoa học khác. Bản thân môn văn lấy chất liệu là ngôn từ, dùng ngôn từ làm đối tƣợng để các nhà văn nhà thơ với các phƣơng thức biểu đạt khác nhau thể hiện tƣ tƣởng, chủ đề của mình, nhào nặn thành một tác phẩm văn học.

Do đó, đọc chính là một hoạt động quan trọng, thiết yếu, khơng bao giờ có thể bỏ qua đƣợc để mỗi ngƣời có thể bƣớc vào thế giới nghệ thuật của mỗi tác phẩm văn học. Nhƣng đọc không chỉ là đọc đúng, đọc rõ, đọc to mà đọc cịn phải phát hiện ra đƣợc cái giọng điệu tình cảm chứa trong đó, từ đó mà hiểu và cảm sâu sắc tác phẩm, biến những giá trị của tác phẩm thành những hiểu biết để hoàn thiện nhân cách, hoàn thiện trí tuệ của bản thân. Phƣơng pháp đọc sáng tạo sẽ làm đƣợc điều đó, nó đáp ứng đƣợc địi hỏi của đặc trƣng bộ môn đặc biệt là một thế giới thơ đầy mê hoặc và lắm điều kì thú nhƣ Thơ mới.

Từ thực trạng dạy học Thơ mới, chúng ta đã phân tích nguyên nhân và chỉ ra đƣợc sự cần thiết phải sử dụng phƣơng pháp đọc sáng tạo trong dạy học

Thơ mới. Vậy, dạy học Thơ mới bằng việc tận dụng lợi thế của phƣơng pháp đọc sáng tạo cần có những ngun tắc, biện pháp, quy trình ra sao?

2.4.2. Những u cầu có tính ngun tắc khi tận dụng lợi thế của phương pháp đọc sáng tạo trong dạy học Thơ mới

Bất cứ một phƣơng pháp dạy học nào khi áp dụng đều cần tới các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tận dụng lợi thế của phương pháp đọc sáng tạo trong dạy học các tác phẩm thơ mới ở lớp 11, ban cơ bản, trung học phổ thông (Trang 60)