Nhóm giải pháp thứ ba: Kết hợp giữa NCKH với hoạt động học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên học viện tài chính (Trang 73)

trong trường đại học.

Tập huấn và rèn luyện cho sinh viên kỹ năng đăng ký đề tài qua mạng, khai thác thông tin qua mạng. Triển khai hoạt động NCKH và hệ thống các văn bản qua mạng nội bộ của trường.

3.2.3 Nhóm giải pháp thứ ba : Kết hợp giữa NCKH với hoạt động học tập của sinh viên của sinh viên

3.2.3.1 Tăng cường chỉ đạo các hoạt động làm bài tập lớn, tiểu luận trong

quá trình dạy học.

Ban Quản lý Đào tạo chỉ đạo các khoa thiết kế chương trình dạy học theo hướng tăng cường hướng dẫn các bài tập lớn, tiểu luận theo chuyên đề

Tổ chức cho sinh viên làm quen với hoạt động tự nghiên cứu để khám phá nội dung khoa học trong q trình dạy học các mơn khoa học.

Có thể thay thế điểm học phần bằng việc viết tiểu luận theo định hướng và yêu cầu của giáo viên.

3.2.3.2 Chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy ở đại học theo hướng tăng cường hoạt động tự nghiên cứu của sinh viên: hướng tăng cường hoạt động tự nghiên cứu của sinh viên:

Phương pháp dạy học đại học là một phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại học. Một thành tố cấu trúc năng động nhất, linh hoạt nhất của q trình dạy học đại học, có vai trị quan trọng và có tính chất quyết định đối với chất lượng và hiệu quả đào tạo ở trường đại học.

Dạy học ở trường đại học là hoạt động phức tạp có tính đặc thù vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, địi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, mềm dẻo và sáng tạo phù hợp với đối tượng đào tạo.

Trong chương trình đào tạo ở trường đại học, hoạt động NCKH của sinh viên là một trong những nội dung quan trọng, là tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo của trường, để nâng cao chất lượng chúng ta cần quan tâm chú trọng đến hoạt động NCKH của sinh viên.

- Phát huy tính tích cực học tập của sinh viên là một hƣớng cơ bản trong đổi mới phương pháp dạy học: tính tích cực học tập của sinh viên được thể hiện ở ý thức học tập, ở nhu cầu được giải quyết các nhiệm vụ dạy học đặt ra, ở khả năng khắc phục khó khăn khi đứng trước các tình huống có vấn đề

- Tăng cường tính độc lập, tự chủ nhằm phát huy tính sáng tạo của người học: các chuyên gia giáo dục cho rằng việc rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập cho sinh viên để họ tự chiếm lĩnh kiến thức là cách hiệu quả nhất giúp người học nắm kiến thức một cách sâu sắc và có ý thức. Vốn kiến thức thu nhận được trong quá trình học tập ở nhà trường chỉ sống và sinh sôi nảy nở nếu sinh viên biết sử dụng một cách độc lập, sáng tạo. Tính độc lập của sinh viên biểu hiện ở

sự độc lập suy nghĩ, ở chỗ biết cách tổ chức cơng việc của mình một cách hợp lý trên cơ sở có sự định hướng của giảng viên.

Hệ phương pháp dạy học tích cực có 3 tiêu chuẩn chủ yếu: hoạt động, tự do và tự giáo dục. Để có được kiến thức mới, sinh viên phải được hoạt động, được quan sát, được thao tác trên các đối tượng. Sinh viên phải được tự do phát huy sáng kiến, được lựa chọn con đường đi đến kiến thức. Hoạt động dạy học phải hướng tới sự đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên, thúc đẩy nhu cầu đó, hướng tới sự phát huy tính chủ động, tăng cường tính tự chủ.

Để áp dụng hệ phương pháp này cần tinh giảm phần trình bày của giảng viên, tăng cường các hoạt động độc lập của sinh viên với mục đích biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục.

Tiến hành một cuộc cách mạng trong GD&ĐT: chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp tích cực hố nhận thức, thực chất là đổi mới quan hệ tương tác giữa giảng viên và sinh viên.Trong cấu trúc của quá trình dạy học, hệ thống các nhân tố mục tiêu, nội dung, phương pháp, ngun tắc, hình thức tổ chức, có vận hành được hay không là bởi sự tương tác qua lại giữa hai nhân tố trung tâm của q trình dạy học đó là hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.

Trong những thập niên trước đây, trong quá trình dạy học người thầy với hoạt động dạy giữ vị trí trung tâm và quyết định mọi vấn đề, người học thụ động tiếp nhận nguồn thơng tin duy nhất từ giáo trình và người dạy. Do đó, tính tích cực, độc lập, tự chủ và sáng tạo của người học không được phát huy. Chính vì vậy, nội dung cơ bản của cuộc cách mạng trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở đại học được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

- Từ chỗ giảng viên giữ vị trí trung tâm "cung cấp" thơng tin cho sinh viên, chuyến sang lấy sinh viên làm trung tâm của hoạt động học, là chủ thể tích cực, tự giác và sáng tạo của hoạt động nhận thức.

rồi truyền đạt lại cho người học, sang đối thoại trực tiếp giữa người dạy và người học, người dạy lúc này phải là người đặt vấn đề để cho người học tự giải quyết dưới sự định hướng, tổ chức hợp lý.

- Từ học kiến thức làm trọng tâm, sang học phương pháp chiếm lĩnh kiến thức. Điều này có thể hiểu là trong quá trình dạy học ở đại học, người giáo viên không chỉ dạy cho người học kiến thức (cái gì) mà quan trọng là phải dạy cho họ con đường đi đến kiến thức (cách nào)

- Từ học giáp mặt đến tự học, tự nghiên cứu, hiện nay và trong tương lai xã hội loài người đang và sẽ phát triển tới một hình mẫu “xã hội có sự thống trị của tri thức". Dưới sự tác động của sự bùng nổ của khoa học và công nghệ cùng nhiều yếu tố khác, nguồn thông tin mà sinh viên tiếp nhận không chỉ từ người thầy mà từ nhiều yếu hướng khác nhau. Để tồn tại và phát triển trong xã hội tri thức, con người phải học tập ở mọi lúc, mọi nơi và học tập suốt đời. Thời gian học tập trên giảng đường có hạn mà kiến thức cần có dù là tối thiểu lại tăng lên khơng ngừng. Do đó, việc hình thành và phát triển thói quen tự học, tự thực hành quyết định vấn đề, tự ứng dụng lại kiến thức và kỹ năng đã có vào các tình huống của thực tiễn đặt ra có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì vậy, trong quá trình dạy học, cán bộ giảng viên cần định hướng và hình thành cho người học một số kỹ năng tự học và tự nghiên cứu.

Việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực địi hỏi phải nâng cao trình độ nhận thức của giảng viên và nâng cao năng lực dạy học cho cán bộ, giảng viên. Giảng viên phải được tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về các phương pháp dạy học mới.

Để thực hiện được những nội dung trên, trước tiên bản thân giảng viên phải là người có phương pháp, năng lực giảng dạy theo các phương pháp mới, thay đổi cách làm việc, cách suy nghĩ, cách kiểm tra, đánh giá người học. Vì vậy, Ban Giám đốc học viện cần quan tâm tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng theo chuyên đề, hay tổ chức các hội thảo nhằm nâng cao năng lực

giảng dạy cho giảng viên theo hướng tích cực hố hoạt động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.

Tóm lại: Việc đổi mới phương pháp dạy học ở đại học là hướng vào việc tăng cường tính tích cực nhận thức bồi dưỡng năng lực tìm tịi, khám phá của người học trong quá trình lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng làm cho người học được hoạt động một cách nhiều nhất và có hiệu quả nhất, giúp họ trở thành chủ thể của hoạt động nhận thức đúng nghĩa của nó. Nhà trường cần có biện pháp khoa học, chỉ đạo tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực NCKH cho sinh viên.

3.2.3.3 Tăng cường hoạt động tự nghiên cứu, tìm tịi của sinh viên trong chương trình đào tạo để sinh viên làm quen với hoạt động NCKH.

Tăng tỷ lệ tự học trong chương trình đào tạo. Chuyển giao vai trò tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên. Gắn đánh giá kết quả học phần với việc đánh giá các kết quả tự học, tự nghiên cứu của sinh viên nhằm động viên khuyến khích sinh viên trong hoạt động tự nghiên cứu và nghiên cứu khoa học.

3.2.3.4. Tăng cường hoạt động thực tế

Trong chương trình đào tạo hiện nay của các trường đại học, những nội dung kiến thức thuộc khoa học giữ vị trí quan trọng mà người học cần phải tiếp nhận một cách đầy đủ. Thực tế chứng minh sinh viên chưa thật sự quan tâm đến mảng kiến thức này. Chính vì vậy, để nâng cao nhận thức của người học về NCKH, để hình thành hứng thú và rèn luyện kỹ năng NCKH cho sinh viên cần tăng cường hoạt động thực tế. Tác dụng của hoạt động thực tế nâng cao kỹ năng NCKH của sinh viên. Nguyên lý giáo dục đã chỉ rõ " Học đi đôi với hành, lý luận đi đôi với thực tiễn, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội". Trên cơ sở trang bị cho người học vốn kiến thức lý luận cơ bản nhất về NCKH.

thói quen và hứng thú tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề thuộc khoa học, qua đó các phương pháp cũng như kỹ năng thực hiện hoạt động NCKH ngày một phát triển và thành thạo hơn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

3.2.3.5 Phát huy vai trò chủ động, tích cực của giảng viên, sinh viên và đơn vị khoa trong hoạt động NCKH của sinh viên. khoa trong hoạt động NCKH của sinh viên.

Nhà trường cần có định hướng chỉ đạo nhằm giúp các khoa, giảng viên và sinh viên chủ động trong quá trình lập kế hoạch NCKH sinh viên, quá trình tổ chức triển khai các đề tài NCKH của sinh viên. Đặc biệt cần phát huy tính chủ động của sinh viên trong vấn đề xác định tên đề tài NCKH, lập kế hoạch NCKH, xây dựng đề cương NCKH và triển khai hoạt động NCKH.

Các khoa cần có những định hướng các mảng đề tài NCKH để sinh viên xem xét và đăng ký các vấn đề nghiên cứu theo định hướng của khoa. Có thể đề tài NCKH của sinh viên là một nhánh đề tài cấp Bộ của giáo viên.

Giảng viên khoa cần tổ chức các hội thảo về NCKH của sinh viên nhằm phát huy khả năng sáng tạo của sinh viên trong hoạt động NCKH.

3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp và điều kiện để thực hiện các biện pháp.

3.3.1 Mối quan hệ giữa các giải pháp

Giữa các giải pháp quản lý nêu trên có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau, cụ thể như sau

- Nhóm giải pháp 1: Có tính chất định hướng, chỉ đạo, điều chỉnh hoạt động NCKH.

- Nhóm giải pháp 2: Mang tính chất tạo điều kiện, tạo động lực cho hoạt động NCKH của sinh viên.

- Nhóm giải pháp 3: Tạo mục tiêu, phát huy vai trò tự lực của sinh viên trong hoạt động NCKH.

3.3.2 Điều kiện để thực hiện các giải pháp

- Nhà trường cần có hệ thống các văn bản có tính pháp lý để quản lý hoạt động NCKH của sinh viên.

- Cán bộ, giảng viên và sinh viên có nhận thức đúng về hoạt động NCKH của sinh viên.

- Hoạt động NCKH của sinh viên phải được tập dượt từ thấp tới cao, từ hoạt động tự học đến làm bài tập lớn đến triển khai cơng trình NCKH.

- Có đủ sách, tài liệu phục vụ cho hoạt động NCKH của sinh viên. 3.4 Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm

Kiểm tra tính đúng đắn của các biện pháp đề xuất và khả năng áp dụng vào thực tiễn có hiệu quả.

3.4.2 Nội dung khảo nghiệm

Hệ thống 3 nhóm giải pháp tăng cường quản lý hoạt động NCKH của sinh viên.

3.4.3 Các phương pháp khảo nghiệm

Dùng phiếu hỏi, trò chuyện, xin ý kiến chuyên gia.

3.4.4 Kết quả khảo nghiệm

* Đánh giá về tính khảo nghiệm:

- 100 % các chuyên gia đánh giá về tính khả thi của nhóm giải pháp 1. - 90 % các chuyên gia đánh giá về tính khả thi của nhóm giải pháp 2. - 80 % các chuyên gia đánh giá về tính khả thi của nhóm giải pháp 3. * Đánh giá về tính hiệu quả:

- 90 % các chuyên gia đánh giá về tính hiệu quả của nhóm giải pháp 1. - 90 % các chuyên gia đánh giá về tính hiệu quả của nhóm giải pháp 2. - 80 % các chun gia đánh giá về tính hiệu quả của nhóm giải pháp 3.

cần phải tiến hành đồng bộ 3 nhóm giải pháp sau:

- Tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài học viện tổ chức có hiệu quả hoạt động NCKH của sinh viên.

- Xây dựng phát triển nguồn lực phục vụ cho hoạt động NCKH của sinh viên. - Kết hợp giữa hoạt động NCKH của sinh viên với hoạt động học tập nghiên cứu của sinh viên.

Giữa các biện pháp trên có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, nó bổ sung kết quả cho nhau, hỗ trợ nhau nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động NCKH của sinh viên.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận

Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên tại HVTC là hoạt động quản lý GD&ĐT, mục tiêu của quản lý là nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động NCKH.

Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên được tiến hành với nội dung, quy trình xác định và dựa trên cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về GD&ĐT.

Thực trạng hoạt động NCKH của sinh viên HVTC đã được triển khai và không ngừng phát triển, số lượng sinh viên làm đề tài NCKH hàng năm tương đối lớn. Số đề tài NCKH của sinh viên đạt giải thưởng NCKH toàn quốc chiếm tỷ lệ khiêm nhường.

Sinh viên còn hạn chế một số kỹ năng NCKH như: kỹ năng xác định tên đề tài nghiên cứu, xác định nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng bộ công cụ nghiên cứu, xây dựng tổng quan của vấn đề nghiên cứu. Công tác quản lý hoạt động NCKH đã được thực hiện dựa trên hệ thống các văn bản chỉ đạo của Bộ, của HVTC và tiến hành theo quy trình xác định bao gồm các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá các kết quả nghiên cứu của sinh viên.

Hoạt động NCKH của sinh viên cịn có một số khó khăn như thiếu kinh phí, thời gian, cơ sở vật chất hỗ trợ. Để tăng cường hiệu quả của hoạt động NCKH của sinh viên, nhà trường cần phải tiến hành đồng bộ 3 nhóm biện pháp.

- Tổ chức phối hợp các lực lượng, chỉ đạo có hiệu quả hoạt động NCKH của sinh viên.

- Huy động nguồn lực để phát triển hoạt động NCKH của sinh viên. - Gắn hoạt động NCKH của sinh viên với hoạt động học tập.

- Các biện pháp trên được xây dựng trên cơ sở khoa học, có tính pháp lý và có tính khả thi.

II. Kiến nghị

1. Đối với Bộ Giáo dục&Đào tạo

- Đề nghị Bộ GD&ĐT tăng thêm kinh phí cho hoạt động NCKH của sinh viên trong các trường đại học, học viện

- Có chính sách đầu tư trang thiết bị phục vụ NCKH 2. Đối với Bộ Tài chính

- Về quản lý, phải khắc phục kịp thời tình trạng thiếu và yếu đội ngũ giảng viên hướng dẫn NCKH cho sinh viên do giảng viên giảng dạy quá tải, thiếu thời gian hướng dẫn NCKH cho sinh viên.

- Đối với giảng viên cần có định mức lao động hợp lý để họ có điều kiện hướng dẫn sinh viên trong NCKH, cần chú trọng đến các khâu tổ chức và tăng cường các điều kiện vật chất để triển khai NCKH cho sinh viên, động viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên học viện tài chính (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)