Phân tích các chỉ tiêu sinh lợi:

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên (Trang 30 - 32)

V. Chi phí khác ngoài lãi 3.794 3.505 5.266 289 7,6 1.761 50,

5. Phân tích các chỉ tiêu sinh lợi:

Lợi nhuận là mục đích cuối cùng mà bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào cũng muốn đạt được, nó càng cao càng tốt, nhưng thế nào để đạt là lợi nhuận cao nhất, mà cao nhất là bao nhiêu? Câu hỏi này chưa có một nhà quản trị nào trả lời một cách chính xác, mà tùy vào từng loại hình hoạt động và những giới hạn vốn có của loại hoạt động đó. Ta cùng đi vào tìm hiểu khả năng lợi nhuận của Ngân hàng Mỹ Xuyên.

Bảng 11: Số liệu tổng hợp để đánh giá chỉ tiêu sinh lợi của Ngân hàng Mỹ Xuyên (2002-2004) Đvt: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Lợi nhuận ròng 1.897 2.789 4.787 Tổng tài sản 99.162 140.223 171.444 Lợi nhuận ròng 1.897 2.789 4.787 Vốn tự có 10.467 15.362 24.111 Tài sản có 99.162 140.223 171.444 Tiền mặt 909 479 621 TSCĐ 2.600 2.525 4.631

Tài sản sinh lời 95.653 137.219 166.192

Thu nhập ròng từ lãi 4.706 5.883 11.375

Tổng thu nhập 12.921 16.466 23.620

Nguồn: Bảng cân đối kế toán & báo cáo KQKD từ phòng hành chánh tổng hợp. Bảng 12: Các chỉ tiêu sinh lợi của Ngân hàng Mỹ Xuyên (2002-2004)

Đvt: % Năm

ROA 1,9 2,0 2,8 0,1 0,8

ROE 18,1 18,2 19,9 0,1 1,7

Mức lãi biên tế 4,9 4,3 6,8 -0,6 2,5

Tổng thu nhập/tổng tài sản 13,0 11,7 13,8 -1,3 2,1

ROA

Như chúng ta đã biết, đây là chỉ tiêu đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận ròng của tổng tài sản. Một đồng tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Qua 3 năm ta thấy ROA ngày một tăng. Năm 2003 ROA tăng so với năm 2002 nhưng tăng rất ít chỉ có 0,1 đồng lợi nhuận ròng cho 1 đồng tài sản. Đến năm 2004 thì một đồng tài sản tạo ra được 2,8 đồng lợi nhuận ròng, tăng 0,8 đồng so với năm 2003. Tuy nhiên, năm 2003 ROA tăng nhẹ, nhưng xét về bản chất ngân hàng hoạt động rất hiệu quả, ta thấy rằng tổng tài sản luôn tăng kèm theo đó là lợi nhuận ròng tăng cao, tổng tài sản tăng, quy mô hoạt động của ngân hàng đang mở rộng, cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận trong tương lai ngày càng cao. Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động hiệu quả mới dám bành trướng quy mô hoạt động của mình, ngân hàng cũng vậy. Điều này được chứng tỏ ở năm 2004, ROA tăng cao, bên cạnh việc tăng lên là do kết quả đạt được ở năm 2003 còn do những nguyên nhân ở năm 2004 là: yếu tố lợi nhuận tăng cao do tỷ lệ tăng của tổng thu nhập cao hơn tỷ lệ tăng của tổng chi phí, và nhất là luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới ra đời, giảm từ 32% xuống còn 28% chính điều này đã làm cho lợi nhuận ròng tăng cao, đẩy ROA tăng theo.

ROE

ROE là tỷ lệ hoàn vốn chủ sở hữu, sự khác nhau giữa ROE và ROA là do ngân hàng sử dụng vốn huy động từ các tầng lớp dân cư. Nếu không có nguồn vốn huy động thì 2 tỷ số này sẽ bằng nhau. Cũng như ROA, ROE đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận ròng của vốn chủ sở hữu.

ROE ở năm 2003 tăng so với năm 2002 là 0,03 đồng cho 1 đồng vốn chủ sở hữu, sự tăng không đáng kể này như ta đã nói ở ROA là do ngân hàng mở rộng quy mô bằng cách tăng tài sản, và đây cũng là tăng vốn chủ sở hữu.

Qua năm 2004 tỷ số này tăng lên rõ rệt, năm 2003 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 18,2 đồng lợi nhuận ròng, sang năm 2004 thì nó tăng lên 1,7 đồng. Tác động ảnh hưởng của ROE và ROA là như nhau nhưng có sự chênh lệch rất lớn về 2 tỷ số này là ROE tăng cao hơn rất nhiều lần so với ROA, điều này cho thấy rằng ngân hàng đã sử dụng vốn huy động có hiệu quả nên đã phóng đại được tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần lên cao hơn tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản.

Vì thế, khả năng sử dụng vốn huy động càng nhiều thì khả năng tạo ra lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ngày càng cao. Tuy nhiên vấn đề này còn có giới hạn ở khả năng thanh toán của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng nên cân nhắc việc huy đông vốn sao cho phù hợp với nguồn vốn chủ sở hữu.

Đây cũng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nó đo lường khả năng sinh lợi của tài sản.

Ta thấy rằng mức lãi biên tế năm 2003 giảm so với năm 2002 là 0,6%. Sự giảm này không phải là ngân hàng hoạt đông đang đi xuống mà là do chi trả lãi tăng cao. Chi trả lãi tăng 39,8% còn thu từ lãi tăng 33,5% so với năm 2002, cùng với tài sản sinh lợi tăng cao. Qua năm 2004 mức lãi biên tế là 6,8% tăng so với năm 2003 là 2,5%, do thu lãi năm 2004 cao hơn nhiều so với chi lãi, thu lãi tăng 56,6% chi lãi tăng 32,1%. Nguyên nhân là do ngân hàng áp dụng lãi suất thỏa thuận được ban hành vào 01/06/2002 của Thống Đốc ngân hàng nhà nước, đã góp phần mở rộng khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra của ngân hàng.

Tổng thu nhập/tổng tài sản

Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng, chỉ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả.

Ta thấy rằng năm 2003 chỉ số này giảm 1,3% so với năm 2002 nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản có nhanh hơn tốc độ tăng của thu nhập. Sang năng 2004 tỷ lệ này tăng lên ta thấy rằng ngân hàng có sự phân bổ một cách hợp lý và hiệu quả, tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)