3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích và tiêu chuẩn của lý luận. Lý luận được hình thành phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Vì thế, việc đề xuất xây dựng các biện pháp đảm bảo tính thực tiễn là một u cầu có tính ngun tắc. Chỉ khi các biện pháp được đề xuất đảm bảo tính thực tiễn thì nó mới tồn tại và thực sự đem lại hiệu quả trong giải quyết các vấn đề thực tế.
Như phân tích trong Chương 2, quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở Trường THPT TP Điện Biên Phủ tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định, nhưng vẫn còn bộc lộ một số bất cập như: Nhận thức của một số CBQL, GV, HS, CMHS về mục đích và tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG cịn hạn chế; Cơng tác quản lý tạo các điều kiện cho hoạt động này còn chưa
tốt; Phương pháp và nội dung bồi dưỡng HSG còn bất cập … . Những nhược điểm đó đã làm cho hoạt động bồi dưỡng HSG trở thành một áp lực nặng nề đối với cả GV và HS và chưa xứng đáng với tiềm năng của nhà trường về đội ngũ, cơ sở vật chất. Luận văn đã đề cập đến một số nguyên nhân của những bất cập nêu trên.
Thực trạng hoạt động bồi dưỡng HSG và quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG đã được chỉ ra rõ ràng trong Chương 2 chắc chắn sẽ làm cơ sở vững chắc để tác giả luận văn đề xuất các biện pháp quản lý và ngược lại các biện pháp này phải tập trung vào việc khắc phục các nguyên nhân làm nảy sinh những bất cập trong quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG.