Phát triển chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trường tiểu học dạy học hai buổingày vùng khó khăn tỉnh hòa bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 36)

1.5.1 .Phát triển số lượng

1.5.2. Phát triển chất lượng

Chất lượng GD là cái tạo lên phẩm chất giá trị của một con người, một sự vật. Chất lượng ở đây chính là chất lượng GD HS theo chuẩn kiến thức kĩ năng, sự phát

triển về phẩm chất và năng lực. Tuy nhiên, để có chất lượng HS thì kéo theo nó là một chuỗi các hoạt động quản lí GD có hiệu quả. Chất lượng sẽ được đảm bảo nhờ quá trình cải tiến liên tục và làm chất lượng sẽ khơng có kết quả nếu khơng có sự tham gia toàn diện của tất cả mọi người, ở tất cả mọi cơng đoạn xun suốt q trình. Như vậy phát triển chất lượng ở đây không chỉ đề cập đến chất lượng GD HS mà còn đề cập đến hiệu quả của các hoạt động quản lí trong trường TH dạy học 2 buổi/ngày nhằm duy trì và phát triển chất lượng một cách bền vững .

Sở GD &ĐT cần căn cứ chỉ thị nhiệm vụ năm học, công văn hướng dẫn… để chỉ đạo, hướng dẫn phòng GD&ĐT và các trường TH thực hiện thông qua các việc:

1.5.2.1. Chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ ngày

Để chuyển trường TH từ dạy học 1 buổi/ngày sang dạy học 2 buổi/ngày, yêu cầu các trường cần căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Bộ, Ngành GD như: Chiến lược phát triển GD, Luật GD, các quyết định, quy định, thông tư, chỉ thị liên quan đến GD nói chung, GDTH và dạy hoc 2 buổi/ngày ở tiểu học, đồng thời phải căn cứ vào tình hình kinh tế- xã hội của địa phương nơi trường đóng, thực trạng nhà trường để lập kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày.

Hướng dẫn các trường TH khi lập kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày cần thực hiện theo quy trình gồm các bước sau:

- Tổ chức cuộc họp trong cộng đồng để giới thiệu về dạy học 2 buổi/ngày - Thành lập nhóm lập kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày

- Thu thập và xử lý thông tin, số liệu cần thiết về nhà trường

- Xác định mục tiêu, chọn phương án và đề xuất sư phạm cho việc chuyển sang dạy học 2 buổi/ngày

- Xác định các nhu cầu về nguồn lực và tập huấn

- Xác định các hoạt động ưu tiên và kế hoạch thời gian thực hiện và giám sát - Lập dự tốn chi phí cho các hoạt động

- Lãnh đạo nhà trường hoàn thành đề xuất kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày; - Thống nhất kế hoạch và tổ chức thực hiện;

- Kết hợp kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày vào kế hoạch phát triển nhà trường

1.5.2.2. Chỉ đạo, hướng dẫn sử dụng, đào tào bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ CBQL, GV.

Bên cạnh yêu cầu về CSVC, đội ngũ GV cung là một trong những yêu cầu quan trọng đối với việc tổ chức dạy học hai buổi/ ngày. Muốn tổ chức dạy học hai buổi/ ngày cần đảm bảo ba yếu tố: số lượng, chất lượng và loại hình đào tạo GV.

Cơng tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ GV, CBQL có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học nhất là khi nhà trường chuyển sang dạy học 2 buổi/ ngày. Theo đó, sở GD&ĐT cần yêu cầu các phòng GD&ĐT hướng dẫn các trường:

- Tập hợp nhu cầu bồi dưỡng từ phía CBQL, GV, phân loại các nhu cầu bồi dưỡng cụ thể, đề xuất nội dung bồi dưỡng, chỉ rõ nội dung nào tự bồi dưỡng ,nội dung nào phòng bồi dưỡng, nội dung nào Sở bồi dưỡng.

- Đổi mới hình thức bồi dưỡng, tăng thời lượng thực hành và trải nghiệm, giảm thời gian cung cấp lí thuyết

- Đánh giá kết quả bồi dưỡng gắn với nhiệm vụ chuyên môn của từng cá nhân. Đào tạo, bồi dưỡng GV tiểu học là nhiệm vụ của các nhà quản lý GD các cấp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng GV phải được thực hiện hàng năm hoặc theo chu kỳ theo chương trình quy định và theo tình hình nhu cầu thực tế về trình độ và năng lực của đội ngũ. Việc làm này được tiến hành theo sự chỉ đạo thống nhất của các cơ quan quản lý GD từ cấp Bộ đến các nhà trường.

Để thực hiện tốt sử dụng đội ngũ cần có sự phân cơng trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, các bộ phận. Phân công nhằm phát huy năng lực sở trường cho mỗi cá nhân, tạo động lực để mỗi cá nhân phát triển. Muốn vậy cần phải đảm bảo công bằng về định mức lao động được quy định tại Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với GV phổ thông.

1.5.2.3. Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng và khai thác, sử dụng CSVC thiết bị.

Có thể nói CSVC, thiết bị dạy học là một trong những vấn đề quan trọng nhất để tổ chức dạy học hai buổi/ ngày. Chuyển từ lớp học hai ca của dạy học nửa/ ngày sang học cả ngày, số phòng học phải tăng lên gấp đơi, đó là thách thức khơng nhỏ. Do đó, Sở GD&ĐT chỉ đạo phịng GD&ĐT xây dựng kế hoạch bổ sung CSVC cho các trường TH triển khai dạy học 2 buổi. ngày đảm bảo yêu cầu tối thiểu nhưng tránh lãng phí:

- Hướng dẫn các trường bố trí sắp xếp phịng học, phịng chức năng, bếp ăn, chỗ nghỉ cho HS khoa học, hợp lí. Đặc biệt chú trọng việc xây dựng sử dụng các cơng trình vệ sinh (vì HS học ở trường cả sáng và chiều, có thể có một số HS hoặc cả trường bán trú).

- Hướng dẫn CBQL, GV khai thác, sử sụng có hiệu quả thiết bị dạy học, các phòng chức năng (thư viện, phòng tin học,ngoại ngữ, GD nghệ thuật,…) trong việc tổ chức các hoạt động dạy học và GD.

Chủ động tham mưu với UBND các cấp tu sửa, bổ sung CSVC thiếu, hỏng đảm bảo các điều kiện tối thiểu cho nhà trường trước khi chuyển sang dạy học 2 buổi/ngày..

1.5.2.4. Chỉ đạo hướng dẫn Hiệu trưởng tổ chức và quản lý hoạt đô ông dạy và học 2 buổi/ngày.

- Hướng dẫn Hiệu trưởng tổ chức và quản lý việc thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng

- Hướng dẫn Hiệu trưởng tổ chức và quản lý thực hiện chương trình phù hợp với thực tiễn của nhà trường, địa phương: Lãnh đạo nhà trường có trách nhiệm thực hiện phân cấp trong xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, trong đó có việc làm thích nghi chương trình chung với điều kiện thực tiễn của địa phương; lựa chọn, xây dựng nội dung cho thời gian tăng thêm- phần dành cho địa phương xác định và xác định cách thức thực hiện phù hợp với thực tiễn.

- Hướng dẫn Hiệu trưởng tổ chức và quản lý hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS.

- Tổ chức và quản lí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐGDNGLL): Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế hoạch GD cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực GD, kiến thức, kỹ năng khác nhau” [10, tr.5].

1.5.2.5. Chỉ đạo, hướng dẫn các trường TH tổ chức, quản lí bán trú (nếu có)

Tổ chức bán trú là điều kiện để tổ chức học cả ngày có chất lượng, hiệu quả. Tuy nhiên đây là nhiệm vụ khó khăn vì nhà nước chưa đủ nguồn lực để lo bữa ăn trưa cho HS, trong khi đa số phụ huynh HS khả năng kinh tế có hạn, nhà nước chưa có cơ chế chính sách thu chi rõ ràng. Hiện tại Bộ GD&ĐT khuyến khích tổ chức bán trú

cho HS. Vấn đề tổ chức bán trú sao cho phù hợp với điều kiện của nhà trường hiện nay, vấn đề vệ sinh môi trường và việc xây dựng trường học xanh, sạch đẹp cũng là một trong những điều kiện cần thiết để chuyển sang học hai buổi/ ngày. Theo đó, Sở GD&ĐT chỉ đạo hướng dẫn các trường thực hiện cơng tác bán trú, giao phịng GD&ĐT các huyện triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát hỗ trợ các đơn vị:

- Hướng dẫn các trường cần xây dựng kế hoạch hoạt động bán trú theo năm học và theo từng tháng đảm bảo sát với điều kiện tình hình thực tế của nhà trường.

- Chỉ đạo công tác bán trú:Yêu cầu nhà trường cùng với chính quyền địa phương, hội CMHS tiếp tục bổ sung CSVC tốt hơn để phục vụ bán trú; Quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng HS bán trú bằng cách đổi mới các hoạt động quản lí bán trú.

- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác bán trú: Yêu cầu BGH trường thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc chế biến thức ăn, đặc biệt là kiểm sốt khâu an tồn vệ sinh thực phẩm. Ngoài việc, kiểm tra, giám sát tổ chức ăn trưa cho HS, BGH còn phải giám sát hoạt động ngủ, nghỉ và các HĐGD, vui chơi trong thời gian trưa để đảm bảo mục tiêu GD và an toàn cho HS.

1.5.2.6. Hướng dẫn cơng tác xã hội hóa giáo dục và huy động cộng đồng tham gia các hoạt động của trường.

Để việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thành cơng và đạt hiệu quả cao, thì cần phải có sự tham gia tích cực, hiệu quả của cộng đồng, các cấp chính quyền địa phương và nhân dân trên địa bàn. Song để huy động XHH GD trong các trường đạt hiệu quả cần phải tập trung thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ phối hợp và linh hoạt. Sở GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn các trường thực hiện một số việc:

- Trang bị kiến thức và hiểu biết về việc huy động cộng đồng cho CBQL. + Nhân thức rõ mục đích, ý nghĩa của huy động cộng đồng

+ Xác định rõ nội dung huy động cộng đồng + Xác định rõ đối tượng huy động

- Hình thức và biện pháp huy động cộng đồng. + Đầu tư cơ bản bằng vật chất:

+ Đóng góp bằng sức lao động dịch vụ và chuyên môn:

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng. Tâ êp trung thực hiện tuyên truyền hướng tới 2 đối tượng: Trong nội bộ ngành GD để quyết tâm thực hiện

dạy học 2 buổi/ngày và tuyên truyền trong cha mẹ HS; cộng đồng để hưởng ứng, hỗ trợ.

- Huy động cộng đồng tham gia công tác xây dựng kế hoạch chuyển đổi mơ hình dạy học cả ngày của nhà trường.

- Khích lệ cộng đồng hăng hái đóng góp, giám sát các HĐGD: Xây dựng bầu khơng khí dân chủ, năng động và hiệu quả trong việc phối hợp, tổ chức các hoạt động của GD; Mời địa phương, cha mẹ HS…tham gia hầu hết các hoạt động của nhà trường.

- Thực hiện huy động đúng chính sách, chế độ, kịp thời và sử dụng các nguồn huy động đúng mục đích đạt hiệu quả cao.

1.5.2.7. Tham mưu với UBND các cấp xây dựng chính sách hỗ trợ các trường về các điều kiện để thực hiện day học 2 buổi/ ngày.

Căn cứ trên các hoạt động đã hướng dẫn chỉ đạo các phòng GD&ĐT thực hiện, kết quả kiểm tra đánh giá phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT chủ động tham mưu với UBND tỉnh, các sở ban ngành liên quan (Tài chính, Nội vụ, Y tế, Kế hoach đầu tư…) hướng dẫn chế độ, chính sách cho CBQL, GV, HS các trường dạy học 2 buổi/ngày (chế độ thu chi học phí dạy tăng buổi, chế độ chính sách hỗ trợ HS chi phí học tập, hỗ trợ gạo HS vùng khó khăn nhà xa trường, vệ sinh an tồn thực phẩm…); xây dựng qui định, cơ chế phối hợp giữa nhà trường, chính quyền địa phương, cộng đồng huy động nguồn lực hỗ trợ tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; Bổ sung, tu sửa cơ sở vật; Tuyên dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp, cách làm sáng tạo trong q trình chuyển đổi dạy học 2 buổi/ngày.

1.5.2.8. Tổ chức kiểm tra, giám sát, tư vẫn hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày của Phòng GD&ĐT và các trường TH.

Trên cơ sở các hoạt động xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày, tổ chức thực hiện, cũng như chỉ đạo nâng cao chất lượng giảng dạy của GV học tập của HS, Sở GD&ĐT yêu cầu:

Các trường tự kiểm tra: Hướng dẫn Ban giám hiệu trường TH phối hợp với các lực lượng GD, đoàn thể, tổ chức trong nhà trường thực hiện việc giám sát, kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học 2 buổi/ngày một cách thường xuyên, liên tục nhằm nâng cao chất lượng GD ở các trường TH.

Phòng GD&ĐT kiểm tra, giám sát đánh giá hoạt động dạy học 2 buổi/ngày tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:

- Giám sát việc thực hiện phân phối chương trình nhà trường đã xác định theo các qui định cho từng buổi. Trong đó đặc biệt cần theo dõi, đơn đốc các GV thực hiện kế hoạch dạy học các tiết tăng thêm đúng với kế hoạch dạy học đã xác định.

- Giám sát và kiểm tra chặt chẽ việc tổ chức cho HS ăn, nghỉ và sinh hoạt theo hình thức bán trú để tuyệt đối đảm bảo an toàn mọi mặt cũng như chăm sóc sức khỏe cho buổi học thứ hai.

- Quan sát, theo dõi các hoạt động của GV và HS tham gia học 2 buổi/ngày trong trường qua các giờ học, buổi học và thông qua các hoạt động tập thể.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy của GV định kì qua việc dự giờ, khảo sát chất lượng HS các môn học.

Sở GD&ĐT kiểm tra, đánh giá công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện Kế hoạch, đề án tổ chức dạy học 2 buổi/ngày của các phịng GD&ĐT thơng qua các đợt thanh tra hoặc kiểm tra chuyên môn của cấp học.

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày

1.6.1. Các yếu tố thuộc về nhà trường

1.6.1.1. Điều kiện CSVC

Đối với bất kì một cơ sở GD nào, muốn tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thành công, các nhà trường cần căn cứ vào các điều kiện CSVC để xây dựng kế hoạch và lựa chọn hình thức dạy học 2 buổi/ngày phù hợp. Với các trường miền núi, có đơng đồng bào dân tộc lại phải càng chú ý đến các điều kiện này để tổ chức có hiệu quả. Do đó, CSVC phải đảm bảo khn viên đủ rộng, có tường rào, khu vệ sinh. Đủ phòng học 1 phòng học/lớp, phòng chức năng, sân chơi, sân tập, khu phục vụ học tập, vui chơi, chỗ ăn, nghỉ và các hoạt động văn hoá, thể thao mới có điều kiển tổ chức tốt dạy học 2 buổi/ ngày.

1.6.1.2. Tỷ lệ, cơ cấu, chất lượng đội ngũ CBQL, GV.

Bên cạch các yếu tố về CSVC thì đội ngũ là một yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả của trường dạy học 2 buổi/ngày. Do đó, nếu đội ngũ đảm bảo tỉ lệ 1,5 GV/lớp, có đủ loại hình GV các mơn chuyên biệt, đảm bảo việc phân cơng

chun mơn, định mức lao động, vị trí việc làm, đáp ứng cho việc tổ chức các HĐGD toàn diện, bồi dưỡng phát triển HS có năng khiếu theo từng lĩnh vực.

Ngược lại nếu tỉ lệ GV khơng đủ với những trường vùng thuận lợi có thu được tiền học thêm để chi trả cho GV hợp đồng thì mới dạy đủ 2 buổi/ngày, đối với vùng khó khăn khơng thể thực hiện thu học phí dạy 2 buổi/ngày các trường phải tự cân đối thu chi, dẫn đến khó khăn trong kinh phí hoạt động.

Chất lượng đội ngũ cũng là một yếu tổ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nhà trường. Ngồi trách nhiệm quản lí dạy và học như đối với trường dạy 5 buổi/tuần (dạy học nửa ngày), CBQL cịn có thêm những trọng trách khác: tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp; tổ chức hoạt động bán trú cho HS; sắp xếp hợp lí thời gian biểu, thời khóa biểu khác nhau cho từng lớp phù hợp với điều kiện của trường.

Do vậy, CBQL, có đủ trình độ và năng lực tổ chức, quản lí, tinh thần trách nhiệm thì sẽ đổi mới về quản lí, về phương pháp dạy học và tổ chức các HĐGD phong phú, đa dạng của trường TH dạy học 2 buổi/ngày, nâng cao được hiệu quả, hiệu lực quả quản lí trong bối cảnh mới hiện nay..

Đối với GV nếu đội ngũ đảm bảo trình chun mơn nghiệp vụ phát triển năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trường tiểu học dạy học hai buổingày vùng khó khăn tỉnh hòa bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 36)