Một số kết quả các hoạt động giáo dục những năm gần đây

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo hướng tích hợp ở trường Trung học phổ thông Chuyên Thái Bình (Trang 48)

2.2. Quá trình phát triển của trường THPT Chuyên Thái Bình

2.2.2. Một số kết quả các hoạt động giáo dục những năm gần đây

2.2.2.1. Về phát triển số lượng, duy trì sĩ số HS.

Năm năm gần đây quy mô của trường tăng cả về số lớp cũng như số HS. Nhà trường đã mạnh dạn tuyển thêm một số lớp chuyên và không chuyên.

Bảng 2.1: Quy mô HS của trường trong những năm gần đây

Năm học 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013

Số lớp 36 38 38 39 39

Số HS 1228 905 1128 1350 1410

2.2.2.2. Về chất lượng giáo dục văn hoá

Tuy điều kiện kinh tế – xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng thầy trị nhà trường xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nên đã có rất

nhiều cố gắng, từng bước nâng cao chất lượng nên mặc dù cịn khó khăn về nhiều mặt như thiếu CSVC, đội ngũ GV thiếu, hoàn cảnh kinh tế xã hội ở địa phương cịn nhiều khó khăn nhưng chất lượng giáo dục ln được duy trì và từng bước được nâng cao.

Bảng 2.2: Chất lượng giáo dục văn hoá đại trà của trường (Tỉ lệ %). Chất lượng Năm học Tổng số Giỏi (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) Kém (%) TN (%) 2007- 2008 1063 76,5 22,8 0,7 0,0 0 100.0 2008- 2009 1228 95,3 4,7 0 0 0 100.0 2009- 2010 905 94.3 5.7 0 0 0 100.0 2010- 2011 1128 96.5 3.5 0 0 0 100.0 2011-2012 1350 95.4 4.6 0 0 0 100.0 2012-2013 1410 96.0 4.0 0 0 0 100.0

Bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, nhà trường cũng dành sự quan tâm đặc biệt cho giáo dục mũi nhọn như:

Bồi dưỡng HSG cấp Quốc gia và Quốc tế, luyện thi Đại học. Tập trung công tác quản lý đội ngũ GV giỏi, tuyển chọn HS giỏi, có kế hoạch bồi dưỡng từ lớp 10 đến lớp 12 nên thành tích thi HSG hàng năm của trường luôn xếp khá cao và ổn định . Sau hơn 23 năm xây dựng và phát triển nhà trường đã đạt 870 giải Quốc gia trong đó 40 nhất, 240 nhì, 320 ba, 270 KK; hơn 115 lượt HS được dự thi vòng 2 trong đó 8 HS đạt giải Quốc tế và khu vực; 100% đạt giải HSG cấp Tỉnh. Tỉ lệ đỗ ĐH mấy năm gần đây đều đạt trên 96,5%.

Bảng 2.3: Chất lượng giáo dục mũi nhọn của trường

Năm học 2008 - 2009 2009 - 2010 2010 -2011 2011-2012 2012-2013

Số giải tỉnh 76/80 80/80 80/80 80/80 80/80

Số giải QG 63 56 66 57 60

2.2.2.3. Về chất lượng GDĐĐ

Bảng 2.4. Thống kê xếp loại hạnh kiểm một số năm gần đây của HS Trường THPT Chuyên Thái Bình. Xếp loại Năm học Tổng số Tốt % Khá % TB % Yếu % Kém % 2007- 2008 1063 95,5 3,5 1.0 0 0 2008- 2009 1228 96,4 3,0 0,6 0 0 2009- 2010 905 97.9 1,7 0,4 0 0 2010- 2011 1128 98,1 1,3 0,6 0 0 2011-2012 1443 98,2 1,8 0 0 0 2012-2013 1475 98,4 1,6 0 0 0 Nguồn: BGH 2.2.3. Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên của trường THPT Chuyên Thái Bình

2.2.3.1. Đội ngũ cán bộ quản lý

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trường đạt chuẩn và trên chuẩn về chất lượng, đều là Đảng viên. Về trình độ chun mơn có 100% đạt ở trình độ đại học và thạc sỹ. Đa số CBQL đều có kinh nghiệm trên 5 năm về quản lý (chiếm gần 100%), đây là lực lượng tương đối ổn định, đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và thành thạo trong công tác quản lý, thực sự là lực lượng nịng cốt, đầu đàn; 75% có trình độ trung cấp lý luận.

Bảng 2.5: Đội ngũ cán bộ quản lý Năm học TS Nữ ĐV Trình độ C.mơn Thâm niên quản lí Tham gia BD CB QL Trình độ lý luận chính trị Độ tuổi Đ H Th S > 5 năm < 5 năm Sơ cấp Tr. cấp Cao cấp < 40 > 40 2010 – 2011 4 0 0 3 1 4 0 4 1 3 0 0 4 2011 – 2012 4 0 0 3 1 4 0 4 1 3 0 0 4 2012 – 2013 4 0 0 3 1 4 0 4 1 3 0 0 4

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học của nhà trường)

Qua bảng 2.5 ta thấy: Đội ngũ CBQL đạt chuẩn đào tạo, tuy nhiên đạt trình độ trên chuẩn cịn ít. Như vậy, xét về cơ bản, cơ cấu đội ngũ CBQL ở các trường chưa được cân đối, tuy nhiên đội ngũ cán bộ quản lý đều trên 40 tuổi, hoàn toàn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đối với CBQL nhà trường THPT, hiện tại có 02 CBQL đang học thạc sỹ nhằm đáp ứng yêu cầu đối với CBQL trường THPT Chuyên.

2.2.3.2. Đội ngũ giáo viên

GV là nhân tố cơ bản quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung và chất lượng dạy học nói riêng.

Thực trạng dạy học ở trường THPT trong những năm qua có nhiều chuyển biến và đạt được kết quả cao về các mặt, tuy nhiên để đáp ứng được nhu cầu phát triển Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn hiện nay thì đội ngũ GV cần phải cố gắng rất nhiều trong việc nâng cao chất lượng GD trong nhà trường nói chung và chất lượng dạy học nói riêng.

* Về số lượng giáo viên, cơ cấu bộ môn:

Đội ngũ GV có tuổi đời và tuổi nghề trung bình khá trẻ. Cơ cấu đội ngũ không đồng đều, thiếu ở các mơn như Tốn, Tin học, Vật lý, Hố, Sinh, Anh văn, trong khi đó một số GV mơn khác lại thừa (giáo viên Văn, công nghệ...), một số GV phải dạy trên 20 tiết/tuần. (Kết quả được thể hiện ở các bảng 2.6).

Bảng số 2.6: Số giáo viên của trường TT Bộ mơn SLGV Trình độ Tỷ lệ GV dưới 35 tuổi (%) 1. Toán 19 4th.s, 15ĐH 89,5 2. Lý 13 3th.s, 10ĐH 84,6 3. Hoá 9 3th.s, 6ĐH 88.9 4. Tin 3 0th.s, 2ĐH 50 5. Sinh 7 2th.s, 5ĐH 66,7 6. Anh văn 14 0th.s, 14ĐH 85,7 7. Văn 18 3th.s, 15ĐH 83,3 8. Sử 5 3th.s, 2ĐH 80 9. Địa 5 2th.s, 3ĐH 80 10. GD công dân (*) 3 1th.s, 2ĐH 67,7 11. GD thể chất 7 0th.s, 7ĐH 57,1 12. GD quốc phòng 7 0th.s, 7ĐH 57,1 Tổng cộng 112 19th.s, 93ĐH 74,1% Nguồn: BGH

Căn cứ vào số liệu bảng trên ta thấy tỷ lệ GV trên đầu lớp chỉ đạt trung bình 2.9GV/lớp, chưa đạt mức quy định về biên chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo (3,1GV/lớp), do đó khơng đủ về số lượng, địi hỏi phải tuyển thêm nhiều GV mới, cơ cấu cũng chưa thật hợp lý, môn thừa (môn vật lý thừa 01 GV), môn thiếu (mơn Hóa thiếu 02 GV, mơn Tin học thiếu 02 GV…); trong năm học 2011-2012, 2012 – 2013 nhà trường phải hợp đồng thêm các GV các mơn: Hóa, Tin…điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học và việc quản lý chuyên môn.

* Về chất lượng giáo viên:

Đa số GV của trường đã được tuyển chọn kĩ lưỡng qua các kì tuyển chọn giáo viên do Sở giáo dục và trường kết hợp tổ chức. Tuy nhiên cũng có giai đoạn Sở giáo dục khơng áp dụng hình thức tuyển chọn này mà dựa trên cơ sở là bằng cấp, vì vậy có một số giáo viên bất cập về khả năng sư phạm.

Trường có một đội ngũ GV trẻ, năng động nhiệt tình, dễ thích nghi với cái mới, u nghề, đồn kết, ham học hỏi có ý thức phấn đấu vươn lên trong công tác

giảng dạy cũng như trong cơng tác khác, có phẩm chất tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, số GV giỏi cấp cơ sở chiếm tỷ lệ cao và được nâng lên hàng năm. (Kết quả thể hiện ở các bảng 2.7).

Kết luận của các đợt thanh tra toàn diện nhà trường năm học 2010 – 2011, 2011 – 2012, 2012 – 2013 do ban lãnh đạo nhà trường lập kế hoạch và chỉ đạo.

* Đa số GV có đầy đủ hồ sơ chun mơn theo quy định, hầu hết chất lượng khá tốt, tuy nhiên có một số giáo án cịn cẩu thả, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới, việc ghi sổ báo giảng chưa thật đầy đủ, đặc biệt một số GV lên lớp khơng mang theo giáo án dù đã có sự biên soạn.

* Trình độ tay nghề: Đa số GV có kiến thức vững vàng, phương pháp giảng dạy có sự đổi mới, phù hợp với đối tượng HS, phát huy được tính tích cực, chủ động của HS, tuy nhiên cũng có một số tiết dạy còn chưa đảm bảo về nội dung, vẫn sử dụng phương pháp truyền thống, chưa thể hiện sự đổi mới.

* Kết quả thanh tra giờ dạy: Tổng số: 90 tiết; trong đó: 76 tiết Giỏi (84 %); 14 tiết Khá (16 %); khơng có tiết Trung bình.

Bảng số 2.7: Kết quả thanh tra chuyên môn định kỳ của nhà trường năm học 2010 – 2011; 2011 – 2012; 2012 - 2013 Năm học Số GV được TTCM Số tiết TTCM

Tiết giỏi Tiết khá Tiết trung bình SL % SL % SL % 2010 - 2011 21 30 25 83 5 17 0 0 2011 - 2012 20 28 25 89 3 11 0 0 2012 -2013 24 32 26 81 6 19 0 0 Tổng cộng 65 90 76 84 14 16 0 0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của nhà trường)

Như vậy, qua kết quả thanh tra định kỳ cũng như tranh tra toàn diện của nhà trường và Sở Giáo dục và Đào tạo, ta thấy phần lớn giáo viên đã đáp ứng được yêu cầu của Nhà trường, ln có ý thức học hỏi, vươn lên trong chuyên môn.

Bộ môn Sinh học của nhà trường hiện nay gồm có 7 GV, trong đó có 01 đ/c hiện là Phó hiệu trưởng, 04 GV là nữ. Số GV trong độ tuổi 25- 30 là 01 người, độ tuổi 30- 40 là 01 người, 03 GV đạt trình độ thạc sỹ, 06 GV đạt danh hiệu GVG cấp tỉnh, 01 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp trường.

Qua việc trao đổi với lãnh đạo nhà trường, tác giả nhận thấy đội ngũ giáo viên môn Sinh học của nhà trường đều là những giáo viên còn trẻ, nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, ham học hỏi và thích tìm tịi những kiến thức và phương pháp giảng dạy mới; gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển; chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

2.2.4. Cơ sở vật chất của nhà trường

Trong các năm học từ 2010 đến 2013 cơ sở vật chất của nhà trường đã được đầu tư, nâng cấp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển, đảm bảo chất lượng giáo dục

Bảng 2.8: Tình hình cơ sở vật chất của nhà trường

Năm học P kiên cố P cấp 4 Thư viện P TN Lý P TH Hố P TH Sinh P Vi tính - Số máy P máy chiếu P Thiết bị 2010-2011 35 4 1 1 1 1 2P (60 máy) 3 0 2011-2012 35 4 1 1 1 1 2P (60 máy) 5 0 2012-2013 35 4 1 1 1 1 2P (60 máy) 7 0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của nhà trường)

Qua bảng 2.8 tổng số phòng học kiên cố, phòng học cấp 4 (phòng tạm), các phòng chức năng đảm bảo được yêu cầu tối thiểu cho việc dạy và học.

Theo yêu cầu đối với trường Chuyên thì trường Chuyên Thái Bình khơng đủ chuẩn về diện tích, phịng học lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục chất lượng cao. Vì vậy theo đề án xây dựng trường mới đã được Tỉnh duyệt, trong tương lai trường có thể sẽ đáp ứng theo tiêu chuẩn của trường THPT Chuyên.

2.3. Thực trạng hoạt động giảng dạy môn Sinh học của giáo viên và hoạt động học tập môn Sinh học của học sinh học tập môn Sinh học của học sinh

Do hạn chế về thời gian và một số điều kiện khác vì thế để đánh giá thực trạng HĐDH môn Sinh học và thực trạng quản lí HĐDH ở trường THPT Chuyên Thái Bình, tỉnh Thái Bình, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý

kiến, kết hợp với phỏng vấn trực tiếp các CBQL, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh của trường, cùng với việc nghiên cứu các văn bản, các báo cáo tổng kết năm học, các kế hoạch năm học, các quy chế, quy định về quản lí HĐDH của trường THPT Chuyên Thái Bình.

Khảo sát về thực trạng quản lí HĐDH ở trường THPT Chun Thái Bình và vai trị quan trọng của các nội dung quản lý, tác giả sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến đánh giá và tính điểm như sau:

+ Về mức độ cần thiết: Từ cần thiết cao nhất: 5 điểm; giảm dần đến mức

thấp nhất là: 1 điểm.

+ Về mức độ thực hiện: Làm tốt nhất: 5 điểm; giảm dần đến mức khơng tốt:

1 điểm.

Tính điểm trung bình của các bảng theo cơng thức:

X =

n Ki

Xi

Trong đó: X: Điểm trung bình. Xi: Điểm ở mức độ i.

Ki: Số người cho điểm ở mức độ i. n: Số người tham gia đánh giá.

Tác giả đã lựa chọn và phối hợp sử dụng đồng thời một số phương pháp nghiên cứu dưới đây:

- Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến tiến hành điều tra, khảo sát ở hai nhóm sau: - Quan sát hoạt động quản lý, tham dự hội thảo, dự giờ thăm lớp.

- Trao đổi trực tiếp với CBQL, GV, HS.

- Nghiên cứu các văn bản đánh giá kết quả giáo dục.

Để có được kết quả đánh giá khách quan về quản lý hoạt động dạy học tại trường THPT Chuyên Thái Bình, tác giả đã lấy ý kiến đánh giá của 3 cán bộ quản lý, 13 giáo viên của tổ Hóa - Sinh và 300 HS của trường. Tác giả đã xử lý các phiếu, kết quả khảo sát được thể hiện như sau

2.3.1. Thực trạng hoạt động giảng dạy môn Sinh học của giáo viên

Một đội ngũ GV giảng dạy tốt khơng chỉ có đủ bằng cấp mà phải là những người giảng dạy có hiệu quả. Việc sử dụng cơng nghệ tin học trong q trình giảng dạy mơn Sinh học theo PPDH tích cực và theo hướng tích hợp là rất cần thiết. Đa số

các GV Sinh học đều nhận thức rõ vấn đề này nhưng không phải ai cũng có khả năng sử dụng tin học vào giảng dạy, không phải ai cũng có khả năng tích hợp các nội dung trong quá trình giảng dạy. Khi đề cập đến vấn đề tích hợp các nội dung trong giảng dạy bộ mơn, nhiều GV cịn e ngại. Để khảo sát hiện trạng các hoạt động giảng dạy của giáo viên tác giả đã tiến hành lấy ý kiến của 300 HS ở 10 lớp khác nhau tại trường THPT Chuyên Thái Bình. Kết quả thể hiện ở bảng 2.11 sau đây.

Bảng 2.9: Kết quả khảo sát thực trạng các hoạt động giảng dạy của GV

STT

Nội dung hoạt động Mức độ thực hiện Điểm TB

Thứ Bậc

5 4 3 2 1

1 Chuẩn bị bài soạn kỹ trước lên

lớp 210 45 42 0 3 4,53 4

2 Cập nhật mở rộng bài giảng

với nhưng kiến thức mới 180 63 36 18 3 4,33 6

3 Sử dụng phương tiện dạy

học tích cực 150 108 24 15 3 4,29 7

4

Thay đổi phương pháp giảng dạy khi HS không hứng thú học tập

165 63 42 12 18 4,15 9

5 Trao đổi với HS về phương

pháp học tập 126 120 45 3 0 4,17 8

6 Yêu cầu và hướng dẫn HS

chuẩn bị bài ở nhà 234 30 0 6 0 4,74 3

7 Kiểm tra việc tự học của HS 240 51 6 0 3 4,75 2

8

Lấy ý kiến phản hồi của HS sau khi kết thúc môn học, rút kinh nghiệm để điều chỉnh phương pháp dạy học

135 72 78 6 9 4,06 10

9

Chú ý tìm hiểu những khó khăn HS gặp phải trong quá trình học tập

10

Thực hiên kiểm tra, thi nghiêm túc, đánh giá đúng kết quả học tập của HS

246 45 9 0 0 4,79 1

11 Tích hợp các nội dung khác

liên quan đến bài học 96 81 60 36 24 3,60 11

Nhận xét: Việc chuẩn bị kỹ bài giảng trước khi lên lớp quyết định rất nhiều

đến chất lượng giờ dạy. Đa số GV đã làm tốt nhiệm vụ này nhưng cũng cịn có số ít GV chủ quan, chưa chú trọng khâu chuẩn bị bài lên lớp. Thêm vào đó chưa có nhiều sự đầu tư vào chun mơn nên có 57 HS cho rằng đa số GV khơng thường xuyên hoặc chưa cập nhật thông tin mở rộng bài giảng cho HS nên nội dung này chỉ đạt thứ 6. Ngoài ra phần lớn GV mới chỉ đơn thuần lo hoàn thành việc truyền đạt kiến thức mà chưa quan tâm nhiều việc làm thế nào cho HS cảm thấy hứng thú học tập, vẫn còn 48 ý kiến HS cho rằng GV ít hoặc khơng bao giờ trao đổi với HS về

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo hướng tích hợp ở trường Trung học phổ thông Chuyên Thái Bình (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)