Khái niệm đạo đức, giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện mường ảng tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 28)

1.4.1. Khái niệm đạo đức, giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh THPT sinh THPT

Có nhiều nhà khoa học, nhóm tác giả đưa ra các khái niệm khác nhau về đạo đức nhưng trong luận văn này khái niệm đạo đức được hiểu là: Đạo đức là hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, chuẩn mực xã hội; nhờ đó, con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình vì lợi ích xã hội, vì hạnh phúc của con người trong mối quan hệ với nhau và với xã hội. Chúng được thể hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Xét đến cùng, Đạo đức thuộc về ý thức con người, nó được biểu hiện ở nhận thức, động cơ hành động và sự đánh giá, nhờ đó mỗi cá nhân tự kiểm sốt, tự quyết định hành động và xứng xử trong cuộc sống.

Theo quan điểm của học thuyết Mác - Lênin: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội có nguồn gốc từ lao động sản xuất và đời sống cộng đồng xã hội. Nó phản ánh và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội. Vì vậy, tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội, đạo đức cũng thay đổi theo và như vậy đạo đức xã hội ln mang tính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc”. [3]

Theo tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt: “Giáo dục đạo đức là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức từ những địi hỏi bên ngồi của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của bản thân thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục”. [25]

Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT là quá trình tác động của gia đình, nhà trường và xã hội đến học sinh THPT nhằm hình thành cho các em ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức…và xây dựng thói quen đạo đức cho các em. 1.4.2. Ý nghĩa, mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 1.4.2.1. Ý nghĩa của giáo dục đạo đức cho học sinh

Giáo dục đạo đức là một bộ phận cấu thành quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, nó là nền tảng của giáo dục trong nhà trường xã hội chủ nghĩa. Đạo đức là cái gốc của con người, vì vậy ở bất kỳ nhà trường nào cũng phải chú trọng phát triển cả “trí dục” và “đức dục”.

Dưới góc độ về ý thức xã hội, đạo đức bao gồm cả tri thức về khái niệm, chuẩn mực và phẩm chất đạo đức bao gồm các xúc cảm, các tình cảm và cách đánh giá đạo đức. Như vậy đạo đức tồn tại trong mọi dạng ý thức. Hoạt động và giao lưu trong toàn bộ hoạt động sống của con người. Hình thành cho học sinh tình cảm đạo đức và thói quen đạo đức đúng đắn, có tình cảm u ghét rõ ràng và trong sáng, tình cảm về nghĩa vụ, danh dự, phẩm giá, lương tâm theo các chuẩn mực đạo đức mà xã hội đặt ra là trách nhiệm của nhiều lực lượng, nhưng nhà trường là lực lượng nòng cốt.

Nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, Đảng và Nhà nước ta trong các Chỉ thị về công tác giáo dục đã luôn luôn nhấn mạnh việc tăng cường giáo dục đạo đức trong trường học. Trong Luật giáo dục và Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây

dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [28].

Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông là vô cùng quan trọng và cấp thiết hiện nay đối với nhà trường. Để hình thành nhân cách có lối sống tốt, thái độ tư tưởng đạo đức tốt, các nhà trường cuốn hút các em bằng các phong trào học tập, vui chơi, giải trí. Ngồi việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, chúng ta cần chú trọng tới việc giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh.

1.4.2.2. Mục tiêu của giáo dục đạo đức

Mục tiêu của giáo dục đạo đức là giúp cho mỗi cá nhân nhận thức đúng các giá trị đạo đức, biết hành động theo lẽ phải, cơng bằng và nhân đạo, biết sống vì mọi người, vì gia đình, vì sự tiến bộ xã hội và phồn vinh của đất nước. Trong đó mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục đạo đức là tạo lập được những thói quen hành vi đạo đức.

Mục tiêu của giáo dục đạo đức cho học sinh THPT gồm có:

Về nhận thức: Giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về bản chất, nội dung chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam thời kỳ mới, phù hợp với yêu cầu của sự phát triển xã hội. Nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vấn đề phát triển con người tồn diện.

Về thái độ và tình cảm: Giúp học sinh có thái độ đúng đắn với các quy phạm đạo đức, có tình cảm và lịng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, có thái độ rõ ràng đối với các hiện tượng đạo đức, phi đạo đức trong xã hội, có thái độ đúng đắn với hành vi đạo đức của bản thân.

Về hành vi: Có hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức, có quan hệ xã hội lành mạnh, trong sáng, tích cực làm điều thiện, tránh điều ác, làm tổn thương đến vật chất và tinh thần của cá nhân và xã hội . Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tự rèn luyện tu dưỡng theo chuẩn mực chung của xã hội.

Như vậy GDĐĐ cho học sinh quan trọng nhất là làm sao cho quá trình giáo dục đạo đức tác động đến người học để hình thành ý thức, tình cảm và niềm tin đạo đức, tạo lập cho học sinh hình thành được thói quen đạo đức. 1.4.2.3. Nhiệm vụ của giáo dục đạo đức

Quản lý giáo dục đạo đức trong nhà trường là một việc rất quan trọng của quá trình sư phạm. Để giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh cần chú ý giáo dục các phương diện về đạo đức giúp người được giáo dục có ý thức về các phương diện đạo đức. Từ đó có thái độ tích cực và thói quen, hành vi tương ứng, giáo dục đạo đức có các nhiệm vụ:

Giáo dục ý thức đạo đức: Là cung cấp cho người được giáo dục những tri thức cơ bản về phẩm chất đạo đức và các chuẩn mực đạo đức, làm cơ sở để giúp họ hình thành niềm tin đạo đức.

Giáo dục tình cảm đạo đức: Là khơi dậy ở người được giáo dục những rung động, những xúc cảm đối với hiện thực xung quanh, biết yêu ghét rõ ràng và có thái độ đúng đắn với các hiện tượng phức tạp trong đời sống xã hội.

Giáo dục thói quen đạo đức: Là giáo dục hành vi thói quen, tổ chức cho người được giáo dục lặp đi, lặp lại nhiều lần những hành động đạo đức trong học tập, trong sinh hoạt và trong cuộc sống nhằm tạo được hành vi đạo đức bên trong và từ đó có thói quen đạo đức bền vững.

1.4.3. Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Nội dung của GDĐĐ là những chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những giá trị đạo đức trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Nội dung GDĐĐ có các nhóm sau đây:

Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện nhận thức lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với xây dựng Tổ quốc XHCN. Đạo đức cao nhất của mỗi con nguời là sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật, vì “Dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh”.

Nhóm chuẩn mực đạo đức hướng vào sự hoàn thiện của bản thân bao gồm: Tính tự trọng, tự tin, tự lập, sống giản dị, tiết kiệm, trung thực, siêng năng, hướng thiện, nhân ái, giàu lòng vị tha, có xúc cảm trước nhân tình thế thái. Từ đó người được giáo dục tự hoàn thiện bản thân, không ngừng lao động, học tập, tu dưỡng rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa các khuyết điểm, không ngừng học hỏi người khác để bản thân tiến bộ hơn.

Nhóm những chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với gia đình, với cộng đồng, xã hội, đất nước. Đó là lịng nhân nghĩa, lịng biết ơn tổ tiên, cha mẹ, thầy cơ…

Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với cơng việc. Đó là làm việc có tinh thần hợp tác và trách nhiệm cao, có lương tâm nghề nghiệp, tơn trọng pháp luật, lẽ phải, dũng cảm, liêm khiết.

Nhóm chuẩn mực đạo đức liên quan đến môi trường sống tự nhiên và xã hội. Đó là gìn giữ và bảo vệ tài ngun, mơi trường, xã hội dân chủ, tiến bộ văn minh, bình đẳng, bảo vệ hồ bình, phát huy truyền thống và di sản văn hoá dân tộc và nhân loại.

Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông không chỉ yêu cầu học sinh nắm vững các kiến thức về giáo dục đạo đức mà cịn phải có các kỹ năng biết vận dụng, biết thực hiện các nội dung và có thái độ đúng, thái độ tích cực khi tiếp nhận và thực hiện các nội dung đó

1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 1.4.4.1. Yếu tố giáo dục nhà trường

Nhà trường với cả một hệ thống giáo dục được tổ chức quản lý chặt chẽ là yếu tố quan trọng nhất trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Với định hướng mục tiêu giáo dục đạo đức theo những chuẩn giá trị tiến bộ, đúng đắn với hệ thống chương trình khoa học, các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo phong phú, các phương tiện hỗ trợ cho giáo dục ngày càng đầy đủ, hiện đại và đặc biệt là với một đội ngũ đủ phẩm chất và năng lực sẽ là yếu tố có tính quyết định hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

Nhà trường đào tạo ra những con người mới hình thành nhân cách xã hội chủ nghĩa cho thế hệ trẻ đang lớn lên phải có một q trình lâu dài, liên tục thống nhất bao gồm các ảnh hưởng khách quan và chủ quan của tồn xã hội. Mơi trường giáo dục của nhà trường là nhân tố mạnh mẽ tạo nên nhân cách đạo đức của các em ngồi gia đình, nhà trường, xã hội có tác động mạnh đến hướng đi tương lai của trẻ khi bước vào đời. Nhà trường là khâu trung tâm tổ chức phối hợp và dẫn dắt công tác giáo dục của các tổ chức và các thể chế trong xã hội. Vì lẽ nhà trường là một cơ quan của nhà nước chun chính vơ sản, được sự lãnh đạo trực tiếp và chặt chẽ của Đảng nắm quan điểm và đường lối giáo dục xã hội chủ nghĩa.

1.4.4.2. Yếu tố giáo dục gia đình

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi con người sinh sống, lớn lên và hình thành nhân cách của mình. Gia đình là cơ sở để duy trì nịi giống của con người và là cơ sở của việc giáo dục thế hệ đang lớn lên, khơng có gia đình thì xã hội khơng thể tồn tại và phát triển.

Giáo dục con cái trong gia đình khơng phải chỉ là cơng việc riêng của bố mẹ, mà cịn là trách nhiệm đạo đức và nghĩa vụ cơng dân của những người làm cha, làm mẹ. Điều 19 Luật hơn nhân gia đình đã ghi rõ: “Cha mẹ có nghĩa vụ thương u, ni dưỡng, giáo dục con, chăm lo việc học hành và sự phát triển lành mạnh của con về thể chất, trí tuệ và đạo đức…”

Nhiệm vụ của giáo dục gia đình là phát triển con em về các mặt tư tưởng, chính trị, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất, lao động để trở thành những người công dân gương mẫu và những người lao động mới xã hội chủ nghĩa. Khả năng giáo dục của gia đình rất to lớn, vì được dựa trên những tình cảm ruột thịt: tình thương yêu sâu sắc của cha mẹ đối với con và tình cảm kính u và biết ơn của con đối với cha mẹ. Gia đình là cội nguồn hình thành nhân cách học sinh, trong đó “nề nếp gia đình” là những điều rất quan trọng. 1.4.4.3. Yếu tố xã hội

Ở đây muốn nói đến mơi trường giáo dục đó là cộng đồng cư trú của học sinh. Từ thơn, xóm, khu phố đến các tổ chức đồn thể xã hội, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên…

Xã hội ngày càng phát triển và văn minh thì con người ngày càng có ý thức sâu sắc về tương lai của mình và hăng hái tham gia các hoạt động có ích cho xã hội. Vì vậy hoạt động giáo dục của xã hội ngày càng phát triển và giữ vai trò ngày càng to lớn. Điều 65 của Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi rõ: “Nhà nước và xã hội chú trọng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng, mở dần việc đảm nhiệm nuôi dạy trẻ em làm cho sinh hoạt, học tập và trưởng thành của trẻ em được đảm bảo”.

Các lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục thanh, thiếu niên, những tấm gương cần cù tận tụy trong lao động, trong cơng tác… có tác dụng tích cực vào việc hình thành nhân cách của học sinh. Nhờ đó tạo nên một q trình giáo dục đúng đắn và rộng khắp trong toàn xã hội. Nếu được tắm trong một môi trường xã hội trong sạch, một cộng đồng tốt đẹp, văn minh thì chắc chắn hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. 1.4.4.4. Yếu tố tự giáo dục của bản thân học sinh

Học sinh trung học phổ thơng có độ tuổi từ 15 đến 18, ở lứa tuổi này các em đã hình thành mạnh mẽ năng lực tự ý thức và nhu cầu tự giáo dục. Vì vậy đây cũng là yếu tố chi phối việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông. Xét cho cùng kết quả giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng phụ thuộc vào việc tiếp nhận của đối tượng giáo dục, dù chủ thể giáo dục có tích cực đến đâu mà đối tượng giáo dục không tiếp nhận thì q trình giáo dục đều khơng có kết quả.

1.5. Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh của Hiệu trưởng trường THPT

1.5.1. Khái niệm: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh của Hiệu trưởng trường THPT là q trình có ý thức, có chủ định, có kế hoạch và hợp quy luật của hiệu

trưởng đến học sinh THPT nhằm huy động và điều phối mọi lực lượng giáo dục tác động đến học sinh để đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức ở các em. 1.5.2. Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT

Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THPT được xây dựng trên bốn chức năng của quản lý nói chung là: Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá giáo dục đạo đức.

1.5.2.1. Xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức

Nội dung cơ bản của việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức là:

- Xác định hình thành mục tiêu, phương hướng đối với nhà trường về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, có tính cam kết) về các nguồn lực của nhà trường để đạt được những mục tiêu đề ra về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Quyết định xem những hoạt động nào là cấp thiết để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Như vậy, để xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện mường ảng tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 28)