Quản lí đào tạo sau đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tại hệ thạc sỹ tại khoa đào tạo sau đại học, trường đại học hà nội (Trang 35)

Chƣơng 1 : Cơ sở lí luận và pháp lí về quản lí đào tạo sau đại học

1.4. Quản lí đào tạo sau đại học

1.4.1. Đặc trưng cơ bản của đào tạo sau đại học

Đào tạo sau đại học ở bậc cao hơn so với đào tạo đại học. Đây là quá trình phát triển về chất và lượng nhằm tạo những người có tư duy và nhận thức tổng quan, có khả năng tổ chức quản lý và điều hành một nhóm người cùng làm việc.

Như vậy, đào tạo sau đại học dành cho những người đã tốt nghiệp đại học với mục tiêu trang bị những kiến thức sau đại học và nâng cao kĩ năng thực hành nhằm xây dựng đội ngũ những người làm khoa học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ của đất nước.

Đào tạo sau đại học bao gồm đào tạo thạc sĩ, đào tạo tiến sĩ và bồi dưỡng sau đại học:

Thạc sĩ phải có kiến thức chuyên môn vững vàng; có năng lực thực

kinh tế; có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.

Tiến sĩ phải có trình độ cao về lí thuyết và thực hành; có năng lực sáng

tạo, độc lập nghiên cứu; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn; phát hiện và giải quyết được những vấn đề khoa học - công nghệ.

Bồi dưỡng sau đại học là loại hình đào tạo nhằm bổ sung, cập nhật,

nâng cao kiến thức để theo kịp sự phát triển của khoa học, công nghệ trong nước và trên thế giới

Ngày nay, trong bối cảnh quốc tế hoá, đào tạo sau đại học khơng cịn thuần t là loại hoạt động thuộc dịch vụ cơng cộng, đào tạo đã chứa đựng tính kinh doanh thương mại. Do đó, nó mang tính cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ khi cấp độ hội nhập của một quốc gia ngày càng cao. Do đó, đào tạo sau đại học đã trở thành một lĩnh vực kinh doanh và cạnh tranh ngày càng trở nên mạnh mẽ nên các trường đại học hướng tới việc xác định rõ sứ mạng và kế hoạch hành động để phát triển hình ảnh của nhà trường ra cơng chúng và quốc tế. Trong đó, một trong các hoạt động sôi nổi nhất hiện nay là marketing đào tạo.

Nội dung chương trình và phương pháp đào tạo có xu hướng thay thế rõ nét. Đặc điểm dễ nhận thấy là xuất hiện sự nhất thể hoá trong đào tạo, thể hiện từ chương trình nội dung đến phương pháp đào tạo. Chương trình đào tạo này theo hướng ngày càng thống nhất và tương đối giống nhau: các trường đại học ở các nước đang phát triển thường tham khảo các chương trình đào tạo của các nước có công nghiệp tiên tiến và coi đó là chuẩn mực để xây dựng các điều chỉnh chương trình của mình. Cũng như thế, nhiều nội dung giảng

dạy và giáo trình của các nước tư bản tiên tiến được các nước đang phát triển sử dụng để giảng dạy trong các trường đại học.

Trước những thay đổi và điều chỉnh mang tính chuẩn hố quốc tế trong chương trình và nội dung đào tạo đã dẫn tới những thay đổi trong việc cơ cấu các nguồn lực trong các trường đại học: Đội ngũ giảng viên được cơ cấu lại cho phù hợp với mục tiêu và chương trình đào tạo, các hướng nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác đào tạo cũng được điều chỉnh và cơ cấu lại cho phù hợp với mục tiêu và chương trình đào tạo, các hướng nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác đào tạo cũng được điều chỉnh và cơ cấu lại. Thậm chí những thay đổi trong phương pháp đào tạo đã đặt ra những yêu cầu mới trong việc thiết kế và xây dựng mới hệ thống giảng đường và phòng học hiện đại.

1.4.2. Cơ sở pháp lí trong quản lí đào tạo trình độ thạc sĩ

Ngày 28 tháng 02 năm 2010, Bộ GD-ĐT đã có Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ (Thông tư 10). Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2011. Đây là văn bản mới nhất quy định, hướng dẫn về đào tạo trình độ thạc sĩ, thay thế Quyết định số 45/2008/QĐ-BGDĐT ngày 5/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ và Thơng tư số 08/2009/TT-BGDĐT ngày 21/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Quyết định số 45/2008/QĐ-BGDĐT ngày 5/8/2008.

Về mục tiêu đào tạo trình độ thạc sĩ, Điều 2 của Thông tư 10 có viết:

thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo”.

Về tuyển sinh (đầu vào), Điều 8 quy định rất rõ ràng:

“1. Thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ được tổ chức từ 1 đến 2 lần/ năm.

Thủ trưởng cơ sở đào tạo căn cứ vào yêu cầu và tình hình cụ thể của cơ sở đào tạo để xác định số lần tuyển sinh và thời điểm tuyển sinh của năm tới, đăng ký với Bộ Giáo dục và Đào tạo vào tháng 8 hàng năm.

2. Các môn thi tuyển gồm: môn ngoại ngữ, môn cơ bản, môn cơ sở của ngành hoặc chuyên ngành đào tạo.

a) Môn ngoại ngữ:

- Căn cứ vào yêu cầu của chương trình đào tạo và yêu cầu về trình đô ̣ ngoại ngữ trước khi cấp bằng tốt nghiệp được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 của Thông tư này, Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định môn ngoại ngữ trong tuyển sinh và trình đô ̣ ngoa ̣i ngữ của người dự tuyển theo từng ngành hoă ̣c chuyên ngành đào tạo;

- Thí sinh dự tuyển đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành ngoại ngữ phải dự thi ngoại ngữ thứ hai. Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định môn ngoại ngữ thứ hai.

b) Môn cơ bản, môn cơ sở của ngành hoặc chuyên ngành đào tạo do cơ sở đào tạo đề nghị trong hồ sơ đăng ký nhận nhiệm vụ hoặc hồ sơ đề nghị cho phép đào tạo trình độ thạc sĩ ngành hoă ̣c chuyên ngành đào tạo đã được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc cho phép đào tạo.”

Thông tư cũng quy định chi tiết về điều kiện dự thi, ưu tiên trong tuyển sinh, thời gian dự thi, Hội đồng thi...

Về chương trình và tổ chức đào tạo (quá trình đào tạo), Điều 22 của

Thông tư 10 có viết:

“1. Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ thể hiện mục tiêu đào tạo, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phương pháp, hình thức đào tạo, nội dung đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỡi học phần đào tạo ở trình độ thạc sĩ.

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ đảm bảo cho học viên được bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở trình độ đại học; tăng cường kiến thức liên ngành; có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong ngành hoă ̣c chuyên ngành được đào tạo . Trong những trường hợp cần thiết, phần kiến thức ở trình độ đại học được nhắc lại nhưng không quá 5% thời lượng quy định cho mỡi học phần.

2. Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ do cơ sở đào tạo xây dựng trên cơ sở các quy định về cấu trúc chương trình đào ta ̣o được quy định tại Điều 23 của Thơng tư này . Mỡi chương trình gắn với một ngành hoặc mô ̣t chuyên ngành đào tạo.

3. Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ có thời lượng từ 30 – 55 tín chỉ. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết hoặc 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận hoặc 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở hoặc 45 - 60 giờ viết tiểu luận, bài tập lớn hoặc luận văn tốt nghiệp.

Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ học viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.

4. Một tiết học được tính bằng 50 phút.”

Điều 24 (Tổ chức đào tạo) của Thông tư 10 viết:

“1. Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện tại cơ sở đào tạo , nơi đã được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc cho phép đào tạo . Trường hợp cơ sở đào ta ̣o có phân hiê ̣u , viê ̣c tổ chức đào ta ̣o ta ̣i phân hiê ̣u cũng phải được Bô ̣ trưởng Bô ̣ Giáo du ̣c và Đào ta ̣o cho phép.

Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định việc tổ chức đào tạo trình độ thạc sĩ ở ngoài cơ sở đào tạo đã được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc cho phép đào tạo.

2. Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện theo học chế tín chỉ.

3. Thủ trưởng cơ sở đào tạo căn cứ quy định của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo ho ̣c chế tín chỉ để xây dựng quy định cụ thể việc tổ chức đào tạo trình độ thạc sĩ của đơn vị mình.

Quy định về việc làm luận văn thạc sĩ (đầu ra), Điều 25 của Thông tư

10 viết:

“1. Thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định giao đề tài luận văn và người hướng dẫn. Mỗi luận văn thạc sĩ có tối đa hai người hướng dẫn. Trường hợp có hai người hướng dẫn, trong quyết định cần ghi rõ người hướng dẫn chính và người hướng dẫn phụ.

2. Kết quả nghiên cứu trong luận văn phải là kết quả lao động của chính tác giả, chưa được cơng bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào.

3. Nội dung luận văn phải thể hiện được các kiến thức về lý thuyết và thực hành trong lĩnh vực chuyên môn, phương pháp giải quyết vấn đề đã đặt

ra. Các kết quả của luận văn phải chứng tỏ tác giả đã biết vận dụng phương pháp nghiên cứu và những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập để xử lý đề tài.

....”

Điều 26 của Thơng tư 10 nói thêm:

“1. Luận văn thạc sĩ được đánh giá công khai tại Hội đồng chấm luận văn. Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ do Thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định thành lập.

2. Hội đồng đánh giá luận văn có 5 thành viên, gồm: chủ tịch, thư ký, 02 phản biện và 01 uỷ viên trong đó có ít nhất 2 thành viên ở ngồi cơ sở đào tạo. Mỗi thành viên Hội đồng chỉ được đảm nhận một chức trách trong Hội đồng. Người hướng dẫn khoa học không là thành viên Hội đồng.

...”

1.4.3. Những nội dung cơ bản của quản lí đào tạo thạc sĩ

Xác định nội dung của quản lí đào tạo tạo thạc sĩ là việc xác định các lĩnh vực cần quản lí trong hệ thống giáo dục sau đại học nói chung và trong một nhà trường nói riêng. Những nội dung cơ bản của quản lí đào tạo thạc sĩ có thể bao gồm:

Quản lí cơng tác lập kế hoạch đào tạo: Đây chính là q trình sắp xếp

có hướng đích một cách khoa học các mục tiêu, nội dung và trình tự các cơng việc của chủ thể quản lí trong khoảng thời gian định sẵn với sự phân công con người, bố trí vật lực hợp lí để cơng việc đó có thể được tiến hành một cách chủ động, đạt hiệu quả cao nhất, tốn kém ít thời gian và cơng sức nhất [33, tr. 18].

Quản lí đầu vào (cụ thể là cơng tác tuyển sinh): Đây là một khâu hết

sức quan trọng cần thực hiện nghiêm túc trong quy trình đạo tạo. Việc quản lí cơng tác tuyển sinh hiệu quả, đúng quy chế sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Quản lí mục tiêu, nội dung và chương trình đào tạo: Quản lí mục tiêu

đào tạo là quản lí việc xây dựng và thực hiện mục tiêu của tổ chức trong quá trình đào tạo; là quản lí một hệ thống những yêu cầu lâu dài và trước mắt của xã hội đối với sự phát triển nhân cách con người được đào tạo, đối với những phẩm chất và năng lực cần đạt được của người học sau khi hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu ở trình độ thạc sĩ.

Quản lí nội dung và chương trình đào tạo là quản lí việc xây dựng và phát triển nội dung đào tạo, kế hoạch đào tạo và nội dung giảng dạy; quản lí

q trình thực hiện nội dung, chương trình của giảng viên và học viên sao cho việc thực hiện này đạt được các yêu cầu của mục tiêu đào tạo.

Quản lí hoạt động dạy – học: Là hệ thống những tác động có mục đích,

có kế hoạch, hợp quy luật của nhà quản lí lên tồn bộ các yếu tố của quá trình dạy – học nhưng chủ yếu là hoạt động giảng viên, học viên và các tổ chức sư phạm của cơ sở đào tạo trong việc thực hiện kế hoạch và chương trình dạy – học nhằm đạt được mục tiêu dạy – học đã đề ra.

Quản lí phát triển đội ngũ giảng viên: Quản lí đội ngũ giảng viên là là

quản lí việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu của đội ngũ giảng viên và của từng giảng viên. Bên cạnh đó, các nhà quản lí cần ln ln tìm cách thu hút sự cộng tác, tận dụng chất xám từ các cơng tác viên có uy tín trong và ngồi nước.

Quản lí cơng tác nghiên cứu khoa học và sự gắn kết giữ hoạt động học tập của học viên cao học và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học: Đối với học viên,

ngoài nhiệm vụ nắm vững lý thuyết, đạt trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo thì nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ thường xun của mỡi học viên.

Quản lí nguồn tài chính, cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ và đảm bảo chất lượng đào tạo: Việc quản lí hiệu quả nguồn tài chính, có sở vật

chất và phương tiện phục vụ đào tạo sẽ góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Mục tiêu giáo dục có thể tốt, tiêu chuẩn đầu vào được đảm bảo, nội dung chương trình phù hợp và tiên tiến... nhưng nếu khơng có nguồn tài chính tương xứng, cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật tiên tiến thì khó có thể tạo ra được sản phẩm giáo dục thỏa mãn được mục tiêu đào tạo.

Quản lí cơng tác kiểm tra – đánh giá hoạt động đào tạo: Đây là một

khâu khơng thể thiếu trong q trình đào tạo. Việc quản lí tốt cơng tác kiểm tra – đánh giá vừa có vai trò đo lường kết quả hoạt động đào tạo, vừa có vai trị cung cấp thơng tin nhằm điều chỉnh kịp thời nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy và phát triển chương trình.

Quản lí cơng tác ứng dụng cơng nghệ thông tin trong hoạt động đào tạo sau đại học: Quản lí tốt cơng tác này sẽ giúp các nhà quản lí tiết kiệm

được thời gian, linh hoạt trong quy trình quản lí; giúp học viên có cơ hội chiếm lĩnh ngày càng nhiều hơn những kiến thức và tiện ích mà cơng nghệ thơng tin mang lại. Chẳng hạn, internet cho phép thực hiện hàng loạt các dịch vụ đào tạo trên mạng như: cơ sở dữ liệu theo dõi quá trình học tập của sinh viên các trang web giới thiệu các chương trình đào tạo ở nước ngồi, bao gồm cả các thông tin chi tiết về các môn học và điều kiện ăn ở, sinh hoạt nhận đề

bài và nộp bài làm hoặc trao đổi với giáo viên bộ môn, thầy hướng dẫn qua e- mail tài liệu hỗ trợ các giờ lên lớp… cho phép tiết kiệm thời gian và rất tiện lợi. Cả các chương trình đào tạo từ xa, đã được chuẩn hoá, và các đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tại hệ thạc sỹ tại khoa đào tạo sau đại học, trường đại học hà nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)