Như ở phần cơ sở lý luận ta đã nêu, để hiểu rõ hơn về hoạt động của ngân hàng ta phân tích hiệu quả tín dụng thông qua các chỉ tiêu: Hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. thông qua bảng sau:
Bảng 8: Số liệu tổng hợp: Đvt: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Doanh số thu nợ 123.342 179.100 195.478 Tổng dư nợ 89.178 125.420 153.396
Doanh số cho vay 133.524 216.169 221.070
Dư nợ bình quân 77.880 99.587 137.500
Nợ quá hạn 1.057 497 416
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động và báo cáo tín dụng Bảng 9: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng:
Đvt: % Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 03/02 03/04 Hệ số thu nợ (%) 92,4 82,9 88,4 -10,3 6,7 Vòng quay vốn (lần) 1,6 1,8 1,4 13,6 -21,0 Nợ quá hạn/ tổng dư nợ (%) 1,2 0,4 0,3 -66,6 -31,6 ♦ Hệ số thu nợ:
Hệ số thu nợ của năm 2003 là 82,9% giảm 10,3% so với năm 2002 và năm 2004 hệ số này lại tăng lên 6,7% tức là 88,4%. Năm 2003 hệ số thu nợ giảm không phải doanh số thu nợ giảm, mà do tốc độ tăng doanh số thu nợ và doanh số cho vay chưa tương xứng, doanh số cho vay năm 2003 tăng rất mạnh vào thời điểm cuối năm, do đó nợ chưa đến hạn, chưa thể thu hồi được.
Hệ số này qua 3 năm đều trên 80% thể hiện khả năng thu nợ tốt của ngân hàng, vì doanh số cho vay ngắn hạn và trung và dài hạn tương đương nhau, mà doanh số cho vay trung và dài hạn lại có thời hạn thu nợ dài, nên nó thể hiện khả năng tuần hoàn vốn tốt.
Qua năm 2004 hệ số thu nợ lại có phần tăng lên là do, doanh số thu nợ năm 2004 tăng 9,1% nhưng doanh số cho vay chỉ tăng 2,3%, điều này thể hiện khả năng thu nợ tốt, nhưng nó chỉ mang tính chất tượng trưng, thực chất khó xác định được hệ số thu nợ bao nhiêu là tốt mà còn tùy thuộc vào những yếu tố khác nữa mới có thể đánh giá được hiệu quả tín dụng, vì hệ số thu nợ là con số phản ánh ở thời điểm, còn doanh số thu nợ và doanh số cho vay là những con số phản ánh thời kỳ. Do đó, việc đảm bảo về chỉ tiêu hệ số thu nợ là không phải làm cho hệ số này càng cao càng tốt, mà phải đảm bảo sự cân bằng về mức độ tăng lên của doanh số cho vay và doanh số thu nợ khi đến hạn. Do đó chúng ta không thể kết luận hiệu quả hoạt động của ngân hàng khi chỉ có một chỉ tiêu riêng lẻ như thế. Chỉ tiêu này chẳng qua là cho ta biết được số tiền ngân
hàng bỏ ra bao nhiêu và thu hồi lại được bao nhiêu trong năm, chứ không phản ánh lợi nhuận cũng như hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
♦ Vòng quay vốn tín dụng:
Vòng quay vốn của năm 2003 là 1,8 lần tăng 13,6% so với năm 2002, nhưng sang năm 2004 chỉ còn 1,4 lần giảm 21,0%. Tuy năm 2004 có giảm, nhưng nhìn chung tổng thể qua 3 năm vòng quay vốn tín dụng đều ở mức cao (trên 1 lần). Điều này thể hiện khả năng luân chuyển vốn của ngân hàng nhanh. Tuy nhiên ở mức 1,4 lần trong năm 2004 là chưa cao, chưa hiệu quả, chưa hiệu quả vì năm 2004 doanh số cho vay phần lớn là ngắn hạn (chiếm 78,9%). Mà ngắn hạn thì có thời gian thu hồi vốn trên 1 lần trong năm.
Đi đôi với các biện pháp nhằm làm vòng quay vốn tín dụng tăng lên và ổn định, ngân hàng còn phải có những biện pháp làm tăng doanh số cho vay để làm cho khả năng sinh lợi từ đồng vốn đầu tư sẽ nhanh và cao hơn tạo điều kiện tăng thêm lợi nhuận.
♦ Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ:
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ luôn giảm, nó thể hiện chất lượng tín dụng ngày một tăng, cụ thể năm 2003 là 0,4% giảm so với năm 2002 là 66,6%, và năm 2004 tiếp tục giảm 31,6% tức tỷ lệ này chỉ còn 0,3%. Ngân hàng hoạt động với mức độ khá ổn định và ngày càng hoàn thiện hơn các rủi ro tín dụng, cùng với doanh số cho vay ngày càng tăng lên, tỷ lệ nợ quá hạn ngày một giảm xuống, hoạt động với mức độ như thế này thì thật là lý tưởng. Với đà phát triển như thế này thì rất tốt , nhưng khi quyết định 127 ra đời, đây là phần khó khăn rất lớn mà các tổ chức tín dụng phải tuân theo, do đó ngân hàng cần phải phấn đấu hơn nữa để đảm bảo một tỷ lệ như mong muốn.
Vì thế ngân hàng phải thường xuyên giám sát các khoản vay theo từng đối tượng, cán bộ tín dụng phải nắm rõ tình hình tổng thể của khách hàng, nhất là hộ nông dân, để có biện pháp thu hồi nợ đúng lúc và cho vay một cách hợp lý nhất, tránh tình trạng phải phụ thuộc nhiều vào tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị vay vốn.